Phân tích giá trị hiện thực trong truyện ngắn vợ nhặt Kim Lân

Văn mẫu lớp 12

Phân tích giá trị hiện thực trong truyện ngắn vợ nhặt Kim Lân

Bài làm:
Kim Lân, một trong những cây bút văn học nổi bật của phong trào Việt Nam trong những năm kháng chiến. Nhờ ngòi bút ấy, Kim Lân đã đem đến bức tranh hiện thực Việt Nam một câu truyện với những dáng vẻ mới, thê thảm hơn, ảm đạm hơn, u uất hơn… và ta đặc biệt không quên được trong tác phẩm vợ nhặt, chất hiện thực đậm đà trong đó.

Nói đến vợ nhặt, khi nghe nhan đề tự dưng ta đã có cảm giác rẻ rúng, nghèo khó và bi thương rồi. Một người được coi là “vợ” một người đáng ra được xem trọng, phải được coi trọng. Vậy mà lại trong hành động “nhặt” một hành động rẻ rúng, nhỏ bé và không đáng coi trọng… tất cả đã mang yếu tố đầu tiên giúp nổi bật lên ấn tượng của chất hiện thực trong tác phẩm.

Bước vào tác phẩm, ta vô cùng ngạc nhiên trước cảnh tượng mở ra trước mắt. Nơi mà những cảnh người vật vờ xanh xám như những bóng ma, nơi mà hiện lên bức tranh toàn cảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945 và cảnh những đoàn người bồng bế, dắt díu nhau như những bóng ma ở ngoài đường… đâu đâu cũng có, đâu đâu cũng thấy, cảnh tượng chết chóc cứ thay nhau hiện ra trước mặt, thật đáng buồn, đáng thương.

“bóng những người đói dặt dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma và sau đó là hình ảnh “người chết như ngả rạ” “thây nằm còng queo bên đường” những cái xác người được Kim Lân miêu tả chuẩn xác và chua xót biết bao. Nơi ấy không khí vẩn lên mùi gây của xác người, “tiếng khóc tỉ tê trong đêm khuya” của những gia đình có người thân mất nhưng cũng chỉ biết nhìn nhau chờ đợi cái chết một cách bất lực và tủi cực mà thôi… Cái đói theo đó cứ tràn đến xóm ngụ cư nơi anh cu Tràng ở, sự nghèo đói bủa vây khắp trốn, bủa vây và đe dọa số phận từng con người, không trừ một ai…

Xóm ngụ cư cái đói tràn đến, Kim Lân đã làm nổi bật cái hình ảnh hiện thực đầy sinh động. Nơi “những khuân mặt hốc hác u tối” trong “cuộc sống đói khát” “không có nhà nào có ánh đèn lửa” cả nơi những đứa trẻ con “ngồi rũ rượi dưới xó đất” “không buồn nhúc nhích”. Còn  gia đình anh cu Tràng, thì chỉ có nghề là kéo kho thóc thuê, người con dâu thì quần áo rách rưới “cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổm nhổm những búi có dải” và bữa cơm chẳng có gì ngoài bát cám đắng nghẹn ở trong cổ họng…

Có một hiện thực nữa tuy chưa thể hiện rõ nét, là hình ảnh  Tràng nhớ lại “cảnh người đói kéo ầm ầm…đi trên đê Sộp” đó vừa là hình ảnh hiện thực vừa là khát khao của anh Cu tràng.

Nạn đói khủng khiếp và cái chất hiện thực được thể hiện sinh động qua ngòi bút Kim Lân. Con người vì cái hiện thực tàn khốc này đã hạ thấp đến cùng cực giá trị của con người. Qua đó càng làm nổi bật lên tấm lòng nhân đạo của Kim Lân. Nói về hiện thực để cảm thương và lay động trái tim người đọc. Cảm ơn Kim Lân đã cho ta biết một hiện thực đau thương như thế của dân tộc, và qua đó cũng làm nên giá trị của tác phẩm, như một chứng tích lịch sử không thể nào quên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *