Phân tích giá trị nhân đạo Vợ chồng A Phủ

Văn mẫu lớp 12

Đề: Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”?

Tô Hoài là nhà văn hiện thực xuất sắc. Ông viết thành công nhiều thể loại, đề tài. Trong đó đề tài được quan tâm sâu sắc là đề tài miền núi. Đề tài này hiện lên sinh động cuộc sống gắn bó với nơi này. Truyện là tác phẩm tiêu biểu được viết do kết quả quá trình thâm nhập thực tế, chuyển biến tư tưởng của nhà văn. Thông qua hai hình tượng nhân vật Mị và A Phủ nhà văn phản ánh bức tranh chân thực về xã hội miền núi và thể hiện chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút của mình. Tiếng nói nhân đạo chính là một yếu tố làm nên giá trị lớn của truyện ngắn này

Chủ nghĩa nhân đạo là thước đo tin cậy, đánh giá giá trị, tầm vóc của tác phẩm xưa và nay. Nhân đạo là lòng yêu thương con người khi người nghệ sỹ mang trong mình tấm lòng thương người. Họ có khả năng cất tiếng nói bày tỏ tình cảm chân thành trước số phận của con người, trân trọng vẻ đẹp tiềm ẩn nơi con người. Từ đó bênh vực quyền sống, quyền làm người cho con người.

Truyện Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm có giá trị sâu sắc. Nội dung nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ thể hiện trên nhiều phương diện. Những trang viết về số phận con người Tây Bắc thể hiện sự cảm thông sâu sắc của nhà văn trước sự khổ đau của con người, lời tố cáo thế hệ cường quyền, thần quyền tiếp tay cho nhau chà đạp lên số phận người lao động miền núi. Tuy nhiên, giá trị nhân đạo cơ bản của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là sự khẳng định đề cao sức sống tiềm tàng và sức mạnh vùng lên tự giải phóng của những người dân lao động nơi đây. Có thể nói với truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nhà văn bộc lộ thái độ trân trọng trước vẻ đẹp người lao động.

  1. Vợ chồng A Phủ là tiếng nói thương cảm của nhà văn dành cho những người lao động bị áp bức đau khổ.

Nhà văn đã bày tỏ tấm lòng cảm thương sâu sắc trước nỗi thống khổ của người dân lao động. Trong truyện cuộc đời của Mị và A Phủ tiêu biểu cho số phận khổ đau bất hạnh của người dân miền núi trong xã hội phong kiến. Mị rơi vào hoàn cảnh hết sức trớ trêu, éo le, là cô gái đầy sức sống, xinh đẹp, tiếng sáo của cô đầy hấp dẫn. Mị cần cù, đảm đang hiếu thảo với cha mẹ. Ở Mị kết tinh phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ miền núi. Song những ngày êm đềm không bao lâu bởi cuộc sống gia đình và dưới áp lực thần quyền, cường quyền Mị trở thành con dâu gán nợ cho nhà Thống lý. Những năm tháng sống trong nhà thống lý, Mị vừa bị hành hạ về thể xác vừa bị hành hạ về tinh thần. Suy nghĩ của Mị về thân phận: Mình chỉ là con trâu con ngựa… Tác già khéo léo dùng hình ảnh so sánh thể hiện nỗi khổ của Mị, Mị không được quyền làm người mà mang kiếp khổ cực như con vật. Mị cứ sống trong tăm tối, cảm nhận thấm thía về số phận của mình, suốt ngày bị giam trong ngục thất tối tăm, người đọc cũng thấy day dứt về bi kịch đau thương của Mị. Mị muốn chết mà không được chết vì thường cha, khi cha chết Mị phải gán nợ cho nhà Thống Lí Pá tra. Ở Mị như bị khô cạn nhựa sống. Mị tồn tại trong nhà thống lí như không hồn không cần cảm nhận về không gian thời gian.

Cuộc sống của Mị với A Sử chỉ là những oán hận. A Sử ko hề có tình yêu thương, đối với Mị hắn chà đạp lên cả thể xác lẫn tâm hồn cô.: hắn trói Mị vào cột một cách lạnh lùng. Mị thực sự sống trong tăm tối. Từ những lời văn miêu tả kê của Tô Hoài đã thể hiện niềm cảm thương của nhà văn với số phận của người phụ nữ lao động miền núi.

A Phủ – chàng thanh niên miền núi khỏe mạnh, yêu tự do. Chỉ vì A Phủ đã đánh lại A Sử mà đã bị cha con thống lý bắt trói, phạt dã man. Sau cuộc xử kiện buộc chặt cuộc đời trở thành người ở, bị bóc lột sức lao động: đốt rừng, quanh năm một thân một mình. Do để mất bò A Phủ bị bỏ đói, bị trói đứng. Không chỉ những người phụ nữ mới là nạn nhân đau khổ, bất hạnh, dường như tất cả những người lao động nghèo đều có chung số phận. Nếu không đồng cảm, không xót xa như nhà văn thì không thể viết nên những trang văn xúc động về số phận của họ.

Với nỗi niềm thương cảm sâu sắc, nhà văn đã hóa thân vào nhân vật để nói lên cả nỗi khổ đau và khát vọng của Mị trong đêm mùa xuân khi nghe tiếng sáo gọi bạn. Đoạn miêu tả tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân thấm đượm một nỗi niềm xót thương vô hạn cho số phận người con dâu trừ nợ và nâng niu những giấc mơ tình tứ và đẹp đẽ của con người. Ngòi bút của tác giả đã thâm nhập vào đời sống nội tâm nhân vật thể hiện một tấm lòng nhân đạo tha thiết, để diễn tả những đường nét quanh co trong sâu thẳm thể giới nội tâm của nhân vật. Nhà văn cũng đau cùng với nỗi đau của A Phủ khi bị bọn chúa đất hành hạ đến nhục hình.

  1. Khi nói về số phận đau khô của Mị và A Phủ nhà văn Tô Hoài cũng cất tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến miền núi, thế lực cường quyền, thần quyền tiếp tay chà đạp.

Chúng đã cướp đi cả sức xót xa chân thành của nhà văn với người lao động và niềm oán hận với các thế lực đã chà đạp lên người lao động. Tác phẩm có thể xem như một bản cáo trạng về tội ác của giai cấp thống trị miền núi. Lũ chúa đất không chỉ tước đoạt quyền sống mà còn vùi dập muốn cướp đi cả sức sống của con người. Mị từ một cô gái Mèo trẻ trung xinh đẹp bị biến thành một công cụ lao động biết nói mà không dám nói. A Phủ từng là một chàng trai khỏe mạnh, tự do có lúc đã phản kháng lại cả cường quyền – đánh A Sử con quan làng thế mà phải quỳ như một cái tượng đá để chịu đòn, phải tự tay đi lấy dây trói, tự chôn cọc để thống lí Pá tra trói mình vào cột đợi ngày chết khô chết héo. Chi tiết nghệ thuật này đã mang sức mạnh tố cáo mạnh mẽ sự đọa dày vùi dập sức sống con người của giai cấp thống trị miền núi.

Tuy nhiên giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ không dừng lại ở sự nhiệt tình phủ định một xã hội vạn ác mà tác giả còn thể hiện ở sự nhiệt tình khẳng định và thái độ trân trọng ngợi ca trước vẻ đẹp tiềm ẩn của con người: sức sống tiềm tàng và khả năng vùng lên tự giải phóng mình của người lao động bị áp bức.

Nhân vật Mị có vẻ đẹp hoàn hảo: “Vừa có nhan sắc vừa có tâm hồn phong phú, hiếu thảo, hy sinh”. Mị khiến ta liên tưởng đến nhân vật Kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du, khiến ta vừa quý mến vừa khâm phục. Đó là những con người có sức sống tiềm tàng. Sức sống tiêm tàng là sức mạnh tinh thần của con người, được biểu hiện ở khát vọng mãnh liệt của conngười về tự do hạnh phúc. Bằng tấm lòng yêu thương con người Tô Hoài đã xây dựng hệ thống chi tiết để biểu hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật. Đó là sự cự tuyệt quyết liệt của một thiếu nữ trẻ tuổi tin vào khả năng lao động của mình, thể hiện Mị muốn được tự do, sống gắn bó với cha, không muốn làm dâu cho nhà giàu. Những ngày làm dâu với Mị là những ngày đau khổ, là phụ nữ có chồng Mị không được sống như người vợ mà chỉ như một con vật trong đàn gia súc nhà Thống Lý. “Mấy đêm liền…”. Đây là phản ứng tiêu cực song thể hiện hi vọng của Mị, muốn chết có nghĩa là không muốn sống cuộc đời nô lệ; tha thiết có cuộc sống tốt đẹp. Hành động phản kháng của Mị giống như một con thuyền tự đánh đắm mình trên sông còn yêu sông nước hơn là để cho dòng nước xô đẩy. Nhưng Mị không thể chết vì nếu cô chết thì món nợ truyền kiếp vẫn còn, cha thì già yếu không ai làm trả nợ cho cha. Vì thương cha Mị đã quay về nhà Thống Lý tiếp tục kiếp trâu ngựa. Dù có lúc Mị lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa nhưng Mị không phải là cây nến leo lắt đợi ngày tàn lụi mà Mị như một bếp than hồng âm ỉ cháy dưới lớp tro tàn chỉ đợi ngày cháy bùng lên thành ngọn lửa. Và ngọn gió làm bùng lên sức xuân trong lòng Mị là đêm tình mùa xuân.

Với khả năng quan sát tinhTô Hoài đã tạo dựng được những trang văn đầy chất thơ về thiên nhiên Tây Bắc vào mùa xuân rạo rực của ngày xuân và tiếng sáo đã tác động đến tâm hồn Mị. Mị uống rượu ừng ực, uống cho hả giận, như muốn nuốt vào lòng mình niềm căm giận. Uống cho nỗi đau của phần đời đã qua và uống cho hạnh phúc của phần đời đang tới. Men rượu hòa vào men đời đưa Mị trở về ngày xuân thuở trước, từ giã hiện tại đắng cay để sống với ngày xưa. Mị nhận thức ra mình còn trẻ, còn trẻ lắm. Điều đáng chú ý là khi ý thức trở về cũng là khi những cảm nhận đau đớn về thân phận vụt đến trong Mị. Mị nghĩ đến cái chết biểu hiện lòng ham sống, song vụt hiện rồi vụt biến mất, nhịp điệu mùa xuân vẫn thúc giục, lòng ham sống thôi thúc Mị, Mị muốn đi chơi. Mị lấy thêm mỡ bỏ thêm vào đĩa đốt cho sáng, ánh sáng ngọn đèn trong căn buồng của Mị là biểu tượng nghệ thuật, là khát vọng sống trong Mị, Mị đã lấy ánh sáng ham sống trong lòng mình để thắp sáng ngọn đuốc cuộc đời mình. Người viết thể hiện sự hồi sinh của Mị, với những chi tiết này nhà văn muốn nói đến nữ tính đang trở về ở trong con người Mị. Trước đây Mị chỉ lùi lũi như con ngựa không cần làm đẹp trước người khác. Khi nghe âm thanh tiếng sáo Mị thấy xao xuyến, bồi hồi, kỉ niệm về những đem tình mùa xuân thức dậy. Mị chú ý đến hình hài nhan sắc của mình. Nhưng một lần nữa sức sống ấy bị vùi dập. A Sử trói Mị vào cột nhà, trong mớ dây trói cay nghiệt ấy Mị vẫn sống với tiếng sáo ngày trước. Chỉ đến khi bước theo tiếng sáo như người mộng du Mị mới cay đắng nhận ra mình bị trói.

Sức sống tiềm tàng của Mị được đẩy lên cao trào trong một hoàn cảnh khi cứu A Phủ. Tô Hoài cho nhân vật A Phủ xuất hiện và cảnh A Phủ bị trói đó bộc lộ tận cùng sức sống của Mị. Lúc đầu mị dửng dưng vì cảnh trói người ở nhà thống lý là như cơm bữa: “ở lâu trong cái khổ…” ở Mị sự biến chuyển: Vào đêm tối đó Mị lé mắt trông sang “thấy hai mắt A Phủ…”, Mị nhớ đến đêm năm trước và khẽ thốt lên lời “trời ơi…”. Mị nguyền rủa cha con thống lý trừng trị thật độc ác, bạo cảnh thương tâm đó đồng hiện… Mị thương cảnh ngộ mình, thương A Phủ trên bờ vực thẳm khi tử thần gõ cửa “Cơ chừng..”. Mị nghĩ đến thân phận mình, mị ý thức được A Phủ không thể chết. con đường thức tỉnh của con người là mạng..”, “đỏm than đỏ vạt lửa” bóng tối của những cuộc đời như A Phủ làm cho Mị có sức sống. Tình thương những người cùng cảnh ngộ, cùng ý thức về bất công đã giúp Mị đứng dậy truyền cho Mị lòng can đảm. Cô cầm dao cắt dây cởi trói cho A Phủ cũng chính là cắt dây cởi trói cho chính mình. Có người nói rằng Mị đã toan tự tử là hành động tự phát; Mị cởi trói cho A Phủ là hành động tự giải thoát. “Đi ngay..” ở lại là chết; đi là sống “A Phủ cho tôi đi, ở đây tôi chết mất”. Hai người cùng chạy tới Phiềng Sa.

Mị từ trong bóng tối đến ánh sáng; từ cuộc đời nô lệ đến tự do, hạnh phúc ở Phiềng Sa, họ nên vợ nên chồng và trở thành chiến sỹ du kích. Tô Hoài đã phân tích sâu sắc mọi biến đổi về tâm lý của Mị trong trạng thái thức tỉnh với tất cả tình thương xót xa và sự đồng cảm sâu sắc. Mị là nhân vật có sức sống tiềm tàng. Nhân vật góp phần quan trọng thể hiện giá trị nhân đạo của truyện.

Cũng như Mị, A Phủ là hiện thân của sức mạnh phản kháng. A Phủ là thanh niên lao động miền núi đã từng có số phận bất hạnh. Chính tuổi thơ bất hạnh và những ngày tháng bị đọa đày trong nhà Thống lí Pá tra đã hun đúc cho A Phủ một sức sống mãnh liệt. Hành động A Phủ đánh A Sử để bảo vệ cuộc chơi của đám bạn là hành động nghĩa hiệp, đó là hành động “giữa đường thấy bất bằng không tha”. Khi A Phủ bị đánh phạt vạ anh vẫn im như một cái tượng đá, hình ảnh này nói lên sự phẫn uất và cả thái độ phản kháng của A Phủ. A Phủ làm mọi việc phăng phăng dù đó là làm việc không công cho nhà Thống lí, đó là nghị lực thẳng thắn trước sự bất công. Việc A Phủ đánh lại A Sử là biểu hiện của sức sống mãnh liệt. Khi bị trói và được Mị giải cứu anh đã vùng lên để tự giải thoát, điều này chứng tỏ A Phủ đã hiểu, trân trọng giá trị của cuộc sống tự do. Không chỉ vậy A Phủ cũng hiểu được cuộc đời đau khổ của Mị nên đã nói “đi với tôi”. Hai người lẳng lặng chạy xuống núi … Tác phẩm vừa giống bản tình ca, vừa giống bản hùng ca, ca ngợi người nô lệ biết phối hợp với nhau giành quyền sống, quyền làm người.

Sức sống tiềm tàng của Mị và A Phủ đã phát triển thành sức mạnh vùng lên tự giải phóng. Cường quyền và thần quyền phong kiến đã giam hãm, đã vùi dập hai con người nhưng hai sức sống trẻ trung đã vùng dậy đấu tranh làm lật tung cả ngục tù thần quyền và cường quyền phong kiến. Từ lòng thương người, sự đồng cảm với người cùng cảnh ngộ, Mị đã cắt dây trói cứu A Phủ. Hành động cứu người đồng thời cũng là hành động tự cứu mình. A Phủ bị trói là hình ảnh cái chết của Mị trong tương lai. Mị đã giải thoát cho A Phủ cũng là giải thoát cho chính mình. Cùng một lúc Mị đã bước qua hai ngục tù cường quyền và thần quyền. Trốn khỏi Hồng Ngài đến Phiềng Sa là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Mị và A Phủ. Ngọn lửa sau bao ngày âm ỉ dưới lớp tro tàn đã bùng lên không chỉ sưởi ấm cuộc đời Mị và A Phủ mà còn soi sáng con đường đi đến tương lai cứu họ tới Phiềng Sa từ thân phận nô lệ, Mị và A Phủ đã trở thành chủ nhân của cuộc đời mới.

Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là một bước phát triển so với văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng:

Văn học hiện thực phê phán thường phản ánh lý giải sâu sắc hiện thực, nó chưa nêu lên được con đường đi tới tương lai của những người lao động, những người bị áp bức đau khổ. Văn học Cách mạng không những phản ánh lý giải hiện thực mà còn góp phần cải tạo hiện thực. Kết thúc tác phẩm “Tắt đèn”, chị Dậu vùng chạy khỏi cái địa ngục trần gian trong một đêm tối trời, trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, Mị cũng chạy khỏi Hồng Ngài trong đêm đông giá rét. Thế nhưng điều khác nhau là ở chỗ chị Dậu chạy ra ngoài trời “trời tối đen như mực, tối như cái tiền đồ của chị”, còn con đường trước mặt của Mị lại tràn đầy ánh sáng của niềm vui và hạnh phúc.

Tác phẩm đã thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với số phận con người và khám phá những phẩm chất tốt đẹp ở họ. Đó là những con người bị áp bức với khát vọng cháy bỏng về tự do, hạnh phúc nếu họ biết nương tựa vào nhau thì họ sẽ tìm thấy con đường giải phóng cho mình, góp phần vào con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.

  • Như vậy giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ vừa kế tục tư tưởng vừa mang đậm màu sắc nhân đạo.

————— HẾT —————

 

Xem thêm :Vợ chồng A Phủ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *