Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh

Văn mẫu lớp 11

Đề bài

Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh”, trích “Thượng kinh ký sự”, của Lê Hữu Trác.

Bài làm.

Nhắc tới Lê Hữu Trác chúng ta không chỉ nhớ tới một bậc danh y giỏi, mà còn là một nhà văn tài hoa, cuộc đời ông sáng tác không nhiều nhưng các tác phẩm Ông để lại, lại mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc, nó ghi lại những cảm xúc chân thật, đồng thời còn bộc lộ được tâm huyết và đức độ của ông. Với lối viết văn theo thế ký, ghi chép sự thật, việc thật, cùng với sự khéo léo của mình ông đã rất thành công với đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh”, qua bức tranh hào nhoáng nơi phủ chúa, cùng với quá trình khám bệnh cho Thế tử. Lê Hữu Trác bày tỏ thái độ phê phán, mỉa mai đối với cuộc sống nơi đây.

“Mùng 1 tháng 2”, Lê Hữu Trác nhận được lệnh chúa triệu về kinh để xem mạch, kê đơn chữa bệnh cho thế tử Trịnh cán và từ chuyến vào kinh đó bằng chính những gì mắt thấy, tai nghe đã thôi thúc Ông viết lên tác phẩm. Năm 1783 ông hoàn thành tác phẩm, “Thượng kinh ký sự”, bằng chữ Hán với thể loại ký sự, ghi lại những sự việc biến cố xảy ra trong lịch sử có tính chân thực, chính xác và tương đối hoàn chỉnh, đã giúp người đọc hình dung ra bức tranh chân thực nơi phủ chúa. Qua đây ta phải khẳng định rằng, phải tinh tế lắm Lê Hữu Trác mới có thể viết lên những tác phẩm hay như vậy, như mở ra trước mắt người đọc bức tranh chân thực, không qua chương.

Mở đầu đoạn trích là một sự việc cụ thể về thời gian, lẫn không gian, “mùng 1 tháng 2 sáng tinh mơ”, với cách kể khách quan cùng nghệ thuật gợi không khí, đã làm nổi bật sự khẩn trương, gấp gáp của nhân vật. Câu văn của Lê Hữu Trác ngắn gọn, nhẹ nhàng, nhưng rất đầy đủ, không thừa một chi tiết, giúp người đọc mường tượng ra hoàn cảnh cũng như tình huống truyện. “Lính” ở dinh đã đem cáng đến đón cụ ở ngoài cửa xin cụ Vào Phủ Chầu ngay”, câu nói ấy cho ta thấy được sự gấp gáp, quan trọng và phần nào toát lên uy quyền của phủ chúa, cùng theo bước chân của tác giả để khám phá quang cảnh nơi phủ chúa mà như tác giả đã khẳng định.

“Cá trời Nam sang nhất là đây”.

“Chúng tôi phải đi cửa sau vào phủ, người truyền lệnh dẫn tôi qua mấy lần cửa nữa”, con đường vào Phủ là cả một chặng đường dài, nếu không phải là vua chúa thì không được phép đi vào bằng cửa chính. “Ngẩng đầu lên đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”, không gian bao trùm xung quanh đâu đâu cũng là hoa, là lá mà không có khi trời. Guồng máy phục vụ đông đảo, tấp nập, “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi, vệ sĩ canh giữ cửa cung ai muốn ra vào phải có thẻ, quan truyền chỉ cũng rộn ràng tấp nập”, mọi thứ nơi đây đều chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của phủ chúa, không ai được phép tự tiện ra vào, điều này đã khiến một người vốn con quan sinh trưởng ở chốn phồn hoa như tác giả cũng phải bất ngờ, ngạc nhiên vì “chỗ nào trong Cấm Thành mình cũng biết, chỉ có những việc trong phủ Chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi”. Quả thực “bước chân đến đây ta mới hay cảnh giàu sang của vua chúa, thực khác hẳn người thường”. Để gợi ca vẻ đẹp ấy, tác giả đã ngâm một bài để ghi nhớ.

“Lầu từng gác vẽ tung mây,

Rèm Ccâu hiên ngọc, bóng mai anh đào”,

Hoa cung thoảng ngạt đưa tới,

Vườn Ngự nghe vẹt nói đòi phen”.

Nhưng đằng sau sự ca ngợi về sự hào nhoáng, uy quyền ấy là những nỗi niềm u hoài của tác giả. Cảnh đẹp nhưng lòng người không vui, hay như nhà văn Phan Đình Hổ trong “Vũ Trung Tùy Bút”, đã bày tỏ, “trong phủ tùy chỗ, điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bế đầu non. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hú tràn ngập khắp bốn bể, hoặc nửa đêm ào ào như trận mưa sa”, đó là cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa. Nhưng cuộc sống ấy nhờ đâu mà có, chắc chắn là do vơ vét của cải của nhân dân gây ra bao nhiêu tội ác. Đều ấy cũng được Phan Đình Hổ viết, “buổi ấy bao nhiêu loài trân cầm di thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa, cây cảnh ở chốn nhân gian, chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu thứ gì”. Hay như nhân dân ta có câu “cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”, cuộc sống nhân dân thì khổ cực, nhưng trái lại cuộc sống nơi phủ chúa lại sung sướng, đầy đủ. Đó có lẽ chính là cái u hoài trong lòng tác giả. Bên cạnh đó tác giả đã bày tỏ thái độ phê phán, mỉa mai cuộc sống nơi đây, một xã hội tồi tàn, thối nát, chà đạp lên sức lao động của con người.

Mọi chi tiết thực sự được miêu tả chi tiết chân thực như ta đang cùng tác giả vào cung, qua mấy lần cửa nữa mới đến điếm hậu mã quân túc trực, với kiến trúc cầu kỳ, xinh đẹp, đến nhà Đại Đường các tia, quyền bồng cao lớn và rất rộng. Đây chỉ là những căn nhà phụ, nhưng lại được trang trí rất đẹp và lộng lẫy, “phong vị của nhà đại gia”, qủa thực có khác, “mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon, vật lạ”, càng đi sâu vào phủ chúa ta cảm thấy được sự giàu sang cực điểm nơi đây và cuối cùng muốn đến nội Cung của thế tử phải qua 5, 6 lần trướng gấm, đến một căn phòng rộng được trang trí sang trọng với sập thếp vàng, ghế rồng, sơn son thếp vàng, niệm gấm. Xung quanh lấp lánh, ngạt ngào hương hoa. Đây là điều phù hợp với sức khỏe của một đứa trẻ sao? cuộc sống đầy đủ vật chất nhưng lại thiếu khi trời.

Muốn khám bệnh cho thế tử phải trải qua hàng loạt quy tắc, qua đây Lê Hữu Trác đã vẽ lên bức tranh nơi phủ chúa, với sự xa hoa cực điểm, quyền uy tột bậc nơi phủ chúa mà chưa ở đâu có được, kể cả ở cung vua. Đằng sau bức tranh phủ chúa Lê Hữu Trác đã bày tỏ thái độ phê phán, mỉa mai, các danh y của 6 cung, hai viện lúc nào cũng túc trực luân phiên nhau khám bệnh cho thế tử, nhưng không có hiệu quả. Từ đó phê phán những thầy thuốc hoặc là thiếu năng lực hoặc là thiếu bản lĩnh và từ căn bệnh của thế tử tác giả còn muốn phê phán cuộc sống thừa thãi về vật chất, nhưng lại thiếu khí trời.

Đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh”, với những nét vẽ chân thực, hình ảnh tinh tế, sắc sảo. Tác giả đã vẽ lại bức tranh xa ho, quyền quý nơi phủ chúa, cùng với sự phê phán, mỉa mai, tác giả đã ngầm lên án, tố cáo tội ác mà xã hội phong kiến tàn ác, thối nát gây ra cho những người nhân dân lao động, khiến họ phải chịu cuộc sống lầm than, cực khổ./.

 

Xem thêm :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *