Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A phủ. bài mẫu 5

Văn mẫu lớp 12

Đề bài : Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A phủ ( Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài)

Bài văn mẫu số 5

Nói đến Tô Hoài mỗi thế hệ trẻ đều không thể không nhớ đến “Dế Mèn phưu lưu kí”. Nhưng tác phẩm để lại dấu ấn nhiều nhất chính là truyện ngắn “Vơ chồng A Phủ”. Tô Hoài đã thể hiện sự phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của vùng núi Tây Bắc. Qua tác phẩm không chỉ khắc họa thành công hình tượng nhân vật A Phủ mà còn khắc họa thành công nhân vật Mị, đặc biệt là sức sống tiềm tàng của Mị khi cắt dây trói cứu A Phủ.

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc in trong tập “Truyện Tây Bắc” đạt giải nhất giải thưởng văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955.

Mị là một cô gái trẻ đẹp có tài thổi sáo trai đứng nhẵn cả vách , vì món nợ truyền kiếp cô bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Lúc đầu Mị phản kháng quyết liệt định tự tử nhưng vì thương cha cô chấp nhận làm dâu gạt nợ, trong chuỗi ngày làm dâu gạt nợ Mị sống trong lầm lũ như con rùa nuôi nơi xó cửa. Khuôn mặt lúc nào cũng buồn rười rượi chỉ nhớ đi nhớ lại những việc như một công cụ lao động rồi đêm tình mùa xuân đến Mị đã phản kháng Mị uống rượu, Mị muốn được đi chơi xuân. Sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy nhưng bị A Sử chặn lại và trói Mị vào cột và Mị trở về kiếp làm trâu làm ngựa của mình. Cứ tưởng Mị sẽ sống mãi như vậy cho đến khi sức sống trỗi dậy mạnh mẽ khi Mị cắt dây trói cho A Phủ. Đến với tác phẩm người đọc không thể không ấn tượng với nhân vật Mị đặc biệt là sức sống tiềm tàng của Mị khi cắt dây trói cứu A Phủ. A Phủ vì để hổ bắt mất bò đã chịu sự trừng phạt của nhà thống Lí, A Phủ bị trói ở cột giữa nhà. A Phủ rơi vào hoàn cảnh chết đau, chết đói, chết rét và phải chết, lúc đầu Mị hoàn toàn vô cảm khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói mấy ngày đêm Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Những gì diễn ra xung quanh Mị đều không ngờ không bận tâm ngay cả khi bị A Sử đánh ngã xuống cửa bếp. Hôm sau Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay Mị trở nên vô cảm tê liệt tinh thần sống.

Từ sự vô cảm Mị đã chuyển thành sự đồng cảm khi chứng kiến “ một dòng nước mặt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Giọt  nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị. Giọt nước mắt của kẻ đang hấp hối, của thân phận nô lệ bất lực trước số phận, giọt nước mắt đã làm xua tan đi băng giá trong Mị, Mị thức tỉnh dần. Nhớ lại mình, nhận ra mình và xót xa cho mình “ Mị nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, nhiều lần khóc nước mắt xuống cổ không biết lau đi đâu được”. Nhớ lại người đàn bà đời trước cũng bị trói đến chết, thương người thương mình. Nhận thức được tội ác của nhà thống Lí Pá Tra “ trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết” Mị nguyền rủa” chúng nó thật độc ác” và Mị lo sợ hốt hoảng “ cơ chừng này ngày mai người kia sẽ chết”. Nhận thức được sự phi lí trước số phận của A Phủ, tưởng tượng khi A Phủ trốn được mình sẽ là người thay thế nhưng Mị vẫn quyết tâm cắt dây trói cho  A Phủ. Trước đây Mị rất sợ chết nhưng giờ Mị không sợ nữa, phải chăng lòng thương người chính là sức mạnh để Mị vượt qua mọi sự sợ hãi, cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài. A Phủ cho tôi đi với, ở đây thì chết mất. đó là câu nói thể hiện lòng ham sống, khát vọng tự do trong con người Mị. Đây là kết quả tất yếu của sức sống mãnh liệt, sức phản kháng mạnh mẽ trong nhân vật. truyện miêu tả số phận nô lệ cực khổ của người dân lao động miền núi, phơi bày bản chất tàn bạo của chế độ cường quyền phong kiến miền núi. Đồng thời thể hiện tình yêu thương sự đồng cảm sâu sắc đối với số phận của người dân miền núi Tây Bắc.

Qua hình tượng nhân vật Mị đặc biệt là sưc sống tiềm tàng của Mị khi cắt dây trói cứu A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn thành công về nghệ thuật như xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc, cách trần thuật uyển chuyển, linh hoạt. cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ mà ấn tượng biệt tài miêu tả thiên nhiên, phong tục tập quán của người dân miền núi. Câu chuyện ngắn gọn dẫn dắt tình tiết khéo léo, ngôn ngữ sinh động, chọn lọc sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình, thấm đẫm chất thơ.

Tóm lại, qua hình tượng nhân vật Mị nói chung và sức sống tiềm tàng của Mị khi cắt dây trói cứu A Phủ, đã để lại trong lòng người đọc không bao giờ phai về vẻ đẹp cô gái Tây Bắc với sức sống mãnh liệt dù bị chế độ phong kiến miền núi áp bức như thế nào vẫn vươn mình vượt lên số phận. Hình ảnh nhân vật Mị sẽ còn sống mãi trong lòng người đọc hôm nay và mai sau.

Xem thêm : Những bài văn mẫu về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài : Vợ chồng A Phủ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *