So sánh đoạn kết tác phẩm Chí phèo Nam Cao với Vợ nhặt Kim Lân

Văn mẫu lớp 12

So sánh đoạn kết tác phẩm Chí phèo Nam Cao với Vợ nhặt Kim Lân
Bài làm:

Nam Cao vốn là nhà văn của phong cách hiện thực, một ngòi bút hiện thực xuất sắc là một bậc thầy của nghệ thuật truyện ngắn. Sáng tác của ông thường mang tính nhân sinh sâu sắc, Chí Phèo được xem là đỉnh cao của văn học Nam Cao, truyện có cách kết thúc độc đáo, qua đó đã nổi bật được nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.Còn với Kim Lân, ông là nhà văn và vốn là nhà văn của người nông dân. Ngòi bút hóm hỉnh, thông minh, giàu ý nghĩa đã đem tới cho ta những câu chuyện viết về người nông dân vô cùng sâu sắc. Trong kết thúc truyện thật đặc sắc và đã truyền tải được nội dung của tác phẩm một cách khái quát nhất.

Chí Phèo là một người lưu manh,là con quỷ dữ của cả làng Vũ Đại. Chí Phèo bị bỏ rơi từ lúc lọt lòng. “cái lò gạch cũ” là nơi sinh ra Chí, cũng là nơi đứa con Chí bị bỏ rơi, như một vòng luẩn quẩn. Từ một anh canh điền hiền lành như đất, bị phong kiến áp bức trở nên tha hóa và thành kẻ lưu manh. Cái hình ảnh “lò gạch cũ” vốn là nơi Chí Phèo được sinh ra, trong kết truyện đã xuất hiện trong ý nghĩa của thị Nở, đã gợi ra bao quẩn quanh và bế tắc trong tấn bi kịch bị tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống và quyền làm người của người nông dân. Kết thúc này đã tạo ra đầu cuối tương ứng, tạo ra vòng tròn luẩn quẩn của thân phận Chí Phèo, giúp tô đậm tư tưởng và ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm

Còn kết thúc ở truyện Vợ Nhặt, lại là một kết thúc khác. Tràng vốn là một người nghèo, lại vô tình nhặt được vợ trong một hoàn cảnh éo le. cuối truyện là hình ảnh những đám người cùng lá cờ đỏ bay phấp phới xuất hiện trong óc của Tràng. “đám người cùng lá cờ đỏ” như một tín hiệu của cuộc cách mạng. Góp phần thể hiện tư tưởng của Kim Lân, ông luôn trân trọng và nâng niu số phận con người. Đây là kết thúc có xu hướng mở và vận động tích cực của cuộc sống, đã mô tả được toàn bộ câu truyện. Dành khoảng trống để người đọc được suy tưởng và phán đoán câu truyện.

Hai cách kết truyện không hề giống nhau, tuy cùng phản ánh được sự khốn khổ và tăm tối của số phận hoàn cảnh con người trước cách mạng. Cũng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.

Nhưng Chí Phèo thì có nghĩa quẩn quanh và bế tắc kết cấu đầu cuối tương ứng. Còn Vợ Nhặt lại một xu hướng vận động tất yếu của số phận con người được thể hiện qua kết cấp lập hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiện tại.

Hai kết thúc đã mở gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ và mang nhiều ý nghĩa. Thể hiện tài năng và trái tim nhân đạo của cả hai tác giả dành cho người nông dân lúc bấy giờ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *