Phân tích ý nghĩa chi tiết giấc ngủ của Liên ở cuối câu truyện Hai Đứa Trẻ

Văn mẫu lớp 11

 Nhắc đến Thạch Lam, ta không thể quên một nhà văn tài năng, có tái tâm luôn dành tình cảm thiết tha và trìu mến nhất cho con người.  Thạch Lam đã dùng chính cái tâm, cái tài của mình đã bộc lộ những nét đẹp của con người, nhằm nâng cao lên ước mơ, khát vọng của họ. Đọc Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ta không chỉ nhớ tới chi tiết đoàn tàu đêm đi qua phố huyện nghèo, mà còn ám ảnh khôn nguôi về chi tiết giấc ngủ của Liên ở cuối câu truyện: “Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”

Câu truyện về hai đứa trẻ của Thạch Lam, không giống với những câu truyện khác. Truyện không gay cần và không hấp dẫn người đọc bởi những tình tiết bất ngờ. Hai đứa trẻ là hóa thân của một tâm hồn già cỗi và cô đơn nơi phố huyện nghèo nàn và u tối. Cuộc đời lúc nào cũng chìm trong tĩnh mịch và không có ánh sáng.

Hai đứa trẻ là một bài thơ của Thạch Lam, nhưng thật hay là nó thực sự ám ảnh và khiến ta muốn đọc không dứt. Câu truyện chỉ đơn thuần kể về hai chị em trong đêm khuya bán hàng cho mẹ, nhưng dù đã khuya nhưng Liên và An vẫn cố gắng đợi đoàn tàu vụt qua. Chỉ mong mỏi được nhìn thấy những âm thanh ánh sáng xa xỉ ở trốn này, như được lạc vào một thế giới khác, không có quẩn quanh và tù túng nữa.

Đọc hai đứa trẻ ta thực sự rất cảm động, bị quấn theo tâm trạng và lăng kính của cô bé Liên. Khi đoàn tàu đêm đi qua, đã mang biết bao âm thanh và ánh sáng, mang biết bao vẻ đẹp của cuộc sống mới lạ đi qua. Như đã biết, hai đứa trẻ là một câu truyện luôn xen kẽ giữa ánh sáng và bóng tối: “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần” hay “trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung” và tất nhiên, ở nơi này, bóng tối vẫn luôn lớn hơn và luôn ngự trị, đến cuối câu truyện, lại là hình ảnh trở về với bóng tối quen thuộc, bóng tối lấp đầy và như ngập ngụa cả thế giới. Tuy nhiên, đó không phải là những nỗ lực trông về ánh sáng của hai đứa trẻ dập tắt, mà ở một khía cạnh nào đó nó càng được tô đậm sắc nét hơn.

Kết thúc truyện: “Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối” thật sự ám ảnh, sau một hành trình dài, và con người ta tìm đến giấc ngủ là lẽ đương nhiên. Với kết thúc truyện nhẹ nhàng, nhưng đọng lại đầy dư ba, bóng tối một lần nữa trìm ngập và phủ đầy câu truyện, dù chỉ là một hột sáng ở nơi tối tăm này cũng không còn nữa, kết truyện dù là bóng tối, nỗi buồn man mác, nhưng lại không có chút gò bó nào, và với Liên đó chính là hành trình về tinh thần đầy sâu sắc. Tuy bóng tối lại ngự trị, nhưng đã lại lần nữa thắp lên trong lòng người đọc những tia sáng khác, dù bóng tối có tràn ngập nơi đây, nhưng trong lòng mỗi người lại được thắp lên những ánh sáng của niềm tin hi vọng dìu dặt. Vậy là Liên chìm vào giấc ngủ, Liên “không nghĩ nhiều” và “ngập vào giấc ngủ yên tĩnh” không có nghĩa là Liên đã từ bỏ, mà đơn giản đó chỉ là những “ước mơ thường trực” của cô bé nên nó luôn ở trong tiềm thức, Liên trân trọng về những ánh sáng và luôn ước mơ về nó. Thể hiện một khát vọng sống, một ước mơ được đến những nơi ánh sáng, được thoát khỏi cuộc sống tù túng và bế tắc này.

Chi tiết cuối truyện thật sự ý nghĩa, nó như một ánh sáng nhen nhóm lên trong lòng người đọc. Không những thế còn khẳng định một ngòi bút nhẹ nhàng trữ tình đẫm chất thơ của Thạch Lam. Một sư giăng mắc ám ảnh trong câu truyện, và cũng là tấm lòng nhân đạo, trân trọng ước mơ của con người của một nhà văn chân chính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *