Phân tích hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành

Văn mẫu lớp 12

Phân tích hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành.

Bài làm

“Rừng Xà nu” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Trung Thành, được viết năm 1965 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang trong giai đoạn gay go và ác liệt. Bên cạnh hình tượng tập thể người dân làn Xô Man trong kháng chiến, tác phấm còn rất thành công trong việc khắc họa hình tượng rừng xà nu- loài cây có sức sống dẻo dai , tượng trưng cho sức sống, số phận và phẩm chất của người dân Tây Nguyên anh hùng,  bất khuất.

Cây xà nu xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm : đồi xà nu,rừng xà nu, cành lá xà nu, nhựa khói xà nu được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gây ấn tượng mạnh mẽ. Xà nu vừa là cảnh quan hùng vĩ, vừa là niềm tự hào của người dân Tây Nguyên . Đến làng Xô Man, nhìn đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu chạy nối tiếp đến tận chân trời. Đồi xà nu trùng điệp gợi cho người đọc về hình ảnh tầng tầng lớp lớp những con người trong thế trận chiến tranh nhân dân.  Cụ Mết là người đứng đầu làng Xô Man, lãnh đạo dân làng kháng chiến. Cụ mang vẻ dẹp của cây Xà nu lớn : thân hình  chắc nịch, giọng nói ồ ồ, ngực căng như cây xà nu lớn. Cụ là cội nguồn, là người soi sáng cho dân làng đứng lên đánh giặc. Mỗi lời nói của cụ như một bài học cho thế hệ con cháu. T nú như một cây xà nu trưởng thành mang những phẩm chất anh hùng bất khuất, sau T nú là Dít, bé Heng- những cây xà nu con sẽ tiếp nối truyền thống đánh giặc giữ làng giữ nước.

Rùng xà nu tượng  trưng cho những đau thương mất mát của con người trong kháng chiến. Đạn đại bác của giặc giội xuống đồi xà nu suốt ngày đêm, vì vậy cây xà nu cũng có số phận đau thương như người dân làng Xô Man. Cả rừng xà nu đổ ào ào như một trận bão, hàng vạn cây không cây nào là không bị thương , đạn đại bác trút xuống khiến nhựa cây ứa ra tràn trề đặc lại như máu. Những vết thương trên thân cây non cứ loét mãi ra chỉ  ba bốn hôm là cây chết. Nỗi đau của cây xà nu chính là nỗi đau của con người , vết thương của cây mãi mãi là vết thương lòng của người STrá. . Nếu như cây xà nu phải chịu bao đau thương thì người dân làng Xô Man cũng đã phải nếm trải biết bao mất mát. Các thế hệ người dân làng xô man từ anh Xút , bà Nhan, T  nú, Mai, đến đứa trẻ sơ sinh con trai T nú cũng phải nếm trải những đau thương cả về thể xác lẫn tinh thần.  Bao nhiêu nhựa cây ứa ra là bấy nhiêu máu của đồng bào Xô Man đổ xuống. Lửa cháy khắp rừng, cháy trên mười đầu ngón tay T nú, những đau thương mất mát ấy khiến vết sẹo trong lòng người không thể nguôi ngoai được.

 

Thế nhưng cây xà nu lại có sức sống mãnh liệt : Là một loại cây ham ánh sáng mặt trời , “nó phóng lên rất nhanh để đón lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từng luồng thẳng tắp lóng lánh vô số hại bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”. Bao năm qua cây xà nu vẫn vươn mình trong bom đạn. Có những cây xà nu trưởng thành, “đạn đại bác không giết nổi chúng”, vết thương trên thân cây đen đặc lại thành từng cục máu lớn. “Cạnh một cây xà nu ngã xuống đã có  vô  số cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.  Cách so sánh thể hiện tư thế hiên ngang , bất khuất, sức sống mãnh liệt của cây xà nu, của con người Tây Nguyên trong khói  lửa chiến tranh. Bên cạnh  cây xà nu, tập thể  những con người Tây Nguyên  anh hùng luôn đứng vững trong khói lửa chiến tranh, tiêu biểu là nhân vật T nú. Có thể nói, T nú  là người anh hùng có sức sống bất diệt. Lửa cháy thiêu đốt mười đầu ngón tay anh, đòn roi kẻ thù cướp đi tính mạng của vợ con anh, nhưng tất cả không gì có thể quật ngã được anh.Sức sống bất diệt ấy tiêu biểu cho sức mạnh quật khởi hào hùng, là minh chứng cho chân lí : “ chúng nó đã cần súng, mình phải cầm giáo”.

Với Nguyễn Trung Thành, rừng xà nu mang những phẩm chất anh hùng của đồng bào Tây Nguyên .Đã nhiều năm nay , “rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng”, cây xà nu cùng chung tay góp sức chống lại đạn bom giữ làng giữ nước. Hình ảnh xà nu xuất hiện cuổi tác phẩm khi cụ Mết và Dít tiễn chân T nú ra đi là biểu tượng cho sự tiếp nối truyền thống anh hùng ấy.

 

Đọc truyện ngắn “ rừng xà nu”, ấn tượng sâu sắc và đậm nét nhất với chúng ta là ánh lửa xà nu. Lửa xà nu xuất hiện trong mọi nhà, soi sáng cho người dân làng Xô Man mãi giáo mác. Khi ngọn lửa trên tay T nú tắt thì chính lúc đó những ngọn lửa xà nu tỏa sáng soi rõ xác giặc ngổn ngang dưới chân nhà ưng. Như vậy ngọn lửa xà nu cùng reo vui mừng chiến thắng với dân làng Xô Man đêm đồng khởi. Chính cụ Mết đã khẳng định : “ không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta… đố nó giết chết rừng xà nu này”. Đó là lời thách thức, cũng là niềm tự hào của người dân làng Xô Man về rừng núi, về cây xà nu anh hùng. Ở đây, Nguyễn Trung  Thành đã viết lên những trang văn xuôi hay nhất để ca ngợi thiên nhiên, đất nước, và con người Tây Nguyên.

Rừng xà nu được đánh giá là một kiệt tác văn xuôi thời chống Mỹ bởi trong đó nhà văn đã rất thành công khi kể một câu chuyện về một đời người , và cái đêm ấy dài như một đời người. Từ cây xà nu đến con người, tất cả đều mang tầm vóc và phẩm chất anh hùng. Xà nu  tượng trưng cho số phận đau thương, cho khí phách anh hùng bất khuất , cho sức sống mãnh liệt của con người Tây nguyên nói riêng và của dân tộc Việt Nam trong khánh chiến nói chung.

Xem thêm : Những bài văn mẫu về Rừng xà nu : Rừng Xà nu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *