Tràng Giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực

Văn mẫu lớp 11

Đề bài:

“Tràng Giang đã nối tiếp mạch  thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực “. Hãy Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để làm sáng tỏ nhận định trên .

Nhà thơ nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng: thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý nghĩa cho người ta nghĩ và cần có tính rung động trái tim. Thật đúng như vậy, một bài thơ được coi là thi phẩm khi kết hợp hài hòa của Ý và tình. Hay nói cách khác chính là về nội dung và hình thức nghệ thuật, nhưng thi phẩm sẽ còn đặc sắc và hay hơn nhiều khi có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại, giữa truyền thống và sự cách tân. Sự cách tân ấy xuất hiện trong những bài thơ của phong trào thơ mới và Tràng Giang của Huy Cận là một tác phẩm như vậy. Nhận xét về bài thơ Tràng Giang, đã có ý kiến cho rằng “Tràng Giang” đã nối tiếp mạch khi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực.

Mỗi tác phẩm thơ khi ra đời đều mang trong mình những đặc trưng riêng, cả về hình và ý nhưng phải khẳng định lại một lần nữa, là khi có sự kết hợp hài hòa giữa thơ cổ điển và hiện đại hay nói cách khác là truyền thống và cách tân, thì quả thật là những thi phẩm đánh giá mạch thi cảm truyền thống là gì? Thứ nhất, đó chính là cảm hứng sáng tác của văn học truyền thống thường thiên về nỗi buồn. Nỗi buồn đó có thể là nỗi buồn về thế thái, nhân tình. Nỗi buồn đó cũng có thể là nỗi buồn về quê hương, đất nước, hoặc thân phận người lữ khách xa quê mang một tâm trạng thương nhớ.

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.

(Qua Đèo Ngang _ Bà huyện Thanh Quan)

Hay đó cũng là nỗi buồn của sự biệt ly xa cách

“Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”

(Khóc Dương Khuê_ Nguyễn Khuyến)

Chưa hết, những nỗi buồn nỗi, cô đơn đáng ra thuộc về con người ấy thì lại được các thi sĩ khoác lên cho thiên nhiên vạn vật. Đại thi hào văn học Nguyễn Du đã từng có câu.

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Phải chăng, vì thế mà trong thơ xưa cảnh vật như có hồn thấm sâu tâm trạng của con người. Biết bao thi sĩ xưa Như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến Nguyễn Du đã bầu bạn với thiên nhiên, vạn vật để khắc lên nó tâm trạng của mình và đó cũng chính là mạch thi cảm truyền thống. Nói tóm lại vẻ đẹp cổ điển, hay mạch thi cảm truyền thống chính là nỗi buồn, nỗi cô đơn của thi sĩ và nỗi buồn thống chính ấy dường như đều được khoác lên cho thiên nhiên vạn vật.

Vậy sự cách tân đích thực là gì? Cách tân không phải là đổi mới, mà đổi mới ở đây là đổi mới cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Sự cách tân đích thực là sự đổi mới mãnh liệt nhất trong thi ca hiện đại, nhất là phong trào thơ mới, hay gọi là thơ lãng mạn giai đoạn 1932_1945. Sự đổi mới ấy thể hiện trong hồn thơ và cả phương thức biểu hiện của nó, nó khác xa xưa, cách tân ấy khiến Hoài Thanh, Hoài chân phải thốt lên câu “cuộc cách mạng trong thi ca đến bây giờ ta mới thấy sự cách tân”. Cộng thêm vẻ đẹp cổ điển mang đến cho bài thơ một cái gì đó vừa cũ, vừa mới, vừa giản dị nhưng cũng rất đỗi thiết tha, đằm thắm. Và Tràng Giang của Huy Cận là một bài thơ như vậy.

Nói về tác giả Huy Cận, ông là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại, là gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ mới. Ông là một trí thức Tây học, xong lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của nho học, thơ Ông vừa phảng phất sắc màu thi cổ điển, vừa mang hình ảnh con người cá nhân, ảo não, cô đơn của văn học lãng mạn. Bài thơ Tràng giang là một trong những kiệt tác của thi ca hiện đại, của phong trào thơ mới, lại cũng là tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ của Huy Cận trước cách mạng in trong tập thơ “Lửa thiêng” thông qua bức tranh thiên nhiên và thấp thoáng đâu đó. Hình ảnh về cuộc sống con người trong buổi chiều buồn ở một vùng biển. Bến dài, sông nước mênh mông được thể hiện bằng một bút pháp vừa cổ kính, vừa hiện đại. Nhà thơ thể hiện nỗi buồn ảo não, cô đơn của mình trước cuộc đời, thiên nhiên và vũ trụ, cũng kính đã bộc lộ tình yêu quê hương đất nước.

Đầu tiên Tràng Giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống ảnh hưởng chủ yếu đến thơ Đường, cảm hứng bao trùm của toàn bộ bài thơ là nỗi buồn tâm trạng Bơ Vơ của một con người khi một mình đối diện với vũ trụ để cảm nhận được cái vô cùng vô tận của đất trời và nỗi cô đơn nhỏ bé của kiếp người. Điều đó thể hiện trước hết ở nhan đề tác phẩm Tràng Giang cũng có nghĩa là Trường Giang, nghĩa là sông dài rộng mênh mông. vần Ang điệp lại trong nhan đề vừa mở ra một bề rộng mênh mang cho dòng sông,vừa tạo dư ba cho nỗi buồn bâng khuâng man mác trong tâm hồn thi nhân hai chữ Tràng Giang đều là tiếng Hán cổ kết hợp với những yếu tố văn hóa trong Đường Thi,đã đem lại sắc thái cổ kính cho dòng sông. Khiến cho dòng sông không chỉ gợi ra sự dài rộng mênh mang của không gian mà còn tạo ra ấn tượng về một dòng sông trôi chảy từ ngàn xưa cho đến nay trong dòng thời gian xa xăm miền viễn của đường Thi.

Thi cảm truyền thống của bài thơ Tràng Giang còn được thể hiện rõ trong lời đề từ của tác phẩm, thông thường lời đề từ trong thơ sẽ bao trùm toàn bộ nội dung của bài thơ như trong bài “bến sông đưa khách” của Thế Lữ mở đầu bằng hai câu đề từ:

“Lòng em như nước Trường Giang ấy

sớm tối theo dòng tới Phúc Châu”

Hay trong bài “Cảnh đoạn trường” của Thái Lai cũng có hai câu.

“Em chỉ nói rằng đời em buồn

rồi em nức nở lệ sầu tuôn”

Và Tràng Giang của Huy Cận không phải ngoại lệ, lời đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài đã xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cũng làm rõ hơn nét truyền thống của hồn thơ Huy Cận trước cách mạng .Bâng Khuâng và nhớ, 4 khổ thơ trong bài Tràng Giang đều là sự cụ thể hóa cảm hứng chỉ đạo ấy trong những sắc thái khác nhau của cảnh và tình.

Trước tiên là khổ thơ thứ nhất đem đến cho người đọc nỗi buồn, nỗi sầu trước cảnh thiên nhiên mênh mang sóng nước. Câu thơ mở đầu bài thơ miêu tả sông nước Tràng Giang sự liên tưởng tâm trạng con người.

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”

Câu thơ đầu phân tách thành 2 phần bởi dấu phẩy. Phần đầu là hình ảnh Tràng Giang mênh mông trong sự tương phản với sự gợn sóng nhẹ nhàng trải dài tít tắp những gợn sóng nhẹ và vô hồn, vô hạn. Một chút vắng lạnh và hoang sơ đầu tiên đã thấp thoáng hiện trong thơ. Phần sau là một hình ảnh của tâm trạng trong một tương quan So sánh.”điệp điệp”lặp đi lặp lại như không bao giờ dứt có thể thấy Đây là kiểu hình ảnh của những trường lớp sóng gợn nối tiếp gây ra sự đơn điệu nhàm chán và cũng có thể đây là một ẩn dụ cho tâm trạng những dư ba dòng sông, gơi sự xao xuyến trong lòng người nhẹ nhàng và mênh mang. Trong ca dao cũng từng có câu

“sóng bao nhiêu gợn

Dạ em sầu bấy nhiêu”

Nhưng nếu câu ca dao So sánh nỗi buồn với sóng nước để nhấn mạnh tương quan về số lượng thì câu thơ của Huy Cận lại chủ yếu nhấn mạnh tương quan về sắc thái sóng gợ vô tận cũng như nỗi buồn điệp điệp triền miên, da diết khôn nguôi.

Đến câu thơ thứ hai là hình ảnh con thuyền mênh mang giữa dòng nước.

“Con thuyền xuôi mái nước song song”

Câu thơ đã vẽ ra một vẻ đẹp hài hòa đăng đối rất quen thuộc. Bức tranh thơ được khắc họa qua một nét đăng đối và cổ điển nhưng lại không có cái ung dung tự tại của tâm thể cổ điển,bức tranh đẹp nhưng buồn vì con thuyền xuôi mái gợi cho ta sự mặc sức chảy trôi giữa mênh mang vô định càng buồn hơn. Vì thế song song giữa thiên nhiên và nước gợi sự chia ly vĩnh viễn không gặp gỡ, không giao cảm. Vậy câu thơ thứ hai đã vẽ ra một vẻ đẹp, nỗi buồn rất đặc trưng cho cảm hứng lãng mạn.

Tới câu thơ thứ ba sự cân bằng đăng đối giữa thuyền và nước đã bị phá vỡ

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”.

Hay vế đối xứng Thuyền về nước lại là một hình ảnh thực diễn tả sự di chuyển ngược chiều giữa thuyền và nước khi thuyền trôi về phía trước nước sẽ rẽ ngược lại phía sau, cũng như sóng gợn ở cuối câu thơ đầu nghệ thuật ẩn dụ ở câu thơ thứ ba lại đem đến cảm nhận về Tràng Giang mênh mang sóng nước hiện những cho một nỗi buồn không dứt còn sông nước trăm ngả lại ẩn dụ cho nỗi sầu vô tận vô cùng, cùng với thế xong xong gợi sự chia ly. Ở hai câu sự di chuyển ngược chiều của thuyền và nước trong câu ba cũng đem lại cảm giác hoang vắng buồn và hiu quạnh đến vô cùng.

Đến câu thơ thứ tư hình ảnh gợi sự tương phản của một hình ảnh nhỏ nhoi Lạc Loài Giữa mênh mông sóng nước

“Củi một cành khô lạc mấy dòng”.

Sự đối xứng giữa trăm ngả và mấy dòng càng làm sông nước thêm bao la rợn ngợp. đầu câu thơ củi một cành khô đều hướng tới nét nghĩa của sự ít ỏi nhỏ bé Đơn Côi,gầy guộc đặt trong trường liên tưởng của nghệ thuật ẩn dụ cành Củi khô gầy guộc không có sự sống trong nỗi Lạc Loài giữa sông nước mênh mông gợi bao suy ngẫm chua chát và nỗi buồn nhỏ bé vô nghĩa của những kiếp người ở dòng đời.

Bước sang đến khổ thơ thứ hai ta cũng bắt gặp nỗi buồn về sự nhỏ bé của con người khi một mình đối diện với vũ trụ bao la rộng lớn.

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng Làng xa vãn chợ chiều”

từ láy lơ thơ vừa gợi hình ảnh những dải đất nhỏ nhoi giữa mênh mông lang vắng Tràng Giang. Bên cạnh đó ta thấy còn có gió điu hưu,nhưng đìu hưu có lẽ không chỉ nhằm miêu tả cái đìu hưu của gió mà chủ yếu gợi tả không gian là ngọn gió đi qua, một ngọn gió tiêu điều, tàn tạ vắng buồn. Sang đến câu thơ thứ hai ta thấy thắp sáng cuộc sống con người nhưng tương lai không xác định bởi chữ “đâu”. Tức là đâu đó những âm thanh mơ hồ bị đẩy về làm ta lại ứa máu, nỗi buồn của cảnh chợ chiều khi đã vãn câu thơ miêu tả âm thanh mà lại làm rõ hơn sự tĩnh lặng trong một chiều hoàng hôn buồn thảm, lại vừa thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình, buồn bã, cô đơn, khao khát lắng nghe những tiếng vọng ấm áp của cuộc đời.

Đến khổ thơ thứ 3 nỗi buồn ấy lại càng buồn hơn khi đứng trước cái hoang vắng của thiên nhiên và sự lạc loài của kiếp người.

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”

Bèo gợi một thân phận chìm nổi, bấp bênh những kiếp đời trôi dạt. Cụm từ nghi vấn “dạt về đâu” không chỉ miêu tả những cảnh bèo trôi nổi trên mênh mang sóng Tràng Giang mà còn gợi ánh mắt buồn bã về phương trời xa xăm. Bởi về đâu là cụm từ nhấn mạnh sự vô định, vô hướng. Giữa mênh mông Tràng Giang cũng như con người giữa dòng đời. Đến câu sau ta lại cũng bắt gặp một cảnh tượng buồn hơn không có sự sống của con người, không có sự giao thoa của con người với nhau mà dường như chỉ có tác giả với bờ bãi và màu xanh núi, màu vàng của thiên nhiên mà thôi.

Mênh mông không một chuyến đò ngang,

“không cầu gợi chút niềm thân mật,

lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Cuối cùng đến khổ thơ thứ tư tác giả đã bộc lộ nỗi buồn nhớ nhà nhớ quê da diết trong tâm tưởng về hồi ức của một câu Cậu sinh viên xa nhà, không nhớ cũng phải nhớ thật quý biết bao.

“Lòng quê dợn dợn vời con nước

không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Mà tình cảm truyền thống của bài thơ còn là không gian vũ trụ đa chiều gọi Sầu.

“nắng xuống trời lên sau chót vót

Sông Dài trời rộng bên cô liêu”

Một không gian bao la rộng lớn cùng với cảnh trời cao vót mang đúng âm hưởng của thời xưa. Từ đây ta lại cảm thấy con người thật nhỏ bé biết tao trước thiên nhiên vạn vật.

Song hơn hết thơ Huy Cận vẫn là dòng chảy nối tiếp trong mạch nguồn tình cảm với quê hương đất nước. Mỗi người Việt đọc Tràng Giang đều liên tưởng đến cảnh sông nước mênh mông đã đi qua,

có một cái gì rất quen thuộc với hình ảnh một cành Củi khô hay Những Cánh Bèo chỉ nổi trên sông nước mênh mông, ở hình ảnh những con cò làng mạc ven sông,ở một chợ chiều Xào Xạc ở một cánh chim chiều.

Mạch nguồn truyền thống ấy còn được thể hiện qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp theo vần độc đáo cấu trúc đang đối biện pháp tả cảnh ngụ tình gọi hơn là tả dùng những từ Hán Việt cổ kính trang nghiêm như tràng giang cô liêu.

Bên cạnh việc nối tiếp Mạch Thi cảm truyền thống tràng giang. Thơ của Huy Cận không chỉ tiếp nối mạch nguồn trong thi ca truyền thống mà còn thể hiện nỗi buồn, thể hiện của một cái tôi Mà thơ mới chưa tìm thấy lối ra. Đây là một điều chưa tìm thấy trong thơ cũ và thơ xưa là tính phi ngã không được khẳng định cái tôi cá nhân. Bởi vậy sự cách tân đầu tiên ta phải thấy ở đây, tiếp đó Huy Cận với phong cảnh khung cảnh truyền thống lại mở ra không gian đa chiều tít tắp vô tận đến mênh mông.

“Nắng xuống trở lên sau chót vót,

Sông dài trời rộng bên cô liêu”.

Nắng xuống, trời lên là sự di chuyển theo chiều dọc, tạo ra một không gian cao vời vợi, sâu thẳm của cỏ của đất trời sông nước, nắng đổ xuống là vòng tròn như được nâng cao nhưng những cụm từ “sâu” trong mắt không dừng lại trong việc miêu tả độ cao của bầu trời mà còn gợi ra độ sâu của đáy vũ trụ làm tăng thêm cảm giác dạo rực của con người. Đối xứng với sự sâu thẳm của đất trời là sự mênh mang của sông nước, hình ảnh sông dài trời rộng miêu tả một sự vận động khác nhau sông trải dài tít tắp, Trời mở rộng bao la là một vũ trụ thăm thẳm, vô biên mở ra đa chiều hết kích cỡ thật mới mẻ,thật độc đáo.

Sự cách tân còn thể hiện trong cảm nhận sự vật trong cách sử dụng tư liệu hình ảnh củi sông, nắng, bèo, cát, cánh chim,……. tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên gần gũi quen thuộc, bởi trong thơ xưa những hình ảnh trong thơ bao giờ cũng phải đẹp hùng vĩ thơ mộng còn đối với Huy Cận thì sự vật được sử dụng đã yên dấu chấm ấy in sâu, đã hòa cùng dòng chảy và đã lớn vào trong cảnh quê hương sông nước trên khắp đất nước Việt Nam yêu dấu.

Sáng tạo của Huy Cận còn thể hiện ở hai câu thơ kết thúc bài

“Lòng quê dờn dợn vời con nước

không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Nhìn thấy khói,thấy sóng trên sông gợi nỗi nhớ nhà

Nhật Mộ Hương Quan Hà Xứ Thị

Yên ba Giang thượng sử nhân sầu

(Hoàng Hạc lâu _Thôi Hiệu)

nghĩa là trong hoàng hôn quê hương không biết nơi nào- khói sóng trên sông khiến cho người buồn mượn tứ thơ của Tô Hiệu cho câu kết của Tràng Giang, Huy Cận đã đem đến một Phong vị thơ Đường thi cổ điển nhưng rất đỗi hiện đại. Người ta cần phải gợi nhớ, để nhớ còn mình không cần gợi vẫn nhớ quê nhà.  Chính vì thế, Có thể nói rằng nỗi buồn của thi nhân lãng mạn trước cảnh sông nước Tràng Giang đã kín đáo và quyện với lòng yêu quê hương đất nước.

Song tràng giang cũng rất mới qua xu hướng lãng mạn qua xu hướng giãi bày trực tiếp cái tôi trữ tình Như buồn điệp điệp sâu trọng sầu trăm ngả không có hoàng hôn cũng nhớ nhà quá những từ ngữ sáng tạo mang đậm dấu ấn xúc cảm có cá nhân của tác giả sau chót vót niềm thân mật rờn rợn Bên cạnh đó tác giả sử dụng thể thơ 7 chữ với nhạc điệu phong phú từ ngữ hàm xúc tinh tế đã đem lại cho Tràng Giang một sự hài hòa giữa ý thức và tình giữa cổ điển và hiện đại

Tràng giang là một bài thơ buồn tiếp nối mạch thi cảm truyền thống của nó từ cách phân tích cực hay, nói cách khác nó vừa mang phong vị cổ điển, nhưng lại hướng tới sự biểu hiện cái tôi ảo não, cô đơn của thi sĩ lãng mạn. Bài thơ vừa thể hiện nỗi khắc khoải quen thuộc của Huy Cận về sự nhỏ bé, cô đơn của con người, vừa thấm thía một nỗi niềm khao khát giao cảm, khao khát tình người, tình đời và đã bộc lộ tình yêu sâu nặng với quê hương đất nước.

Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng quan niệm, Thơ cần có hình cho người ta thấy có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động cho trái tim. Thật đúng như vậy, một bài thơ được coi là thi phẩm hay khi kết hợp hài hòa giữa tình người, giữa tình và ý. Hay nói cách khác, chính là về nội dung và hình thức nghệ thuật, nhưng thi phẩm đó còn đặc sắc hay hơn nhiều khi có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại, giữa chất liệu truyền thống và sự đổi mới cách tân. Điều này đã từng xuất hiện nhiều trong các bài thơ, phong trào thơ mới và Tràng giang là một tác phẩm như vậy./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *