Bài văn mẫu của HSG về tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Văn mẫu lớp 11

Đề bài :

Nhà phê bình văn học người Nga Bêlinxki viết “tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan,nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”.

Phân tích Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để chứng minh nhận định trên

Bài làm

Một con người suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp và làm rực sáng những cái đẹp, thiên nhiên tuyệt mỹ con người phải tài hoa, uyên bác. Nguyễn Tuân đã đem đến cho cuộc đời, cho thiên đàng của nghệ thuật văn học Việt Nam những quan niệm sáng tác lớn lao đầy triết lý, ngòi bút của ông luôn hướng đến cái cao cả, lý tưởng và uyên thâm, làm nó cháy sáng như ngọn đuốc tỏa ra những miền nghệ thuật khác. Những tác phẩm của ông có giá trị như cốt lõi của cuộc sống, là những hiện tượng lớn lao, là sự lên tiếng của nghệ thuật. Ngòi bút ông làm nên tất cả! Bởi lẽ tất cả đã chiếu vào kiệt tác “Chữ Người Tử Tù” của ông cũng cùng quan điểm ấy. Nhà phê bình văn học người Nga Bêlinxki viết “tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, Nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan. Nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”.

Nhà phê bình văn học người Nga đã đem đến một thông điệp ý nghĩa, ý kiến đúng đắn, đó là một quan điểm về văn chương và nghệ thuật một cách tiến bộ. Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, tức là nhà văn đó bê nguyên bản hiện thực ngoài đời sống vào trong tác phẩm, không hơn, không kém. Một bức tranh chụp qua đó chỉ nói lên vẻ đẹp bề ngoài, mà không hề làm toát lên được cái cốt cách bên trong của đối tượng nghệ thuật. Nếu chỉ là miêu tả thì bất cứ người nghệ sĩ nào cũng có thể làm được, nhưng nghệ thuật phải là những tiếng thét đau khổ, hay lời ca tụng hân hoan nghĩa là nghệ thuật là bản lề của cuộc đời, cuộc đời lầm than, khổ cực con người tàn tạ nhưng không có tiếng nói, đau đớn, nhưng lại không thể gào thét bởi cái “gông” từ của cuộc đời trước cách mạng. Chính là những lúc ấy nghệ thuật phải làm tiếng nói cho con người từ cái hiện thực, phải làm cho nó trở nên thấm đẫm giá trị nhân văn chứ đừng cằn cỗi, khô nhạo như trang đời. Cùng quan điểm ấy, Nam Cao cũng đã bộc lộ “nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối”, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Một tác phẩm lại càng kiệt xuất, càng có giá trị khi nó đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời, những câu hỏi tức là nghệ thuật phải nhận thức về hiện thực và lý tưởng. Nó đề cao những giá trị tốt đẹp đang còn chìm sâu trong đống bùn lầy của xã hội thực dân lý, tưởng hóa để có những phút giây thoát ly cái đau đớn và cũng chính là để tìm ra những giải pháp cho chính hiện tại.

Nguyễn Tuân tựa như là một nhà văn học đã ẩn mình trong quan điểm ấy, cả đời ông luôn đi sâu, đào bới và tìm kiếm những cái đẹp để đề cao lý tưởng, nó không thành công khi đi theo xu hướng lãng mạn và đã trở thành một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. ông đem đến và làm cho phong phú hơn nền văn học, với một số lượng tác phẩm lớn, một phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác và độc đáo của một ngòi bút bậc thầy. Ông là người tôn vinh và để cao những nét văn hóa cổ, truyền thống của con người và chỉ có thiên nhiên tuyệt mĩ và con người tài hoa mới đủ khả năng lay động ngòi bút của ông và chính điều đó đã làm nên tên tuổi của ông.

Một trong những kiệt tác của Nguyễn Tuân truyện ngắn “Chữ Người Tử Tù” là một tác phẩm lớn của nền văn học Việt Nam và đã được Vũ Ngọc Phan đánh giá là một văn phẩm cần đạt đến đỉnh cao của sự hoàn thiện và toàn mỹ. Truyện được in trong tập “vang bóng một thời” là một trong ba chủ đề sáng tác chính của nhà văn trước cách mạng, đó là nói về những vẻ đẹp một thời nay chỉ còn là bong bóng. Bằng bút pháp lãng mạn, với những nghệ thuật điêu luyện. Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công, cái tâm qua hình tượng Huấn Cao và viên quản ngục.

“Chữ người tử tù” đã bất tử trong nền văn học Việt Nam chứ không phải chỉ là bong bóng một thời. Bởi nó miêu tả cuộc sống không chỉ đơn thuần chỉ là miêu tả, mà nó là đỉnh cao của nghệ thuật trước cách mạng tháng tám năm 1945. Cuộc sống con người là đau thương và đầy đọa, là khát vọng được thoát li được vươn đến cuộc sống mới, vươn lên tầm cao của cái tài, cái lý tưởng và cao cả. Nguyễn Tuân đã vô cùng khéo léo trong việc tái hiện, hiện thực khách quan, nhưng lại qua ngòi bút lãng mạn, lý tưởng hóa nên không còn tiếng khóc oán ức, hay sự bi thảm như “Chí Phèo” của Nam Cao.

Ngay từ đầu nhà văn đặc biệt thành công trong xây dựng tình huống truyện, đó là tình thế xảy ra chuyện ngắn với mối quan hệ giữa các nhân vật hay giữa nhân vật và hoàn cảnh sống. Qua đó toát lên vẻ đẹp tâm trạng, tính cách nhân vật nhằm thể hiện ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm. Cuộc gặp gỡ của Huấn Cao và viên quản ngục thật là trớ trêu, xét trên bình diện xã hội họ là hai con người đối nghịch nhau. Huấn Cao là người anh hùng đứng dậy chống lại triều đình còn Viên quản ngục lại là đại diện cho triều đình, nhưng xét trên bình diện nghệ thuật thì nhà văn đã để họ gặp nhau như một tri âm, tri kỷ. Huấn Cao là người biết sáng tạo cái đẹp, là người bác phát cái đẹp cong viên quản ngục lại là người có nhu cầu thưởng thức cái đẹp, qua tình huống truyện nhà văn đã làm bật lên vẻ đẹp của Huấn Cao cũng như tấm lòng “biệt nhỡn hiền tài” của quản ngục.

Đúng vậy nghệ thuật của Huấn Cao là cái thâm thúy, không phải miêu tả một cách bài bản, đơn thuần. Qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Nguyễn Tuân đã khẳng định điều đó, Huấn Cao đã được ban tài hoa tỉ mỉ của nhà văn, phác họa một cách hoàn hảo với đầy đủ tài năng thiên lương và khí phách như ông đang vẽ một khu vườn hoa với đầy âm thanh và nhạc điệu. Huấn Cao có tài viết chữ nhanh và đẹp bởi học vấn uyên thâm và một tâm hồn nghệ sĩ, chữ của ông được người người ao ước và coi là báu vật. Với ông nghệ thuật phải đi liền với cái đẹp, cái thiên lương và cái tâm, chưa một lần ông ép mình cho chữ vì một lý do gì. Nhưng lại cảm phục trước tấm lòng của quản ngục, tức là cảm nhận được một tấm lòng trong thiên hạ, là một người có thiên lương cao cả và biết thức tỉnh lương thiện của người khác. Sau khi cho chữ ông khuyên quản ngục bỏ nghề nhơ bẩn, thay đổi cho chỗ ở giữ thiên lương cho bền vững. Là một người anh hùng hiên ngang, khí phách, khi chí lớn không thành ông vẫn hiên ngang thách đố lại cả ngục tù. Còn đối với quản ngục, lại hiện lên với vẻ đẹp của một con người biết giữ thiên lương, biết trân trọng và nâng niu cái đẹp và nhân cách. ông được ví như “một thanh âm trong trẻo chen vào một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”, ông là một đóa sen lớn nằm giữa bùn lầy, là ánh sáng trong giữa màn đêm u uất, là một con người đáng trân trọng.

Ngoài ra nghệ thuật của Nguyễn Tuân còn tái hiện qua việc khắc họa cảnh cho chữ “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, không giống như Vũ Đình Liên khi viết.

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Trên phố đông người qua”.

Nguyễn Tấn đã ca tụng hân hoan cái đẹp, cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học, nó làm cho con người tin vào sức mạnh cứu vớt và làm cho cuộc sống bớt khổ đau, với Nguyễn Tuân thì cái đẹp ấy khác lạ và phi thường, nó có thể nảy nở trên nền cái xấu, cái ác nhưng không thể chung sống với nó. Hơn tất cả ông cho rằng, cái đẹp có sức mạnh cảm hóa giữa chốn lao tù nhơ bẩn, hôi hám. Người thi sĩ cổ đeo gông, chân vướng xiềng, nét chữ vẫn tung hoành, nó như một luồng sáng lạ, một thứ khi giới thành cao trong trẻo phá tan cả bóng tối và ngục tù. Nét chữ của Huấn Cao là cái đẹp và nó đã chiến thắng cái ác, cái xấu. như vậy cảnh cho chữ đã làm cho tác phẩm của Nguyễn Tuân trở nên đẹp và đạt một cách bất diệt, ngày mai phải chịu án tử hình những nét chữ của ông thì còn sống mãi. Nguyễn Tuân đã ca tụng cái đẹp và đưa nó lên đỉnh cao của nghệ thuật, làm nó rực sáng cả bầu trời, như ngôi sao băng vụt qua đêm tối nhưng vẫn sáng chói lọi

“Chữ Người Tử Tù” của Nguyễn Tuân còn đặt ra những câu hỏi hay, những câu trả lời, đó mới là cái sáng nhất, đặc biệt nhất của toàn tác phẩm thấm thoát hiện lên, đó là nỗi băn khoăn một lòng trắc ẩn và phẫn uất đối với xã hội thực tại, lãng mạn nhưng không thể thoát li mà luôn hướng đến những giải pháp của cuộc đời, của xã hội. Rằng đến bao giờ Huấn Cao mới được tự do, thoải mái cho chữ trong một khung cảnh khác đi chứ không phải lao tù. Đến bao giờ gái đẹp mới được sáng vô ngần, nhưng hương hoa vẫn đang bị cản lại. Bởi sự chế ngự của bóng tối chính là xã hội thực dân tàn ác, chính vì thế cái đẹp lại càng phải tung hoành hơn nữa, con người càng phải đấu tranh hơn nữa để thật sự vươn lên đỉnh cao của nghệ thuật, của cuộc sống.

Không những tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao diễn tả hiện thực khắc nghiệt, đau thương đến quần quại, mà Nguyễn Tuân đã hướng ngòi bút theo chủ nghĩa lãng mạn với một cái tôi “ngông”, một cái tôi cá nhân được nhân vật và hiện diện trong xã hội thời kỳ 1930 đến 1945.

Đúng vậy, “tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả. Nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan. Nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi”. “Chữ người tử tù” đã đặc biệt thành công và xuất sắc khi đi theo con đường ấy, làm được điều đó hẳn rằng Nguyễn Tuân phải là người yêu cái đẹp, yêu đất nước và tài hoa uyên bác. Nó là trở thành một kiệt tác bất hủ, bất diệt, toát lên lòng yêu nước với những giá trị sâu sắc và những quan niệm nghệ thuật về văn chương. Vì nó đã vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, nên Nguyễn Tuân cũng như “Chữ người tử tù” đã là một vầng sáng và sáng mãi trong nền văn học Việt Nam mọi thời đại./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *