Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Văn mẫu lớp 12

Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Bài làm:
Nguyễn Minh Châu là nhà văn trưởng thành sau kháng chiến. Sau chiến tranh ông đi sâu vào việc tìm tòi những khía cạnh, góc khuất ẩn sâu bên trong con người. Trong đó nổi lên nhân vật người phụ nữ trong nhiều tác phẩm, trong đó có nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa.

Câu chuyện kể về nhân vật Phùng, anh là một nhiếp ảnh gia, với chuyến đi công tác của mình. Phùng đã tìm tới cuộc sống của người dân hàng chài, và ở nơi đây anh đã tìm ra nhiều góc khuất ẩn sâu bên trong con người, vừa khó hiểu vừa băn khoăn chua xót. Có thể thấy rằng, chính người đàn bà hàng chài là biểu tượng cho người phụ nữ gặp khó khăn, khốn khó trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Đó là một người đàn bà nhọc nhằn, lam lũ. Nguyễn Minh Châu đã phác họa những nét “người đàn bà chạc ngoài 40, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt, khuân mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới tái ngắt, dường như đang buồn ngủ” đó là một người phụ nữ đầy nhọc nhằn, khổ sở. Chi tiết như “tấm áo bạc phếch” đã thể hiện phần nào sự chua xót khốn cùng…

Đó là người đàn bà còn chịu thiệt thòi về tinh thần, khi người chồng lúc nào cũng chửi rủa, mắng nhiếc. Đôi mắt của người đàn bà ấy có sức ám ảnh ta, vừa đáng thương vừa đáng trách, vì bà thật sự yêu thương các con của mình.

Phùng đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng người chồng vũ phu đánh bà, hành động bạo lực đó nhưng bà chỉ biết câm lặng. “ba ngày một trận nặng, năm ngày một trận nhẹ” người đàn bà quá thê lương và nặng nề. Nhưng điều khó hiểu hơn, vì như thế nhưng người đàn bà ấy nhất quyết không chịu bỏ chồng mình. “Đừng bắt con bỏ nó” đó là những gì ta ám ảnh, hóa ra sâu bên trong một người đàn bà chỉ biết nín lặng, thô kệch ấy. Hóa ra là một tình yêu thương vô bờ bến với con cái. “vui nhất là lúc được nhìn đàn con tôi chúng nó đã ăn no” ấy là cảnh tượng khiến trái tim bà được sưởi ấm và quên đi mọi khổ cực. Hóa ra người đàn bà ấy nhẫn nhục tất cả vì miếng cơm cho các con mình. Cuộc sống hóa ra dồn con người ta cùng cực như vậy, nhưng sau cuối lại hiện ra một bài học lớn cho cả tránh án huyện và Phùng.. Hóa ra người đàn bà hàng chài chịu bao nhiêu nước mắt và đau đớn nhưng phía sau lại là cả một tấm lòng rộng lớn cao đẹp, đáng trân trọng..

Hình ảnh người đàn bà hàng chài là dụng ý nghệ thuật, đó còn là hình ảnh tả chung của mọi phụ nữ ta sau cách mạng. Tuy hòa bình lập lại, nhưng nỗi đau vẫn còn dai dẳng và ám ảnh những góc khuất. Làm sao để ta phải khơi nó lên và khiến chúng tốt đẹp hơn. Nguyễn Minh Châu đã thành công, người đàn bà hàng chài đã gửi gắm nhiều thông điệp đến người đọc về cuộc sống, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *