Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm vợ Nhặt

Văn mẫu lớp 12

Đề: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm vợ Nhặt của Kim Lân
Bài làm:
Kim Lân, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng huyện Từ Sơn, Bắc Ninh, là người con sinh ra từ vùng đất Bắc Ninh, gắn bó với truyền thống, con người dân quê mà ông vốn gắn bó thiết tha sâu nặng, vì vậy Kim Lân được coi là cây bút tài hoa chuyên viết về người nông dân, đặc biệt trong văn của ông, con người hiện lên với những vẻ mộc mạc, chất phác, thông minh, hóm hỉnh, tài hoa. Đến với Kim Lân, ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh, như ông Hai trong truyện ngắn Làng, anh cu Tràng… đặc biệt những người nông dân trong văn ông hiện lên luôn đằm thắm một vẻ chân quê, luôn nhân hậu, hiền từ. Đến với tác phẩm Vợ Nhặt, ta không chỉ biết những năm tháng nghèo đói của nước ta ngày trước, mà còn hiểu rõ hơn đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Yêu mến biết bao sự chân thật, mộc mạc, đơn sơ, cái tâm hồn bị phủ kín dưới sự nghèo đói, túng quẫn của họ. Và thật đặc biệt khi ta bắt gặp được nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ Nhặt.
Hình ảnh những năm tháng đau thương hiện lên trong truyện ngắn làng mới thật rõ nét làm sao, bước vào trong trang truyện là hình ảnh “cái đói đã tràn đến xóm tự lúc nào” với những “bóng ma” những “cái thây nằm còng queo bên đường” với cái không khí tang thương, lúc nào cũng “vẩy lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” đó là hậu quả từ cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, chúng bắt dân ta nhổ lúa trồng đay, chúng rằng xé ta trong cái quyền của chúng, và để lại nạn đói năm 1945. Hơn ai hết Kim Lân hiểu rõ điều này, và ông phác họa lại qua ngòi bút của mình thật đúng, thật xuất sắc biết bao. Và cũng chính nhờ thế, mà những nhân  vật trong truyện ngắn vợ nhặt của Kim Lân mới được hiện lên đầy thú vị và ám ảnh.

 

Và bà cụ  Tứ, cũng như biết bao người nông dân khác, được hiện lên qua lăng kính của Kim Lân bằng con mắt giàu tình yêu thương nhân hậu của ông dành cho con người. Bà cụ Tứ là người mẹ, người phụ nữ thuần nông Việt Nam từ bao đời nay, cái chân chất, thật thà lương thiện quả thật là nét chung, một con mắt rất chung Kim Lân tìm ra ở họ, nhưng, bà cụ Tứ vẫn là bà cụ Tứ, bà có cuộc sống riêng, và vẫn có những nét riêng khác so với những người nông dân khác.
Bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt là một người mẹ nông dân nghèo, và  dường như đó đã là cái nghèo truyền kiếp mất rồi. Một mình người mẹ nghèo nuôi anh cu Tràng, và bà cụ Tứ thực đã đến tuổi già nua, ốm yếu, mà người ta vẫn thường nói, là đã đến cái dốc bên kia của đời người mất rồi. Người mẹ có cái nghèo truyền kiếp, muôn đời ấy, tưởng như sẽ có cái nhìn không mấy thiện cảm, không có được sự trải lòng ra với cuộc sống, mà sẽ là cái ích kỉ, nhỏ mọn của con người bị áp bức đến tột cùng. Nhưng không, bà cụ Tứ đã bộc lộ rất rõ tính cách mình khi thông qua lần đầu tiên gặp thị – vợ Tràng, người đàn bà mà bà cụ chưa lần nào gặp mặt. Lúc đầu gặp Thị, bà lão còn ngạc nhiên lắm “bà bão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải” bà không hiểu, và “tỏ ý không hiểu” với anh cu Tràng, khiến thị còn tưởng bà cụ Tứ là người đàn bà già cả, điếc lác. Nhưng không, trước sự ngạc nhiên “trời đánh” này, hóa ra là cả một tấm lòng nhân hậu mà nhờ đó, bà mới hiểu thấu hết cơ sự này. “Bà lão cúi đầu nín lặng, bà lão hiểu ra rồi” cái sự hiểu của bà cụ Tứ, toát lên một trái tim ấm áp của người đàn bà nghèo, bà thương cho con, thương cho hoàn cảnh gia đình của chính mình, một người mẹ tảo tần không ngại hi sinh nuôi anh cu Tràng lớn, bà đau lòng biết bao khi đến ngày trọng đại của đời con trai mình, đáng ra phải được làm trong lúc “trong nhà ăn nên làm ra” nhưng biết trách sao, khi gia đình ta nghèo như vậy? Bà thương con, lo lắng cho con biết nói sao cho hết. Dòng nước mắt của bà cụ Tứ nhỏ xuống, giọt nước mắt chứa đựng biết bao nỗi lòng, thương đáng thương, vừa đáng mến.
Đáng ra, trong cái hoàn cảnh khó khăn ấy, một người sống còn không đủ ăn, đằng này anh cu Tràng lại rước thêm một miệng ăn nữa về, thì con người ta hẳn sẽ sinh ra một tâm lý lo sợ và dè chừng, có thể còn trở nên độc ác. Nhưng bà Cụ Tứ lại khác, bà hết yêu con, lại biết cảm thông, chia sẻ cho hoàn cảnh của “nàng dâu mới” nên nói rằng: “Ừ! Thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng..” bà đã bằng tình thương yêu giữa con người với con người để cảm thông, thương xót cho Thị. Và thật may mắn cho Thị khi gặp được bà cụ Tứ, khi làm dâu, và là vợ anh cu Tràng trong thời buổi lúc ấy. Gặp được nàng dâu mới, nỗi lo vẫn còn đó, nhưng bà lão nghèo vẫn cố gắng kiềm nén để động viên, an ủi các con của mình, cuộc sống khó khăn là thế, bà vẫn lạc quan mà nói rằng: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau” rồi bà lão quan tâm đến nàng dâu, bà bảo: “Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân” Mặc dù ngoài kia, “Bóng rồi trùm đầy hai con mắt” ai trong lòng cũng ngổn ngang tâm trạng, nỗi sợ hãi, sợ rằng ai biết đâu ngày mai, họ có thể là “cái thây nằm còng queo bên đường” thì sao? Nhưng bà cụ Tứ “đã nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình” bà không thể vì thế mà để con mình cũng sẽ chịu hoàn cảnh tương tự được. “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá..” nói xong “bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng” thương con, thương mình, bà hiểu hơn ai hết nỗi khổ mà các con mình đang gánh chịu, và cố gắng gieo vào lòng các con mình niềm tin vào sự sống.

Sáng hôm sau, sau khi nàng dâu mới ra mắt gia đình. Bà cụ Tứ hết sức chiêu đãi bằng “nồi cháo khoán” món ăn ngon nhất mà trong thời buổi lúc ấy còn có được. Bà còn vui vẻ, tươi tỉnh mà nói với anh Tràng mấy câu: “Tràng ạ, khi nào có tiền mua lấy đôi gà..” bà tính chuyện làm ăn với các con, “bà nói toàn chuyện vui” toàn chuyện sung sướng trong tương lai. Có ai lúc ấy gọi được nồi cám là “cháo khoán”? có ai tử tế và tốt bụng cố gắng vui vẻ người con dâu mới ra mắt như thế? Bà đon đả, “Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để” và bà để mặc cho nỗi tủi hờn len vào tâm trí mình.

Bà cụ Tứ là hiện thân cho người mẹ nông dân nghèo những năm 1945, nhờ có nhân vật bà cụ Tứ đã giúp cho tư tưởng nhân đạo của Kim Lân được bộc lộ rõ qua tác phẩm. Dù trong hoàn cảnh nào, con người ta vẫn luôn dành cho nhau tình yêu và niềm tin tuyệt đối vào cuộc sống, khát khao hơi ấm con người luôn là “chất keo bền vững” gắn kết lấy nhau. Và đó cũng là một niềm tin mà Kim Lân dành tặng cho chúng ta, một món quà ý nghĩa, bức tranh cảm động về người nông dân lúc bấy giờ.

Xem thêm :  VỢ NHẶT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *