Mở bài mẫu cho bài văn phân tích thơ Xuân Diệu

Văn mẫu lớp 11

Đề tựa cho tập Thơ Thơ của Xuân Diệu , xuất bản trước Cách mạng tháng Tám, Thế Lữ giải thích : ” Sở dĩ Xuân Diệu tham lam tình yêu , chất chứa vào lòng không chán , không đủ không nguôi , là bởi thi sĩ rất sợ cô độc ”  (Lời tựa tập Thơ thơ). Đó cũng chính là cội nguồn “niềm khát khao giao cảm với đời” của toàn bộ hồn thơ Xuân Diệu”.

MỞ BÀI THAM KHẢO

Mở bài 1

“Thế mà đã hơn một thế kỉ trôi qua, kể từ ngày Xuân Diệu từ biệt mặt đất đau khổ và thân yêu này về miền cực lạc. Chẳng biết dưới thẳm sâu của lòng đất mẹ, Xuân Diệu có được quây quần giữa chốn người âm? Không được thế chắc lòng ông lạnh lắm. Và ông cũng đã dùng thơ để chống lại những nỗi sợ hãi này. Đúng như Thế Lữ đã từng giải thích: “Sở dĩ Xuân Diệu tham lam tình yêu, chất chứa vào lòng không chán, không đủ, không nguôi, là bởi thi sĩ rất sợ cô độc” (Lời tựa tập Thơ thơ). Đó cũng chính là cội nguồn “niềm khát khao giao cảm với đời” của toàn bộ hồn thơ Xuân Diệu”.

(Đỗ Phượng Thùy)

Mở bài 2

Selley đã từng nói: “Mỗi thi nhân là một con chim họa mi đậu trong bóng đêm hoan hỉ hót ca nỗi cô đơn của mình bâng những tiếng ngọt ngào”. Câu nói ấy làm cho tôi liên tưởng đến các thi sĩ trong phong trào Thơ mới 1930 -1945, nhất là Xuân Diệu. Ông đã góp nhặt những nỗi cô đơn của mình để tạo nên những vần thơ tinh tế; tràn đầy niềm yêu đời, điều đó không có gì là nghịch lí. Bởi đằng sau những vần thơ cuồng nhiệt,, say đắm với cuộc đời ấy, người ta vẫn thấỵ rất rõ một tâm hồn cô đơn tuyệt đỉnh, một cái tôi cô độc, lẻ loi. Vì thế khi đề tựa cho tập Thơ thơ, xuất bản trước Cách mạng tháng Tám, Thế Lữ giải thích: ” Sở dĩ Xuân Diệu tham lam tình yêu , chất chứa vào lòng không chán , không đủ không nguôi , là bởi thi sĩ rất sợ cô độc” (Lời tựa cho tập Thơ thơ), Đó cũng chính là cội nguồn “niềm khát khao giao cảm với đời” của toàn bộ hồn thơ Xuân Diệu.

(Phan Thị Thu Hiền)

MỞ bài 3

Tôi nhớ mãi hai câu thơ của thi sĩ Xuân Diệu viết trước Cách mạng trong bài thơ Đa tình:

Hồn đồng thế tôi sợ gì cô độc

Ma với ma thì ôm ấp cùng nhau.

Hình như chỉ hai câu thơ ấỵ thôi cũng để muôn triệu bạn đọc hiểu được cội nguồn làm nên một hòn thơ “khát khao giao cảm với đời”, một hồn thơ lúc nào cũng cuống quýt, vồ vập trong tình ỵêu; lúc nào cũng muốn mở hồn mình ôm trọn cuộc sống này bằng tất cả niềm đam mê cháy bỏng. Sự cô độc phải chăng đã trở thành nỗi ám ảnh hãi hùng khôn nguôi suốt  cuộc  đời Xuân Diệu; từ khi Người còn là cậu bé mười bốn, mười lăm tuổi cho đến lúc từ giã cõi đời. Tôi chợt hiểu vì sao khi tựa để cho tập Thơ thơ của Xuân Diệu, Thế Lữ giải thích: “” Sở dĩ Xuân Diệu tham lam tình yêu , chất chứa vào lòng không chán , không đủ không nguôi , là bởi thi sĩ rất sợ cô độc ” (Lời tựa cho tập Thơ thơ). Đó cũng chính là cội nguồn “niềm khát khao giao cảm với đời” cùa toàn bộ hồn thơ Xuân Diệu.

Mở bài 4

“Có lẽ một trong những cội nguồn của sáng tạo thơ ca là người nghệ sĩ luôn cảm thấy tâm hồn mình cô đơn. Thơ đối với họ là những tiếng vang lên để tìm kẻ tri âm. Ở Xuân Diệu, trước cách mạng, nỗi cô đơn ấy sừng sững thành một khối cô độc, luôn ám ảnh trước mắt ông. Vì thế, Xuân Diệu gửi vào thơ tiếng nói khao khát sống, khao khát yêu của trái tim mình. Có người bảo Xuân Diệu muốn hưởng lạc. Không! “Sở dĩ Xuân Diệu tham lam tình yêu, chất chứa trong lòng không chán, không đủ, không nguôi là bởi thi sĩ rất cô độc” (Thế Lữ – tựa cho tập Thơ thơ). Đó cũng chính là cội nguồn “niềm khát khao giao cảm với đời” của toàn bộ hồn thơ Xuân Diệu”.

Mở bài 5

Ở đời, cô đơn luôn là nỗi sợ hãi của con người. Có lẽ vì thế ai cũng ao ước có cho mình một tri kỉ tri âm, như Nguyễn Khuyến có Dương Khuê, Bá Nha có Chung Tử Kì. Nhưng trong thơ ca Việt Nam hiện đại, có một người “tham lam’ hơn nhiều ấy là Xuân Diệu. Tiếng thơ của ông cũng như tiếng đàn của Bá Nha, nhưng lại khát khao muốn được giao hòa tác hợp với ức triệu Tử Kì trong cõi người này; bằng chính sợi dây tình yêu mỏng manh mà lung linh huyền diệu. Bởi vậy, Thế Lữ đã không ngần ngại đề tựa cho tập Thơ thơ của Xuân Diệu: ” Sở dĩ Xuân Diệu tham lam tình yêu , chất chứa vào lòng không chán , không đủ không nguôi , là bởi thi sĩ rất sợ cô độc ” (Thế Lữ – lời tựa cho tập Thơ thơ). Đó cũng chính là cội nguồn  nềm khát khao giao cảm với đời của toàn bộ hồn thơ Xuân Diệu.

(Hoàng Kim Dung) :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *