Phân tích đoạn thơ đầu trong đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, bài mẫu 1

Văn mẫu lớp 12

Đề bài : Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm?

“ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

….

Đất nước này là đất nước của nhân dân”

Bài văn mẫu số 1 :

Nguyễn  Khoa Điềm thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong khói lửa kháng chiến. thơ ông đậm chất suy tư cảm xúc dồn nén, thể hiện tâm tư tri thức của người lính khi tham gia kháng chiến. Trong sự nghiệp sang tác của mình ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị tiêu biểu  là đoạn trích “ Đất nước”. Tác phẩm không chỉ khắc họa thành công hình tượng đất nước đã xây dựng qua bao thế hệ mà  có ý kiến cho rằng đoạn trích “ Đất nước” được xây dựng từ ca dao thần thoại. Nhưng có ý kiến cho rằng đất nước được xây dựng từ tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.

“ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

….

Đất nước này là đất nước của nhân dân”

Đoạn trích “ Đất Nước” được ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt. Đất nước thuộc phần đầu chương V trong trường ca “ Mặt đường khát vọng”. Được hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971.Viết về tuổi trẻ tạm chiến Miền Nam, về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình dưới đường đấu tranh thống nhất đất nước.

Đất nước được xây dựng từ ca dao thần thoại  chính là đất nước gợi dựng qua mấy ngàn năm lịch sử trong các câu ca dao đã có từ muôn đời, thấm sâu vào lòng người đọc. “ Đất Nước” được xây dựng nên từ tư tưởng đất nước của nhân dân, đó là lịch sử hào hùng tạo dựng, xây dựng đất nước qua bao nhiêu thế hệ với sự cố gắng, quyết tâm chiến đấu của nhân dân. Hai ý kiến này đều đúng, đều bổ sung mật thiết và gắn bó sâu sắc với nhau để tạo dựng một đất nước hào hùng, bất khuất muôn đời.

Mở đầu tác phẩm chính là cội  nguồn văn hóa dân gian về lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam qua ba câu thơ đầu:

“ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái “ ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể

Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”

Các nhà thơ cùng thế hệ chiêm ngưỡng đất nước bằng những hình ảnh kỳ vĩ, lớn lao. Nhưng Nguyễn Khoa Điềm thể hiện sự sáng tạo hơn cả  đó là miêu tả đất nước bằng cái nhìn gần gũi, đời thường bởi đất nước đã có từ rất lâu, khi chúng ta sinh ra và lớn lên thì đất nước đã được tạo dựng và bồi đắp qua nhiều thế hệ. Đất nước còn xuất hiện trong những câu chuyện  cổ tích hư ảo. Tuy là câu chuyện cổ tích hư ảo nhưng nó đã xuất hiện  rất lâu và thấm sâu vào tiềm thức con người. Đó là câu chuyện “ Thánh Gióng” về xây dựng đất nước, về cổ tích “ Trầu cau” về tình nghĩa vợ chồng anh em, Tất cả  các câu chuyện chính là dòng sữa đưa chúng ta tới chân thiện mĩ, lớn lên và biết yêu thương con người. Miếng trầu là đầu câu chuyện và tục lễ ăn trầu chính là truyền thống của dân tộc Việt Nam, của người phụ nữ trong cuộc sống.

Không chỉ bắt đầu với cội nguồn văn học dân gian mà còn công cuộc xây dựng đất nước  về lịch sử đấu tranh qua câu thơ:

“ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Một lần nữa tác giả đã sử dụng câu chuyện cổ tích để cho chúng ta thấy những ý nghĩa nahan văn sâu sắc trên con đường đấu tranh cứu nước của nhân dân ta. Đó là câu chuyện cổ tích Thánh Gióng, Chàng trai ba tuổi… Những câu chuyện đó gợi cho chúng ta thấy truyền thống dựng và giữ nước của nhân dân ta kiên cường và bất khuất.

Nếu câu thơ trên nói về công cuộc xây dựng đát nước thì những câu thơ tiếp theo sẽ khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ Việt Nam ân nghĩa, thủy chung.

“ Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã giần sàng”

Đó chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam bình dị, đời thường nhưng cũng miêu tả nên người phụ nữ thủy chung. Cha mẹ yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tình nghĩa vợ chồng son sắc thủy chung “ gừng cay muối mặn”. Những vật dụng đời thường như “ cái kèo, cái cột” cũng là những cái tên bố mẹ đặt cho con cái, hay những ngày tháng làm đồng tuy vất vả nhưng vẫn ấm cúng và hạnh phúc như câu ca dao:

“ Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Đó chính là vẻ đẹp của người phụ nữ đầy nghĩa tình thủy chung, son sắc yêu thương.

Đúc kết lại, Nguyễn Khoa Điềm đã nhấn mạnh:

“ Đất Nước có từ ngày đó”

Những thàng ngày đấu tranh, hi sinh vất vả cuối cùng cùng đã tạo dựng nên một đất nước vô cùng lớn lao. Đó là những tháng ngày tuy gian khổ nhưng đã tạo nên một lịch sử hào hùng của toàn bộ nhân dân Việt Nam về mặt địa lý qua đoạn thơ:

“ Đất Nước là nơi anh đến

…..

Nước là nơi con cá ngư ông mang nước biển khơi”

Đất và Nước được chia thành hai  thành tố, là nơi anh đến trường cung cấp bao tri  thức làm rạng danh  đất, nước là nơi em tắm  chở nắng phù sa bồi đắp bao bãi mía, nương dâu. Đất nước còn là nơi hai đứa yêu nhau hẹn hò, là minh chứng cho tình yêu đôi lứa “ Đất là nơi em đánh rơi chiếc khan trong nỗi nhớ thầm” thể hiện nỗi nhớ cũng như câu ca dao:

“ Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuông sđất

Khan thương nhớ ai

Khan vắt lên vai

Khan thương nhớ ai

Khan chùi nước mắt”

Chiếc khăn chính là minh chứng cho tình yêu đôi lứa, “ Chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”, “ Cá ngư ông máng nước biển khơi” thể hiện đất nước mang rừng vàng núi bạc, đất phì nhiêu, tài sản đất nước làm nên đất nước đẹp muôn đời.

Nếu nhà thơ miêu tả hình ảnh địa lý của đất nước  thì cội nguồn văn hóa được xây dựng nên từ tư tưởng đát nước của nhân dân cũng được miêu tả sâu sắc:

“ Những người vợ chồng còn góp cho đất nước những núi vọng phu

…..

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”

Nguyễn Khoa Điềm đã ngắm nhìn đất nước  bằng những hình ảnh lịch sử trải dài từ Bắc đến Nam, mỗi danh  thắng gắn liền với dân tộc, con người đã hóa thân thành những địa danh: “ Núi vọng phu” chính là câu chuyện nàng Tô Thị chờ chồng hóa đá, đó cũng chính là hình ảnh người phụ nữ chờ chồng trong chiến tranh cách mạng hay hình ảnh “ Hòn Trống Mái” tương truyền rằng hai vợ chồng yêu nhau ở Thanh Hóa hóa thân thành:

“ Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chin mươi chin con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng song xanh thẳm”

Đó là truyền thống dựng nước của các vua Hùng, bao quanh núi Hi Cương nơi các vua Hùng ngự trị.

“ Người học trò nghèo còn góp cho núi bút non nghiêng”

Đó chính là tinh thần hiếu học, tri thức ngay cả những học trò nghèo cũng góp phần tạo dựng cho đất nước.

“ Con cóc con gà còn góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những con người đã góp tên cho Đất Nước bà Đen bà Điểm”

“ Con cóc con gà” là những con vật đời thường, bình dị nhưng cũng góp phần làm rạng danh đất nước. Hay ngay cả những người dân bình thường “ bà Đen, bà Điểm” cũng là con người tạo dựng làm đất nước trở nên nhùng vĩ trong chiến tranh cách mạng.

Đúc kết lại những con người có công cho đát nước tạo nên một lịch sử hào hung của con người trong bốn nghìn năm lịch sử.

“ Và ở đâu trên khắp rộng đồng gõ bãi

Chẳng mang một dáng hình, một xử sở, một lối sống ông cha

Ôi đất nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”

Đất nước đã xây dựng qua bao nhiêu thế hệ và cũng khẳng định đất nước của nhân dân do các địa danh hóa thân thành .

Quan trọng hơn trong tác phẩm này Nguyễn Khoa Điềm đã nhấn mạnh về văn hóa của ca dao  thần thoại:

“ Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân”

Đất nước có trong các câu ca dao.Gắn kết với đất nước, là một bản tình ca của đất nước. Đó chính là khẳng định của nhân dân với ba khẳng định; tình yêu của nhân dân, ý chí bảo vệ đất nước và nhiệm vụ xây dựng đất nước”

Qua đoạn trích “ Đất Nước” của nhà thơ không chỉ thành công về nội dung mà còn thành công về nghệ thuật. Giọng điệu biến đổi linh hoạt, chất liệu văn hóa dân gian, thể thơ tự do, khi trầm ngâm khi tha thiết trang nghiêm, biến đổi linh hoạt đầy bất ngờ.

Khép lại đoạn trích Đất Nước nói chung  và đoạn thơ trên nói riêng đã để lại trong lòng người đọc không bao giờ phai về hình ảnh đất nước được xây dựng và bồi đắp qua bao nhiêu  thế hệ. Đồng thời khẳng định đất nước xây dựng từ tư tưởng về đát nước, từ các câu ca dao thần thoại đẻ miêu tả đát nước với những ngày tháng đấu tranh và cách mạng hào hùng làm nên một đát nước thật tươi đeph và nên thơ. Hình ảnh đát nước sẽ sống mãi trong lòng người đọc hôm nay và mai sau.

Xem thêm những bài văn mẫu phân tích đoạn trích Đất nước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *