Giá trị nhân đạo trong chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu

Văn mẫu lớp 12

Giá trị nhân đạo trong chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu:
Bài làm:
Một trong những ý nghĩa vô cùng quan trọng của tác phẩm văn học là góp phần mang tiếng nói của tác giả để truyền đến bạn đọc  một giá trị sống về nội dung nhân văn. Vì con người và đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác. Trong đó truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu đã làm tốt điều đó.

Nhân đạo vốn được coi là một giá trị cơ bản và làm nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Thể hiện thái độ cảm thông của nhà văn đối với số phận con người, nhất là với những người nghèo khổ, có hoàn cảnh bất hạnh. Nhân đạo còn thể hiện qua thái độ ngợi ca, khẳng định được những giá trị tốt đẹp ở con người. Và qua đó tác giả gửi gắm những tâm tư tình cảm, khát khao của mình để khẳng định khát khao, hạnh phúc cho con người.

Đọc truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa, ta đến với tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu. Ông đã dùng tiếng nói của mình để thể hiện thái độ cảm thông của mình với cuộc sống con người hàng chài.

“nhà nào cũng trên dưới chục đứa” cuộc sống của họ thể hiện qua ngòi bút Nguyễn Minh Châu mang đậm sự khó khăn, thiếu thốn vất vả, sống tù túng trong chiếc thuyền lưới chật hẹp. Hơn nữa, vào những vụ bấc, những ngày biển động dậy song, thuyền không ra được biển, con người mất miếng ăn, đành phải sống qua những ngày nhờ “xương rồng luộc chấm muối”. Nếu không xót xa với họ, có lẽ Nguyễn Minh Châu đã không thể hiện chân thực và cụ thể như vậy.

Con người nơi đây, tiêu biểu là người đàn bà hàng chài. Được miêu tả bằng ngoại hình lam lũ đáng thương. “khuân mặt mệt mỏi” “tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới” “cặp mắt nhìn xuống chân” “tay buông thõng xuống” tất cả phác họa lên một người đàn bà lam lũ, sống tảo tần và hi sinh…

Nguyễn Minh Châu đã nhân đạo, bằng tình thương của mình đã bênh vực để cho Phùng xông ra bênh vực chị đến nỗi anh phải bị thương. Qua đó ta cũng có thể thấy, nghệ sĩ Phùng chính là hóa thân của nhà văn trong tác phẩm, là nhân vật mà Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm nhiều suy nghĩ và hành động của mình. Ông cũng đã cảm thông với số phận người chồng vũ phu. Ông hiểu rằng vì người đàn ông đó phải một mình nuôi gia đình, nên “anh trai cục tính những hiền lành” vì sự khốn khó triền miên nên đã thay đổi tâm tình của anh.Ông cũng phê phán sâu sắc sự nhẫn tâm của người chồng. Gióng lên một hồi chuông muốn bảo vệ cho cái thiện. Ca ngợi tôn vinh những giá trị sâu thẳm của con người để họ được sống với giá trị thực của mình. Đó là những giá trị chung và cơ bản nhất trong giá trị nhân đạo được thể hiện trong tác phẩm.

Cách kết thúc truyện cũng gợi cho ta nhiều suy nghĩ. Tuy là một tấm ảnh đẹp, “hiện lên màu hồng hồng của sương mai” và nếu nhìn lâu hơn ta sẽ thấy hình ảnh “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” Đó chính là quan điểm nghệ thuật tác giả muốn gửi gắm đến mọi người. Nghệ thuật chân chính không thể nào thoát rời cuộc đời, và nghệ thuật phải tìm hiểu sâu từng ngõ ngách cuộc đời con người.  Qua đó Nguyễn Minh Châu đã đặt ra một vấn đề để ta cùng giải quyết, đó chính là vấn đề số phận và hạnh phúc của con người. Cuộc sống vốn đa dạng nhiều chiều, nhờ con mắt nhân đạo của mình. Ông đã nêu bật ra cuộc sống có cả ánh sáng và bóng tối. nước mắt và nụ cười. niềm hạnh phúc và những nỗi đau luôn đan xen lẫn nhau…

Chất nhân đạo trong tác phẩm thể hiện rõ nét, qua đó đã góp tiếng nói ca ngợi và tôn vinh vẻ đẹp sâu bên trong con người. Lên án nạn bạo hành gia đình mong mọi người cùng lên tiếng đấu tranh bảo vệ cho lẽ phải, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Và đó còn thể hiện trong quan niệm nghệ thuật tiến bộ của ông, “nghệ thuật phải gắn với cuộc sống và vì cuộc đời, vì con người”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *