Chuyên đề Đọc tiểu thanh kí Nguyễn Du

Tài liệu Văn

ĐỌC TIỂU THANH KÍ

(Độc Tiểu Thanh kí)

A – KIẾN THỨC CƠ BẢN

I – VỀ NỘI DUNG

Sự đồng cảm của Nguyễn Du trước bi kịch của Tiểu Thanh : tài sắc mà bạc mệnh

Đây là bài thơ viết về một tài nữ của Trung Hoa và bài thơ cũng nằm trong mạch cảm hứng chung của Nguyễn Du về những phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh. Thực ra vấn đề “hồng nhan bạc mệnh” không phải là vấn đề mới mẻ mà đã được nói đến từ trước (bất hạnh của người cung nữ cũng là bất hạnh của người tài sắc và Cung oán ngâm khúc đã có câu : “Oan chi những khách tiêu phòng – Mà xui phận bạc nằm trong má đào”). Nhưng dẫu sao người cung nữ cũng không phải là trường hợp phổ biến cho số phận tài sắc. Chỉ đến Nguyễn Du, văn học trung đại Việt Nam mới thưc sự chú ý đến một lớp người có thân phận thấp bé trong xã hội như nàng Tiểu Thanh, Kiều, Đạm Tiên. Họ đều có tài năng và sắc đẹp, nhất là tài năng nghệ thuật, nhưng cuộc đời đều bất hạnh.

Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du qua bài thơ : thương người và tựthương ; đặt vấn đề quyền sống của những người có tài năng

– Với ĐọcTiểu Thanh kí, Nguyễn Du vừa khóc người vừa khóc mình. Bao đời nay, lòng thương người vẫn là một biểu hiện của tấm lòng nhân đạo mênh mông, cao cả. Còn biết tự thương mình là một nét mới mang tinh thần nhân bản của thời đại cuối thế kỉXVIII – đầu thế kỉ XIX, thời đại conngười không chỉ ý thức về nhân phẩm,về tài năng cá nhân mà còn thức tỉnh nỗi đau của chính mình. Tự thương cũng là một nét mới trong tinh thần nhân bản của NguyễnDuvìđóchínhlàsựtự ý thức, làbằngnướcmắtmàthấminbản ngãcủa mìnhđểchống lạisự chi phốicủaquan niệm phi ngã,vô ngã.

– Giá trị nhânbảnđặcsắccủabàithơlà ở chỗNguyễnDuđãđặtvấnđề về quyền sống của những người nghệ sĩ. Ông đã thấy ý nghĩa xã hội của người nghệ sĩ, người cống hiến cho cuộc đời những giá trị tinh thần tốt đẹp. Nhà nhà thơ không chỉ cần quan tâm, đồng cảm với những nạn nhân của xã hội phong kiến theo nghĩa những người đói cơm rách áo, cần được chăm lo bảo vệ mà còn phải biết thương yêu, trân trọng những chủ nhân của các giá trị văn hoá tinh thần. Khi những chủ nhân này là người phụ nữ thì sự đồng cảm nhà thơ lại có ý nghĩa sâu sắc hơn.

II – VỀ NGHỆ THUẬT

Tác dụng của kết cấu thơ Đường luật trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề bài thơ : mỗi phần của bài thơ vừa có vị trí riêng vừa liên kết chặt chẽ với nhau trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề chung của toàn bài.

– Hai câu đề bắt đầu bằng một sự kiện cụ thể : tác giả hình dung quang cảnh hoang phế ở Tây Hồ, nơi đã diễn ra cuộc đời đầy buồn tủi của nàng Tiểu Thanh, hình dung những mảnh giấy còn sót lại của thơ Tiểu Thanh, từ đó mà xúc cảm trỗi dậy. Đây là bài thơ được viết theo nguyên lí vật cảm thuyết của thi pháp trung đại (tình do vật, tức là ngoại cảnh khơi gợi, tình được cảnh kích phát, gợi hứng).

– Hai câu thích thực nêu những suy nghĩ, liên tưởng được khơi gợi từ cảnh vật. Hai câu này mới chủ yếu giới hạn trong phạm vi suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh, một người đẹp (son phấn) và có tài văn chương.

– Hai câu luận bắt đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ đến sự tương đồng giữa thânphậncủabảnthântácgiả vớithânphậncủanàngTiểu Thanhvàbình luận đây là chuyện đáng hận.

– Tiếng khóc ở haicâu kếtcuốibàicó ý nghĩa kháiquát,nhưlờibìnhcủa Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân : “… người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông lụy của bọntàitử khắp tronggầmtrờivà suốtcả xưanayvậy”. Bàithơđitừ trường hợp cụ thể đến tư tưởng khái quát về thân phận chung của người tài sắc.

B – LUYỆN TẬP

I – BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời :

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,

Ðộc điếu song tiền nhất chỉ thư

Chi phấn hữu phần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh lụy phần dư.

Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kì oan ngã tự cư.

Bất chi tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

( Ngữ Văn 10-Tập I)

Câu hỏi 1: Tiêu đề của bài thơ là gì?
a. Ðộc Tiểu Thanh Kí
b. Long thành cầm giả ca.

Sở kiến hành.
d. Văn chiêu hồn

Câu hỏi 2: Tác giả bài thơ này là ai?
a.Nguyễn Trãi.
b. Hồ Xuân Hương.
c.Ðoàn Thị Ðiểm.
d.  Nguyễn Du

Câu hỏi 3: Tiểu Thanh là người nước nào?
a. Việt Nam.
b. Trung Quốc.
c.  Lào.
d.   Mông Cổ.

Câu hỏi 4: Cảm hứng của bài thơ này là gì?
a. Tình yêu tha thiết với thiên nhiên.
b. Tình yêu đối với người phụ nữ.
c. Thương xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài sắc.
d. Bất bình trước sự phân biệt bình đẳng nam và nữ trong xã hội phong kiến.

Câu hỏi 5: Tố Như là ai?

Nguyễn Du .
b. Tiểu thanh .
c.  Thuý Kiều.
d. Thuý Vân.

Câu hỏi 6: Tại sao Nguyễn Du viết: “Ta tự thấy là người cùng một hội với một kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã”
a. Nguyễn Du thấy đau đớn,xót thương cho Tiểu Thanh.
b. Nguyễn Du thấy đau đớn,xót thương cho chính mình.
c.  Nguyễn Du đồng cảm với thân phận bất hạnh của nàngTiểu Thanh vì ông cũng có số phận tương tự.
d.    Lên án ,tố cáo chế độ xã hội.

Câu hỏi 7: Câu thơ mở đầu Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,không gợi đến ý nào sau đây ?

Sự tàn lụi của cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp
b. Sự biến đổi khôn lường của cuộc đời dâu bể
c. Sự sa cơ lỡ bước của người anh hùng
d. Số phận mong manh của những kiếp hồng nhan

Câu hỏi 8: Hai câu thơ 3-4 thể hiện tình cảm gì của Nguyễn Du đối với cuộc đời và số phận Tiểu Thanh?
   
a. Cảm thương và trân trọng
b. Khẳng định và ngợi ca
c. Ngậm ngùi và oán thán
d. Chua xót và uất hận

Câu hỏi 9: Câu thơ Cổ kim hận sự thiên nan vấn được hiểu như thế nào ?
a. Mối hận muôn đời chỉ có trời mới trả lời được
b. Mối hờn của người xưa và người nay chỉ có trời đất chứng giám

Mối hận xưa nay dẫu có hỏi trời cũng chỉ là vô ích.
d.Mối hận xưa nay là do trời bất công gây nên.

Câu hỏi 10: Câu thơ Phong vận kì oan ngã tự cư không thể hiện điều gì ?
a.Sự gắn bó của những con người cùng cảnh ngộ cơ hàn
b. Niềm đồng cảm của những người cùng hội cùng thuyền
c.Đề cao phẩm chất của những người tài hoa.
d. Bày tỏ kín đáo nỗi tâm sự của chính tác giả.

Câu hỏi 11: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là :
a. Âm điệu ai oán, từ ngữ cô đọng, giàu sức gợi tả
b. Ngôn ngữ trang trọng, trau chuốt, nhiều câu cảm thán.
c. Sử dụng nhiều điển tích , điển cố có giá trị gợi tả.
d. Sử dụng các biên pháp so sánh và đảo ngữ.

Câu hỏi 12: Dòng nào sau đây nói đúng về cách gieo vần trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật:
a. Vần lưng
b. Vần trắc
c. Độc vận
d.Thất vận.

Câu hỏi 13: Trong bài thơ, hai câu cuối có hiện tượng :

Thất vận
b.   Thất niệm
c. Đối không chỉnh
d.  Không đối

 

TRẢ LỜI

[1]=’a’

[2]=’d’

[3]=’b’

[4]=’c’

 

[5]=’a’

[6]=’c’

[7]=’c’

[8]=’a’

[9]=’c’

 

[10]=’a’

[11]=’a’

[12]=’c’

[13]=’b’

 

 

II– BÀI TẬP ĐỌC HIỂU

Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

 

Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng? 

( Đọc Tiểu Thanh kí, Trang 131, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006)

1/ Văn bản trên thể hiện tâm trạng gì của Nguyễn Du?

2/ Xác định thể thơ của văn bản?

3/ Xác định phép đối trong câu thơ 3 và 4? Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép đối đó?

4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về sự đồng cảm trong cuộc sống hôm nay từ văn bản trên.

Trả lời:

1/ Văn bản trên thể hiện tâm trạng xót thương, day dứt của Nguyễn Du đối vời nỗi oan của những người tài hoa bạc mệnh.

2/ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

3/Phép đối trong câu thơ 3 và 4 :  Son phấn có thần- Văn chương vô mệnh ; Chôn vẫn hận-đốt còn vương

Hiệu quả nghệ thuật của phép đối đó: Khẳng định cái đẹp văn chương sẽ không bao giờ chết, dẫu người sở hữu chúng thì luôn long đong, lận đận, thậm chí là chết trong buồn tủi, cô đơn.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: từ sự đồng cảm, sẻ chia của nhà thơ Nguyễn Du với cái đẹp và người làm ra cái đẹp ( nàng Tiểu Thanh), thí sinh suy nghĩ về sự đồng cảm trong cuộc sống hôm nay. D0oa5n văn cần trả lời các câu hỏi : đồng cảm là gì ? Ý nghĩa của sự đồng cảm ? Phê phán lối sống vô cảm. Rút ra bài học nhận thức và hành động.

 

Đề 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

 

Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng? 

( Đọc Tiểu Thanh kí, Trang 131, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006)

1/ Nêu ý nghĩa văn bản trên?

2/ Nhìn một cách khái quát, văn bản trên chia làm 2 phần. Hãy đặt tên cho mỗi phần .

3/ Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu hỏi tu từ ở cuối văn bản?

4/ Văn bản đặt vấn đề sâu sắc về mối quan hệ nào?

Trả lời:

1/ Ý nghĩa văn bản: Niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế; vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du.

2/ Nhìn một cách khái quát, văn bản trên chia làm 2 phần. Bốn câu đầu là khóc nàng Tiểu Thanh. Bốn câu sau là Nguyễn Du tự khóc mình.

3/Hiệu quả nghệ thuật của câu hỏi tu từ ở cuối văn bản : Đó là câu hỏi nhưng không có câu trả lời. Nguyễn Du xót thương Tiểu Thanh đồng nghĩa xót thương bản thân mình. Tiểu Thanh may mắn được nhiều người biết đến, trong đó có Nguyễn Du. Nguyễn Du thì không biết rồi đây có ai khóc mình như mình khóc Tiểu Thanh không ? Tâm sự của nhà thơ là tâm sự u hoài của một tài năng văn chương, của một nhân cách lớn, thể hiện tấm lòng nhân đạo bao la của một đại thi hào dân tộc.

4/ Văn bản đặt vấn đề sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ sĩ, văn chương và cuộc đời.

 

III– BÀI TẬP TỰ LUẬN

Phân tích bi kịch của Tiểu Thanh và sự đồng cảm của tác giả trước bi kịch đó.

Chỉ ra điểm tương đồng giữa bài Đọc Tiểu Thanh kí và đoạn thơ sau trong Truyện Kiều:

Rằng : Hồng nhan tự thuở xưa,

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.

Nỗi niềm tưởng đến mà đau,

Thấy người nằm đó biết sau thế nào?

Bài thơ đi từ một trường hợp cụ thể đến khái quát về thân phận chung của người tài sắc. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó.

ĐÁP ÁN

Bốn câu thơ đầu là khóc người, thương người, là lệ dành cho Tiểu Thanh.

– Nguyễn Du đến với Tiểu Thanh trong một hoàn cảnh có phẩn giống Kiều đến với Đạm Tiên. Nấm mồ Đạm Tiên “sè sè nấm đất bên đường” gợi lên ở Kiều bao mối thương tâm. Cái gò hoang nơi chôn Tiểu Thanh gợi lên ở Nguyễn Du bao điều thổn thức : “Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang”. Tiếng thơ như tiếng than buột miệng thành lời. Mới nghe qua tưởng là lời than chung cho lẽ đời dâu bể, nhưng ngẫm kĩ thì hoá ra là lời than trước cái đẹp bị dập vùi. Hình tượng thơ đặt trong sự đối lập : cảnh đẹp/gò hoang gợi nghịch cảnh éo le. Từ tẫn trong nguyên bản chữ Hán “Hoa uyển tẫn thành khư” gợi sự đổi thay khốc liệt : vườn hoa Tây Hồ đẹp là thế mà nay đã thay đổi hết, không lưu lại một chút dấu vết nào. Trong Truyện Kiều, Thuý Kiều tri ngộ với số phận Đạm Tiên là qua lời kể của Vương Quan, còn ở Đọc TiểuThanh kí; Nguyễn Du thấu hiểu nỗi oan khuất của Tiểu Thanh qua mảnh giấy tàn của nàng để lại : “Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”. Chữ độc và chữ nhất trong câu thơ chữ Hán cũng là để nói một lòng đau tìm gặp một hồn đau.

– Đời Tiểu Thanh là điển hình của hai nỗi oan lớn : hồng nhan bạc mệnh, tài mệnh tương đố. Người đẹp như nàng mà bất hạnh, chết trẻ. Có tài thơ văn như nàng mà bị dập vùi. Di cảo của Tiểu Thanh chính là di hận:

Son phấn có thần chôn vẫn hận,

Văn chương không mệnh đốt còn vương.

Nguyễn Du nhắc tới hai cái oan trong dời Tiểu Thanh bằng những ẩn dụ tuợng trưng quen thuộc : son phấn tượng trưng cho sắc đẹp, văn chương tượng trưng cho tài năng. Nếu hiểu son phấn, văn chươnglà chủ thể tự hận, tự thương thì đưa tới cách cảm nhận : son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết, văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở. Nếu hiểu son phấn, văn chương là đối tượng thương cảm của người đời thì dẫn đến cách cảm nhận : son phấn như có thần, sau khi chết người ta còn thương tiếc, văn chương có số mệnh gì mà người ta phải bận lòng đến những bài thơ còn sót lại sau khi đốt. Câu thơ Nguyễn Du đã hoá đồng tâm trạng chủ thể và khách thể, dẫn đến sự hợp lí của cả hai cách hiểu nói trên. Vả lại sợi chỉ để xâu chuỗi cả hai cách hiểu đó chính là cảm hứng khẳng định sự vĩnh hằng của cái đẹp và tài năng. Cái đẹp có thể tàn về thân xác nhưng cái hồn, cái thần của nó thì chôn vẫn hận. Cái mệnh của Tiểu Thanh thật ngắn ngủi mà cái mệnh văn chương của nàng thì dẫu đốt còn vương.

– Đặt trong hoàn cảnh quan niệm chính thống phủ nhận tài hoa, trí tuệ của người phụ nữ mới càng thấy hết sự cao cả và chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Nguyễn Du.

Trong Truyện Kiều, Thuý Kiều đã tri ngộ với thân phận Đạm Tiên qua những vần thơ xiết bao nỗi thương tâm :

Rằng : Hồng nhan tự thuở xưa,

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.

Nỗi niềm tưởng đến mà đau,

Thấy người nằm đó biết sau thế nào?

Có thể thấy rằng bốn câu thơ trên có nhiều điểm tương đồng với Đọc Tiểu Thanh kí. Hai câu đầu là niềm xót thương của nàng Kiều cho Đạm Tiên – một số phận hồng nhan bạc mệnh, cùng hoà điệu với tiếng khóc của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh, người con gái tài sắc mà chết trẻ. Còn hai câu thơ sau lại là dự cảm của Thuý Kiều cho chính thân phận của nàng, từ thương người đã chuyển thành thương mình. Điều này có nét nghĩa tương đồng với hai câu kết trong bài Đọc Tiểu Thanh kítừ thương người, thương đời, ý thơ chuyển sang tự thương dưới dạng một câu hỏi : Ba trăm năm sau liệu có ai khóc Tố Nhưchăng? Bất tri – chưa biết được. Niềm tự thương, tự đau lên tới cực độ.

Chính cảm hứng ngưỡng mộ cái đẹp, tài năng là dấu nối giữa số phận Tiểu Thanh với bao người tài hoa mệnh bạc, trong đó có cả Nguyễn Du.

– Từ hai câu thực nói về nỗi hận, nỗi oan của Tiểu Thanh, tác giả dùng hai câu luận đểbànrộngranỗihờn,nỗioancủa tàihoa,trítuệ trong trườngkìlịchsử:

Nỗihờn kim cổ trời khôn hỏi,

Cái án phong lưu khách tựmang.

Nguyễn Du đã từ cái hận của Tiểu Thanh mà nghĩ tới cái hận muôn đời, cái hận xưa nay cứ triền miên, không bao giờ chấm dứt. Lời thơ như muốn hướng câu hỏi tới bầu trời để giải đáp một vấn đề của cuộc sống nhân sinh nơi trần thế. Nhưng có hỏi trời thì cùng không một lời giải đáp, vì thế càng hận, càng nhức nhối vô cùng.

– Bên cạnh cái hận là cái án phong lưu. Và đây lại là một nghịch cảnh đau xót : khách phong lưu mà lại khổ, lại phải mang cái án với nỗi oan lạ lùng. Đến câu thơ thứ saus này thì khách thể và chủ thể đã nhập làm một : “Phong vận kì oan ngã tự cư”. Câu thơ dịch chữ ngã (tôi, ta) thành chữ khách đã không tô đậm được yếu tố chủ thể nhập thân vào khách thể. Nguyễn Du tự coi mình là “người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã”.

– Do đó, bài thơ không chỉ dừng lại ở tiếng khóc dành cho nàng Tiểu Thanh mà còn là tiếng khóc chung cho những con người tài sắc trong xã hôi phong kiến xưa, trong đó có cả Nguyễn Du.

C – LUYỆN ĐỀ

ĐỀ 1: Phân tích bài thơ Đọc “Tiểu Thanh kí”của Nguyễn Du.

* Lập dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu Nguyễn Du và bài Đọc “ Tiểu Thanh kí”. Bài thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật (chép bài thơ vào)

Thân bài:

Khái quát về bài thơ:

– Xuất xứ, hoàn cảnh viết bài thơ

– Tóm tắt nội dung, nêu bố cục bài thơ.

Phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ:

Hai câu đề: (trích thơ)

Nghệ thuật : đối lập, từ ngữ gợi cảm xúc (độc điếu, nhất chỉ thư….)

Nội dung: tiếng thở dài của tác giả trước lẽ “biến thiên dâu bể” của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn.

Hai câu thực : (trích thơ)

Nghệ thuật : sử dụng phép đối, phép ẩn dụ

– Nội dung: Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh; gợi nhớ lại cuộc đời, số phận bi thương của Tiểu Thanh.

Hai câu luận: (trích thơ)

– Nghệ thuật: sử dụng phép đối, câu hỏi tu từ

– Nội dung: Niềm cảm thông đối với những kiếp hồng nhan, những người tài hoa bạc mệnh

Hai câu kết: (Trích thơ)

– Nghệ Thuật : câu hỏi dài, tâm trạng buồn mang dấu ấn cá nhân (Tố Như)

– Nội dung : Tiếng lòng khao khát tri âm.

Cả bài thơ:

– Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.

– Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí.

III. Kết bài : Kết luận về nội dung, nghệ thuật bài thơ. Cảm nghĩ về tác giả, tác phẩm.

 

Mở bài Bên cạnh kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du còn để lại cho văn học dân tộc nhiều bài thơ chữ Hán có giá trị. Thơ của Nguyễn Du chủ yếu thuộc loại thơ cảm thương. Thương người nghèo, thương người đói, thương con người trong cuộc bể dâu. Là một con người có tấm lòng nhân đạo cao cả, là người nghệ sĩ có tình yêu tha thiết với cái đẹp, nên tình cảm và tâm huyết của ông tập trung ở những bài thơ về thân phận “tài hoa bạc mệnh”. Đó là nàng Kiều, là người ca nữ đất Long Thành, là nàng Tiểu Thanh… Có thể nói : trân trọng tài năng và đồng cảm với số phận bi kịch của họ là tinh thần nhân đạo xuyên suốt trong cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Du. Một trong những bài thơ thể hiện điều đó là bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”( chép bài thơ vào)
Thân bài : Giới thiệu nàng Tiểu Thanh, khái quát bài thơ           Độc Tiểu Thanh kí là bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với tấn bi kịch số phận của nàng Tiểu Thanh, người con gái tài sắc vẹn toàn mà mệnh yểu. Tiểu Thanh là người con gái có tài có sắc sống vào đầu đời Minh ở Trung Quốc. Nàng họ Phùng, lấy lẽ một người cũng tên là Phùng. Vợ cả ghen hành hạ, nàng buồn khổ đến chết khi mới mười tám tuổi, nay ở Cô Sơn, Chiết Giang vẫn còn mộ. Trước tập thơ còn sót lại và câu chuyện về số phận bi thảm của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã bày tỏ sự đồng cảm của mình. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, bố cục 4 phần : đề-thực- luận-kết.Độc “Tiểu Thanh kí” nằm ở cuối Thanh Hiên thi tập, tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du.
Phân tích hai câu đề   Hai câu đề là hai câu tả cảnh để mà kể việc:

“Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.”

Câu thơ đầu trước hết là cảm nhận trực tiếp về cảnh vật ở Tây Hồ của tác giả. Hình ảnh thiên nhiên có sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại: quá khứ thì xinh đẹp, phát triển, tươi tốt; còn hiện tại vườn hoa bên Tây Hồ giờ đã trở thành một gò hoang, bãi hoang,…hoang phế, lụi tàn, buồn vắng, thê lương, gợi thoáng chút chua xót cho những gì đã qua. Câu thơ nhói lên nỗi buồn thương nhân tình thế thái, sự biến đổi của cảnh vật trong dòng chảy của thời gian. Nguyễn Du đã mượn sự biến đổi của thiên nhiên mà ngụ ý sự biến đổi khôn lường của cuộc đời, con người. Đó là sự ý thức về cái vô hạn của trời đất với cái hữu hạn của con người. Nó gợi lên sự tàn lụi không thể nào tránh khỏi cho một kiếp người, cho một kiếp hồng nhan.

Câu thơ thứ hai gợi ra tư thế và cảm xúc của nhà thơ khi đọc lại “nhất chỉ thư” (trang thơ còn xót lại, mảnh giấy tàn,…) của Tiểu Thanh bên cửa sổ. “Độc điếu song tiền” là một mình đứng bên khung cửa sổ, vừa đọc vừa khóc. Một khung cửa sổ tương thông lòng người với vũ trụ , tương thông lòng người với tình người . Bên những mảnh thơ tàn của một tài hoa bị vùi dập, Nguyễn Du cảm nhận và thổn thức đau thương.

Như vậy, hai câu đề là tiếng thở dài của tác giả trước lẽ “biến thiên dâu bể” của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn: vạn vật đổi thay, Tiểu Thanh bị vùi lấp trong quên lãng nhưng nhà thơ đã nhớ và viếng nàng qua “nhất chỉ thư”.

Phân tích hai câu thực Hai câu thực nêu lên những suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh thông qua hai hình ảnh ẩn dụ “son phấn” và “văn chương” :

“ Son phấn có thần chôn vẫn hận,

Văn chương không mệnh đốt còn vương”.

“Son phấn” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sắc đẹp của Tiểu Thanh, sắc đẹp ấy bị vùi dập, bị chôn lấp một cách tàn nhẫn, thế nên dù chết đi rồi, linh hồn nàng vẫn còn oán hận. Nhưng nàng hận ai? Vì sao hận? mới chính là câu hỏi xoáy sâu vào lòng người. Tiểu Thanh đến chết và cả sau khi chết vẫn hận chồng, hận người vợ cả tàn bạo, ghen tuông phũ phàng khiến nàng phải chết trong buồn khổ, bệnh tật. Nàng hận trời cao không tỏ nỗi oan của nàng. Hay chính Nguyễn Du cùng oán hận với nàng, với người tri kỉ cùng hội cùng thuyền, người đẹp chết trẻ, chết oan.

“Văn chương” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho tài năng hơn người của Tiểu Thanh. Câu thơ vừa gợi lên phần dư còn xót lại của tập thơ bị đốt dở dang, vừa nói lên nỗi oan khốc, đoản mệnh của một tài năng. Nguyễn Du thoáng một chút động lòng mà nghe đã tê tái, tang thương. Oan khốc hơn là số phận những áng văn thơ, chúng có tội tình gì mà phải trở thành tro bụi? Tiểu Thanh chết đi nhưng linh hồn nàng còn trú ngụ nơi trần gian. Linh hồn ấy là trái tim, là tâm sự, là nửa cuộc đời còn ẩn mãi trong mỗi trang thơ. “Son phấn” và “văn chương” là sắc đẹp, tài năng của Tiểu Thanh, đó là cái đẹp toàn mĩ nhưng không được coi trọng, không được gìn giữ, phải chăng đây là số phận chung của những bậc tài hoa trong thiên hạ “tài hoa bạc mệnh, má hông truân chuyên”.

Như vậy, hai câu thơ là nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh, gợi nhớ lại cuộc đời, số phận bi thương của nàng Tiểu Thanh: tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ và bị đày ải đến chết vẫn không được buông tha .

Phân tích hai câu luận Hai câu luận bắt đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ:

“Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang”

Trong câu thơ dịch , chữ “nỗi hờn” chưa diễn đạt được hết ý nghĩa của hai từ “hận sự”. Vậy mối hận “kim cổ”  ở đây nghĩa là gì? Đó là mối hận của người xưa – Tiểu Thanh và người thời nay – những người phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh” đang sống cùng thời với Nguyễn Du, thậm chí cả những con người có tài năng thơ phú như nhà thơ Nguyễn Du nữa. Họ đều là những người đã gặp bao điều không may trong cuộc sống. Từ đó Nhà thơ cho rằng : Có một thông lệ vô cùng nghiệt ngã đó là ông trời luôn bất công với những con người tài sắc. Sự bất công ấy đâu chỉ đến với riêng người phụ nữ tài hoa bạc mệnh Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của bao người. Nỗi hận ấy từ hàng trăm năm nay không có gì thay đổi. Bởi vậy nó như một câu hỏi lớn không lời đáp cứ treo lơ lửng giữa không trung đến “ông trời ”cũng “không hỏi được”.

Như vậy, hai câu luận thể hiện niềm cảm thông đối với những kiếp hồng nhan, những người tài hoa bạc mệnh. Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du khái quát về quy luật nghiệt ngã “tài mệnh tươn đố”, “hồng nhan bạc phận”  và tự nhận thấy mình cũng là kẻ cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lùng, bộc lộ nỗi đồng cảm sâu xa.

Phân tích hai câu kết Hai câu kết là tiếng lòng của nhà thơ mong tìm thấy một tiếng lòng đồng cảm của người đời sau:

“Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Người đời ai khóc Tố Như chăng?”

Hai câu cuối lạ, chuyển ý bất ngờ, từ thương người, Nguyễn Du chuyển mạch đến thương mình. Hai câu thơ kết cấu thành một câu hỏi. Câu hỏi hướng đến những điệu hồn tri âm. Không hỏi quá khứ, không hỏi hiện tại, vì quá khứ và hiện tại đều bế tắc. Câu hỏi hướng đến tương lai, tỏ bày nỗi khao khát tri âm. Với nàng Tiểu Thanh, ba trăm năm sau đã có một Nguyễn Du “thổn thức” , không biết “với mình” liệu ba trăm năm sau có ai biết đến mà cảm thông? Câu thơ trĩu nặng nhưng vẫn thể hiện niềm tin của Nguyễn Du vào nhân tâm của con người.

Hai câu cuối, khóc Tiểu Thanh, Nguyễn Du “trông người lại nhớ đến ta” và hướng về hậu thế tỏ bày nỗi khao khát tri âm của mọi kiếp người tài hoa mà phải chịu mọi đau khổ trên đời.

Nhớ đến, thương đến cố nhân, tác giả chạnh lòng thương chính bản thân mình và những người nghệ sĩ. Đó chính là khởi nguồn cho cảm hứng nhân văn cao cả của bài thơ. Từ sự thương xót và đồng cảm với Tiểu Thanh, nhà thơ muốn gửi gắm sự trân trọng của mình đến những người nghệ sĩ nói chung – những chủ nhân của những giá trị tinh thần. Bày tỏ sự cảm thông chia sẻ với họ là một dấu hiệu tiến bộ trong chủ nghĩa nhân bản của Nguyễn Du. Tình thương yêu và sự quan tâm của nhà thơ đã vượt qua những giới hạn về không gian và thời gian. Nó không chỉ là sự quan tâm chia sẻ với những con người bất hạnh mà hơn thế nữa còn là sự thương yêu và trân trọng con người.

Với việc sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ; ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí, bài thơ đã thể hiện rõ nỗi lòng của Nguyễn Du đối với nỗi oan của những người tài hoa bạc mệnh.

 

Nghệ thuật bài thơ         Với nghệ thuật sáng tạo ngôn từ, hình ảnh hàm súc cao độ, bài thơ thể hiện nổi bật tâm trạng xót thương, day dứt của Nguyễn Du đối với nỗi oan của những người tài hoa bạc mệnh. Tác giả sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ. Ngôn ngữ thơ trữ tình, đậm chất triết lí.
Kết bài Tóm lại, qua bài thơ, tác giả thể hiện một tư tưởng nhân đạo rất sâu sắc : Con người hãy biết thương yêu đồng loại, trân trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, hãy đừng vô tình với nỗi đau của mọi người. Bài thơ còn thể hiện một khát khao cháy bỏng của người nghệ sĩ, đó là khát khao được đồng cảm, được thấu hiểu và được sẻ chia.

 

ĐỀ 2:  Phân tích bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du để làm rõ ý kiến: “Bài thơ thể hiện cảm xúc suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Điều đó cũng nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.”

* Lập dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu Nguyễn Du và bài Đọc “ Tiểu Thanh kí”. Bài thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật (chép bài thơ vào)

Thân bài:

Khái quát về bài thơ:

– Xuất xứ, hoàn cảnh viết bài thơ

– Tóm tắt nội dung, nêu bố cục bài thơ.

– Giải thích:

+ Người có số phận bất hạnh: cuộc đời không may mắn, chịu nhiều thiệt thòi.

+ Chủ nghĩa nhân đạo: lòng yêu thương con người, đồng cảm, sẻ chia với những người có số phận bất hạnh.

Phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ:

Hai câu đề: (trích thơ)

Nghệ thuật : đối lập, từ ngữ gợi cảm xúc (độc điếu, nhất chỉ thư….)

Nội dung: tiếng thở dài của tác giả trước lẽ “biến thiên dâu bể” của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn.

Hai câu thực : (trích thơ)

Nghệ thuật : sử dụng phép đối, phép ẩn dụ

– Nội dung: Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh; gợi nhớ lại cuộc đời, số phận bi thương của Tiểu Thanh.

Hai câu luận: (trích thơ)

– Nghệ thuật: sử dụng phép đối, câu hỏi tu từ

– Nội dung: Niềm cảm thông đối với những kiếp hồng nhan, những người tài hoa bạc mệnh

Hai câu kết: (Trích thơ)

– Nghệ Thuật : câu hỏi dài, tâm trạng buồn mang dấu ấn cá nhân (Tố Như)

– Nội dung : Tiếng lòng khao khát tri âm.

NT Cả bài thơ:

– Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.

– Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí.

Bình luận:

III. Kết bài : Kết luận về nội dung, nghệ thuật bài thơ. Cảm nghĩ về tác giả, tác phẩm.

* Bài văn tham khảo:

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Sự nghiệp sáng tác của ông khá đồ sộ, ông để lại nhiều tập thơ với nhiều bài thơ hay và có giá trị. Phần lớn trong sáng tác của Nguyễn Du là cảm hứng thương xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài sắc, một trong những bài thơ thể hiện điều đó là bài “Đọc Tiểu Thanh kí”. Đây là bài thơ chữ Hán tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo của nhà thơ. Bài thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và ngệ thuật:

“Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.

Son phấn có thần chôn vẫn hận,

Văn chương không mệnh đốt còn vương.

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,

Cái án phong lưu khách tự mang.

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Người đời ai khóc Tố Như chăng ?”

“Đọc Tiểu Thanh kí” năm ở cuối “Thanh Hiên thi tập”, tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Bài thơ thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với tấn bi kịch về số phận của nàng Tiểu Thanh, người con gái tài sắc vẹn toàn mà mệnh yểu. Tương truyền Tiểu Thanh là người con gái có tài có sắc, sống vào đầu đời Minh ở Trung Quốc. Vốn thông minh nên từ nhỏ cô đã thông hiểu nhiều môn nghệ thuật như thi ca, âm nhạc. Năm 16 tuổi, cô làm lẽ một nhà quyền quý.Vợ cả là người hay ghen, bắt cô phải sống riêng trên Côn Sơn, cạnh Tây Hồ. Vì đâu buồn, cô sinh bệnh rồi chết khi mới mười tám tuổi. Trước tập thơ còn sót lại và câu chuyện về số phận bi thảm của nang Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã bày tỏ sự đồng cảm của minh. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, bố cục bốn phần: đề – thực – luận – kết.

   Hai câu đề là hai câu tả cảnh để mà kể việc:

“Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.”

Câu thơ đầu trước hết là cảm nhận trực tiếp về cảnh vật ở Tây Hồ của tác giả. Hình ảnh thiên nhiên có sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại: quá khứ thì xinh đẹp, phát triển, tươi tốt; còn hiện tại vườn hoa bên Tây Hồ giờ đã trở thành một gò hoang, bãi hoang,…hoang phế, lụi tàn, buồn vắng, thê lương, gợi thoáng chút chua xót cho những gì đã qua. Câu thơ nhói lên nỗi buồn thương nhân tình thế thái, sự biến đổi của cảnh vật trong dòng chảy của thời gian. Nguyễn Du đã mượn sự biến đổi của thiên nhiên mà ngụ ý sự biến đổi khôn lường của cuộc đời, con người. Đó là sự ý thức về cái vô hạn của trời đất với cái hữu hạn của con người. Nó gợi lên sự tàn lụi không thể nào tránh khỏi cho một kiếp người, cho một kiếp hồng nhan.

Câu thơ thứ hai gợi ra tư thế và cảm xúc của nhà thơ khi đọc lại “nhất chỉ thư” (trang thơ còn xót lại, mảnh giấy tàn,…) của Tiểu Thanh bên cửa sổ. “Độc điếu song tiền” là một mình đứng bên khung cửa sổ, vừa đọc vừa khóc. Một khung cửa sổ tương thông lòng người với vũ trụ , tương thông lòng người với tình người . Bên những mảnh thơ tàn của một tài hoa bị vùi dập, Nguyễn Du cảm nhận và thổn thức đau thương.

Như vậy, hai câu đề là tiếng thở dài của tác giả trước lẽ “biến thiên dâu bể” của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn: vạn vật đổi thay, Tiểu Thanh bị vùi lấp trong quên lãng nhưng nhà thơ đã nhớ và viếng nàng qua “nhất chỉ thư”.

    Hai câu thực nêu lên những suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh thông qua hai hình ảnh ẩn dụ “son phấn” và “văn chương” :

“ Son phấn có thần chôn vẫn hận,

Văn chương không mệnh đốt còn vương”.

“Son phấn” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sắc đẹp của Tiểu Thanh, sắc đẹp ấy bị vùi dập, bị chôn lấp một cách tàn nhẫn, thế nên dù chết đi rồi, linh hồn nàng vẫn còn oán hận. Nhưng nàng hận ai? Vì sao hận? mới chính là câu hỏi xoáy sâu vào lòng người. Tiểu Thanh đến chết và cả sau khi chết vẫn hận chồng, hận người vợ cả tàn bạo, ghen tuông phũ phàng khiến nàng phải chết trong buồn khổ, bệnh tật. Nàng hận trời cao không tỏ nỗi oan của nàng. Hay chính Nguyễn Du cùng oán hận với nàng, với người tri kỉ cùng hội cùng thuyền, người đẹp chết trẻ, chết oan.

“Văn chương” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho tài năng hơn người của Tiểu Thanh. Câu thơ vừa gợi lên phần dư còn xót lại của tập thơ bị đốt dở dang, vừa nói lên nỗi oan khốc, đoản mệnh của một tài năng. Nguyễn Du thoáng một chút động lòng mà nghe đã tê tái, tang thương. Oan khốc hơn là số phận những áng văn thơ, chúng có tội tình gì mà phải trở thành tro bụi? Tiểu Thanh chết đi nhưng linh hồn nàng còn trú ngụ nơi trần gian. Linh hồn ấy là trái tim, là tâm sự, là nửa cuộc đời còn ẩn mãi trong mỗi trang thơ. “Son phấn” và “văn chương” là sắc đẹp, tài năng của Tiểu Thanh, đó là cái đẹp toàn mĩ nhưng không được coi trọng, không được gìn giữ, phải chăng đây là số phận chung của những bậc tài hoa trong thiên hạ “tài hoa bạc mệnh, má hông truân chuyên”.

Như vậy, hai câu thơ là nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh, gợi nhớ lại cuộc đời, số phận bi thương của nàng Tiểu Thanh: tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ và bị đày ải đến chết vẫn không được buông tha .

     Hai câu luận bắt đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ:

“Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang”

Trong câu thơ dịch , chữ “nỗi hờn” chưa diễn đạt được hết ý nghĩa của hai từ “hận sự”. Vậy mối hận “kim cổ”  ở đây nghĩa là gì? Đó là mối hận của người xưa – Tiểu Thanh và người thời nay – những người phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh” đang sống cùng thời với Nguyễn Du, thậm chí cả những con người có tài năng thơ phú như nhà thơ Nguyễn Du nữa. Họ đều là những người đã gặp bao điều không may trong cuộc sống. Từ đó Nhà thơ cho rằng : Có một thông lệ vô cùng nghiệt ngã đó là ông trời luôn bất công với những con người tài sắc. Sự bất công ấy đâu chỉ đến với riêng người phụ nữ tài hoa bạc mệnh Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của bao người. Nỗi hận ấy từ hàng trăm năm nay không có gì thay đổi. Bởi vậy nó như một câu hỏi lớn không lời đáp cứ treo lơ lửng giữa không trung đến “ông trời ”cũng “không hỏi được”.

Như vậy, hai câu luận thể hiện niềm cảm thông đối với những kiếp hồng nhan, những người tài hoa bạc mệnh. Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du khái quát về quy luật nghiệt ngã “tài mệnh tươn đố”, “hồng nhan bạc phận”  và tự nhận thấy mình cũng là kẻ cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lùng, bộc lộ nỗi đồng cảm sâu xa.

       Hai câu kết là tiếng lòng của nhà thơ mong tìm thấy một tiếng lòng đồng cảm của người đời sau:

“Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Người đời ai khóc Tố Như chăng?”

Hai câu cuối lạ, chuyển ý bất ngờ, từ thương người, Nguyễn Du chuyển mạch đến thương mình. Hai câu thơ kết cấu thành một câu hỏi. Câu hỏi hướng đến những điệu hồn tri âm. Không hỏi quá khứ, không hỏi hiện tại, vì quá khứ và hiện tại đều bế tắc. Câu hỏi hướng đến tương lai, tỏ bày nỗi khao khát tri âm. Với nàng Tiểu Thanh, ba trăm năm sau đã có một Nguyễn Du “thổn thức” , không biết “với mình” liệu ba trăm năm sau có ai biết đến mà cảm thông? Câu thơ trĩu nặng nhưng vẫn thể hiện niềm tin của Nguyễn Du vào nhân tâm của con người.

Hai câu cuối, khóc Tiểu Thanh, Nguyễn Du “trông người lại nhớ đến ta” và hướng về hậu thế tỏ bày nỗi khao khát tri âm của mọi kiếp người tài hoa mà phải chịu mọi đau khổ trên đời.

Nhớ đến, thương đến cố nhân, tác giả chạnh lòng thương chính bản thân mình và những người nghệ sĩ. Đó chính là khởi nguồn cho cảm hứng nhân văn cao cả của bài thơ. Từ sự thương xót và đồng cảm với Tiểu Thanh, nhà thơ muốn gửi gắm sự trân trọng của mình đến những người nghệ sĩ nói chung – những chủ nhân của những giá trị tinh thần. Bày tỏ sự cảm thông chia sẻ với họ là một dấu hiệu tiến bộ trong chủ nghĩa nhân bản của Nguyễn Du. Tình thương yêu và sự quan tâm của nhà thơ đã vượt qua những giới hạn về không gian và thời gian. Nó không chỉ là sự quan tâm chia sẻ với những con người bất hạnh mà hơn thế nữa còn là sự thương yêu và trân trọng con người.

Với việc sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ; ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí, bài thơ đã thể hiện rõ nỗi lòng của Nguyễn Du đối với nỗi oan của những người tài hoa bạc mệnh.

Tóm lại, bài thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật. Với tài năng nghệ thuật bậc thầy, Nguyễn Du đã thể hiện rất thành công niềm cảm thương dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế. Bài thơ còn là vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du. Có lẽ vì thế mà không cần đợi đến ba trăm năm, ngày hôm nay chúng ta đã hiểu được phần nào tâm sự của Nguyễn Du, hiểu được tấm lòng thương người cao cả, vô bờ bến của ông, biết nâng niu di sản tinh thần quý báu mà ông để lại, đã lau dòng lệ nhân tình cho Tố Như.

 

ĐỀ 3: Nhà lí luận phê bình nổi tiếng Trung Quốc Viên Mai quan niệm:

“Thơ là do cái tình sinh ra.”

Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du để làm sáng tỏ.

GỢI Ý LÀM BÀI

a) Giải thích câu nói của nhà lí luận phê hình nổi tiếng Trung Quốc – Viên Mai:

– Thơ là sự bộc lộ trực tiếp ý thức của con người về thế giới và chính mình, con người tự cảm thấy cuộc đời qua cảm xúc, ấn tượng chủ quan của mình. Đọc thơ, ta như được tiếp xúc trực tiếp với sự cảm nhận, tâm sự, nỗi niềm của nhân vật.

– Nhân vật trữ tình thổ lộ nỗi niềm của mình qua lời thơ, nhờ thế tiếng nói trữ tình vừa riêng tư thầm kín, vừa là tiếng lòng chung của cả thế hệ, thời đại.

– Thơ thể hiện tiếng nói trong tâm hồn con người, là cái tình sinh ra: từ những rung động, cảm xúc chân thật của con người trước một cảnh vật, một sự kiện, một sự vật, một con người, một tình huống mà dấy lên những cảm hứng, liên tưởng, cảm nghĩ, đạt đến sự ý thức khái quát về nhân thế.

b) Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du để làm sáng tỏ: Thơ là do cái tình sinh ra

– Hai câu đề: Tiếng thơ dài trước lẽ biến thiên dâu bể của cuộc đời và niềm thổn thức của tấm lòng nhân đạo lớn: vạn vật đổi thay, Tiểu Thanh đã mất nhưng nhà thơ viếng nàng qua một tập sách.

– Hai câu thực: Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh, gợi nhớ cuộc đời, số phận nàng Tiểu Thanh: tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị phải làm lẽ, bị đầy ải đến chết vẫn không được buông tha.

– Hai câu luận: Niềm cảm thông với những kiếp hồng nhan tài hoa bạc mệnh: từ số phận nàng Tiểu Thanh, nhà thơ khái quát về quy luật “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc phận”, tự nhận mình là kẻ cùng hội cùng thuyền, là nạn nhân của mối oan khiên lạ lùng.

– Hai câu kết: Tiếng lòng khao khát tri âm: khóc Tiểu Thanh, nghĩ đến mình, hướng về hậu thế để tỏ bày nỗi khao khát tri âm của mọi kiếp người tài hoa phải chịu khổ.

* Phân tích nghệ thuật: Thơ chữ Hán, phép đối, ngôn ngữ đậm chất triết lí, hình ảnh tượng trưng

* Lưu ý: Học sinh có thể so sánh với một số bài thơ của Nguyễn Du sáng tác khi cảm thương sâu sắc con người.

c) Đánh giá

– Bải thơ được nhà thơ Nguyễn Du sáng tác với nỗi niềm cảm thương, xúc động chân tình dành cho nàng Tiểu Thanh tài hoa bạc mênh và tâm sự khao khát tri âm ở hậu thế. Đó là nét đẹp của chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Nguyễn Du, nên thơ ông để lại nhiều dư âm qua các thế hệ.

– Câu nói của Viên Mai đúng đắn: đó là tiêu chí để đánh giá một tác phẩm thơ.

– Nêu yêu cầu với người sáng tác.

– Định hướng cho người tiếp nhận, cảm thụ thơ.

ĐỀ 4: Tiếng nói đồng cảm của Nguyễn Du qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí.

GỢI Ý LÀM BÀI

Nằm trong chức năng giao tiếp của văn học, khi sáng tác nhà văn gửi gắm tâm sự của mình qua tác phẩm, mong tìm được sự cảm thông chia sẽ, tìm thấy tiếng nói tri âm nơi bạn đọc. Không tìm thấy tiếng nói tri âm đối với người đương thời, nhiều khi nhà văn kí thác cho mai sau

Tiếng nói đồng cảm với Tiểu Thanh (4 câu thơ đầu)

– Hoàn cảnh tiêu điều: Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang

Hai hình ảnh đối lập giữa xưa và nay, gợi sự thay đổi bể dâu của cuộc đời. Giọng thơ buồn da diết.

Nhà thơ thấu hiểu nỗi oan khiên và tài hoa của Tiểu Thanh qua những bài thơ còn sót lại của nàng: Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.

Đây là sự cảm thông của hai tâm hồn cô đơn (người chết vốn cô đơn, người đến viếng cũng cô đơn)

Nguyễn Du thấu hiểu bi kịch của Tiểu Thanh qua hai hình ảnh: Son phấn và văn chương. Hai hình ảnh tượng trưng cho nhan sắc và tài năng (ẩn dụ).

Tiếng nói đồng cảm với những người tài hoa bạc mệnh nói chung, trong đó có Nguyễn Du.

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang

Nỗi hờn từ cổ chí kim bởi trời cũng không lí giải được Từ chuyện một người tác giả mở rộng ra chuyện muôn người. Trong tiếng nói tri âm là cả một trái tim lớn, đồng thời Nguyễn Du lại bế tắc trong tư tưởng

Cuối cùng tác giả bộc lộ sự cảm thông, chia sẽ

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Tiểu Thanh mất, ba trăm năm sau còn có Nguyễn Du khóc nàng, không biết ba năm năm nữa người đời có ai khóc Nguyễn Du chăng. Đây chính là tâm trạng cô đơn, lẻ loi của nhà thơ giữa cõi đời.

Bài thơ thể hiện bi kịch tâm hồn, mang tư tưởng nhân đạo sâu xa

ĐỀ 5: Tiếng khóc của Nguyễn Du trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí.

GỢI Ý LÀM BÀI

Độc Tiểu Thanh kí là một bài thơ viếng, một niệm khúc của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh – một kiếp tài hoa mà bạc mệnh. (6 diêm}

+ Nguyễn Du đã ngậm ngùi khóc vì lẽ đổi thay, biến dịch; vì sự tàn phai, mất mát: Tây hồ hoa uyển lẫn thành khư

+ Nguyễn Du đã thổn thức khóc khi lắng nghe tiếng lòng của người xưa vọng lại từ phần dư: Độc điếu song tiền nhất chi thư.

+ Nguyễn Du đã nghẹn ngào, xót xa khóc vì hồng nhan và tài hoa bị vùi dập phũ phàng:

Chi phấn hữu thần liên tử hậu.

Văn chương vô mệnh lụy phẫn dư.

Độc Tiểu Thanh kí là tiếng nói đồng điệu tri âm; Nguyễn Du khóc cho người cũng là khóc cho mình. (2 điểm)

+ Nguyễn Du đã bàng hoàng, thảng thốt bật lên tiếng khóc khi ý thức mình cũng là một kiếp tài hoa – bạc mệnh, đang phải nếm trải bi kịch đầy phi lí: Phong vận kì oan ngã tự cư.

+ Cảm thương cho người, Nguyễn Du càng xót xa cho mình và hướng tới mai sau khao khát được đồng cảm.

– Tiếng khóc của Nguyễn Du trong Độc Tiểu Thanh kí còn là lời chung cho bao thân phận bi kịch ở đời này (2 điểm)

+ Nguyễn Du đã bi phẫn, uất hận đặt ra câu hỏi: Cổ kim hận sự thiên nan vấn.

+ Nguyễn Du hỏi mai sau ai là người khóc cho mình thực chất là thương cho cả đời này, vì người khóc ông phải chăng cũng là một kiếp tài hoa – bạc mệnh

ĐỀ 6

“Đọc Độc Tiểu Thanh kí, người đọc thấy được tấm lòng thương người, tiếc tài, mong gặp được người đồng điệu thông cảm. Tấm lòng ấy đương thời các bạn ông đã cảm phục và ngày nay, cả dân tộc, cả nhân loại đã hiểu ông”.

(Theo Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ,

NXB Giáo dục, 1995, tr.215 – 224).

Hãy phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du để làm sáng tỏ ý kiến trên.

GỢI Ý LÀM BÀI

Tấm lòng thương người, tiếc tài

– Cảm nhận trực tiếp về cảnh vật ở Hồ Tây: có sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại: quá khứ xinh đẹp, phát triển, tươi tốt (hoa uyể n) vườn hoa; bây giờ gò hoang, lụi tàn, buồn vắng, thê lương. Câu thơ nhói lên nỗi buồn thương nhân tình thế thái, sự biến đổi của cảnh vật trong dòng chảy thời gian.

– Câu thơ thứ hai Độc điếu song tiền nhất chỉ thư gợi cho ta tư thế và cảm xúc của Nguyễn Du khi đọc lại nhất chỉ thư (trang thơ, giấy mực, mảnh giấy tàn, một tờ giấy chép truyện…) bên cửa sổ (song tiền). Độc điếu là vừa đọc vừa khóc, là đọc một mình. Người nay khóc người xưa qua trang sách cổ cũng không phải là chuyện hiếm lạ.

– Câu 3 nói về nhan sắc của Tiểu Thanh. Son phấn là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sắc đẹp phụ nữ. Ai hận? Hận ai? Tiểu Thanh đến chết và cả sau khi chết vẫn hận chồng, hận người vợ cả tàn bạo ghen tuông phũ phàng khiến nàng phải chết trong buồn khổ, bệnh tật. Nàng hận trời cao không tỏ nỗi oan của nàng hay là chính Nguyễn Du cũng oán hận với nàng, với người tri kỉ cùng hội cùng thuyền, người đẹp chết trẻ, chết oan.

+ Câu 4 vừa tả cái phần dư còn sót lại trong tập thơ bị đốt dở dang ở Cô Sơn vừa nói đến sự oan khốc, sự bạc bẽo, đoản mệnh của tài tình, tài hoa. Sự đối lập giữa tài sắc, lại vừa thống nhất trong con người đẹp mà bất hạnh là Tiểu Thanh đã gây xúc động lớn trong tâm hồn con người nghệ sĩ Nguyễn Du.

Mong gặp được người đồng điệu thông cảm

– Từ suy ngẫm về số phận nàng Tiểu Thanh, tác giả mở rộng liên tưởng đến số phận chung, nỗi oan chung từ cổ kim đông tây. Ông xem đó là câu hỏi lớn chưa có câu trả lời, là nỗi băn khoăn và bất lực lớn của riêng Nguyễn Du mà của chung cả thời đại ông, thế hệ ông.

– Câu 6 là lời tự giải đáp của ông cho nỗi oan của Tiểu Thanh, của người phụ nữ tài sắc và cả của chính ông: Đó là cái án oan phong lưu mà chính người mang nó lại là người tự làm ra, gây ra nó. Ngã nghĩa là tôi, chỉ mình, chỉ bản thân, bản thể tự xưng.

– Sự cảm thông cao độ đến mức, nhà thơ coi chuyện oan khuất của Tiểu Thanh cũng chính là chuyện của bản thân mình, trót sinh ra, trót mang lấy nghiệp vào thân, trót có tài tình thì đành phải chịu để trời đất đánh ghen, đùa cợt, làm cho khốn khổ

– Hai câu kết là mạch cảm xúc từ chuyện Tiểu Thanh mở rộng ra đến chuyện chung mọi người tài sắc, tài hoa và chạnh nghĩ sau này có ai đồng cảm với chính mình? Nỗi băn khoăn, lo âu dằn vặt những nghệ sĩ chân chính.

Mở rộng: mạch vận động của tứ thơ

– Đọc truyện – thương tiếc xót xa người tài sắc, tài hoa oan nồng mệnh bạc – suy nghĩ về số phận người tài hoa – tài tử – thương, lo cho bản thân trong tương lai có ai hiểu mình?

– Nguyễn Du đặc biệt quan tâm tới những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Vì người cùng hội cùng thuyền, cùng tài hoa, cũng nòi tình, cũng bạc mênh: (Tì bà hành: Cùng một lứa bên trời lận đận)

– Nguyễn Du – một trái tim lớn – một nghệ sĩ lớn…

Tấm lòng ấy đương thời các bạn ông đã cảm phục và ngày nay, cả dân tộc, cả nhân loại đã hiểu ông

– Từ việc thương tiếc, xót xa cho Tiểu Thanh, nạn nhân của hơn ba trăm năm về trước (con số ước lệ), Nguyễn Du chợt lo lắng, băn khoăn cho số phận tương lai của chính bản thân mình. Nhà thơ hướng về người đọc tương lai xa hơn ba thế kỉ mà hỏi, mà nhắn:

+ Có ai trong mai hậu thương khóc, đồng cảm với ông như ông đã từng đồng cảm, khóc thương nàng Tiểu Thanh?

+ Nỗi băn khoăn, lo lắng hết sức đặc thù của một trái tim nghệ sĩ đích thực, chân chính, lo cho người đọc các thế sau không hiểu nổi ông cha.

– Với Nguyễn Du, sự lo lắng ấy chưa đến 300 năm, cả dân tộc Việt Nam khóc ông qua tiếng khóc, tiếng ca của Tố Hữu:

Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều!

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời nghìn thu.

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như nhớ mẹ ru những ngày…

Hay trong tiếng ca Huy Cận, Chế Lan Viên nhớ Nguyễn Du những năm đánh Mĩ ở thế kỉ XX:

Ba trăm năm tình chưa đầy nửa,

Cả cuộc đời nay hiểu Nguyễn Du

(Huy Cận)

Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn

(Chế Lan Viên)

– Theo nhà thơ Xuân Diệu: “Tố Như cần có nhiều người khóc lắm chứ!… Khóc đây là thương cảm cùng nhau, thấu hiểu cho nhau, quý hóa lấy nhau. Khóc đây chưa hẳn vì thảm sầu, mà vì một nụ cười cũng có. Khóc đây chưa hẳn là khóc vì, mà còn là khóc với…

“Lời kêu gọi của một trang tài tình, nghe êm ái, ngậm ngùi như một tiếng chim có lẻ dội giữa trời thu khuya…”

“Đó là tiếng giữa đời, tiếng họp bạn, tiếng hi vọng, câu tự hỏi và câu tự trả lời, những suy nghĩ bời bời xót xa tự khóc mình”

Chúng ta hôm nay đọc học Nguyễn Du và văn thơ của ông sẽ nghĩ gì?

ĐỀ 7

Trong bài Độc Tiểu Thanh kí Nguyễn Du đã xót thương Tiểu Thanh giống như xót thương nàng Kiều trong Truyện Kiều. Hãy giải thích vì sao nhà thơ đặc biệt quan tâm tới người phụ nữ tài hoa bạc mệnh? Phân tích Độc Tiểu Thanh kí, so sánh với Truyện Kiều đề làm rõ.

GỢI Ý LÀM BÀI

– Xác định đúng trọng tâm của đề: Cảm hứng về người phụ nữ tài hoa mệnh bạc vốn dĩ là cảm hứng thường trực của văn học cổ kim, bởi lẽ có sự tương liên đặc biệt giữa tài tử văn nhân và hồng nhan kì nữ. Kết hợp truyền thống nhân văn của văn học dân tộc thế kỉ trước, niềm thương cảm dành cho người phụ nữ, Nguyễn Du cũng từng trải nghiệm thực tế – những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Bản thân người phụ nữ tài hoa mệnh bạc cũng phù hợp với quan niệm nhân sinh của Nguyễn Du, qua đó ông gửi gắm bức thông điệp thương mình, thương đời.

– Độc Tiểu Thanh kỉ chính là suy ngẫm của Nguyễn Du về nỗi oan kì lạ của những người sống trong một chế độ hùm sói. Cái chết oan khuất của Tiểu Thanh mang ý nghĩa tố cáo mạnh mẽ cách hành xử với cái đẹp, phẩm giá con người. So sánh với Truyện Kiều để làm rõ tiếng thơ tố khổ cho nỗi đau đứt ruột của con người. Nỗi niềm tác giả ngậm ngùi trước thực trạng cái đẹp bị chà đạp, nhân phẩm bị rẻ rúng, ý nghĩa tố cáo nhờ thế mà xót xa giàu thương cảm hơn.

– Nguyễn Du khóc cho người cũng là khóc cho đời, khóc cho mình. Qua đó, nhận rõ tấm lòng tình cảm Nguyễn Du dành cho con người. Tình cảm ấy tiếp nối tốt đẹp truyền thống văn chương dân tộc, tư tưởng đạo lí dân tộc

ĐỀ 8             

 “Thơ là tiếng nói của thân phận”, “Người thơ phong vận như thơ ấy”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du để làm sáng tỏ.

GỢI Ý LÀM BÀI

Giải thích lời nhận định: Thơ là tiếng nói xuất phát từ tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, nỗi lòng… của bản thân người sáng tác về cuộc đời. Cho nên, qua thơ người viết gián tiếp thể hiện con người. Đọc thơ, chúng ta bắt gặp chân dung tâm hồn – tính cách, chân dung cuộc đời của tác giả.

Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du để làm sáng tỏ nhận định:

– Nguyễn Du cảm thương sâu sắc với cuộc đời của nàng Tiểu Thanh – người con gái tài hoa bạc mệnh.

– Từ thương người, Nguyễn Du như thấy chính mình với thân phận của người tài hoa trong xã hội phong kiến đương thời có biết bao cay đắng, xót xa. Từ cảm thương đến đồng cảm, viết về người cũng là viết về mình, bài thơ là tiếng nói của chính thân phận Tố Như…

Suy nghĩ về mối quan hệ giữa tác phẩm và tác giả.

ĐỀ 9

Niềm trắc ẩn của Nguyễn Du qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí.

GỢI Ý LÀM BÀI

Giải thích vấn đề

– Niềm trắc ẩn là nỗi lòng, cảm xúc, suy tư về những khổ đau, bất hạnh xảy ra đối với con người hay với chính bản thân mình trong cuộc sống.

– Nỗi lòng, tình cảm ấy thường xuất phát từ con người mẫn cảm, giàu yêu thương, luôn biết thông cảm, sẻ chia với những buồn đau của đồng loại, của cuộc đời.

Nhà nhân đạo chủ nghĩa Nguyễn Du đã bộc lộ niềm trắc ẩn của mình một cách ấn tượng và sâu sắc qua bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”. Đó là:

Sự đồng cảm, xót thương cho số phận nàng Tiểu Thanh. Biểu hiện qua:

+ Sự liên tưởng, đối lập giữa quá khứ hiện tại về những điều còn – mất trước cuộc đời dâu bể, tang thương.

+ Dáng vẻ Độc điếu song tiền nhất chỉ thư (một mình viếng nàng qua tập sách đọc trước cửa sổ)

+ Suy nghĩ, chiêm nghiệm về những đau thương, oán hận từ cuộc đời của Tiểu Thanh.

Sự cảm nhận về thân phận bạc bẽo, ngang trái của chính mình. Biểu hiện qua:

+ Cảm nhận sâu sắc và đồng cảm chân thành với nỗi kì oan của người trót mang nết phong nhã.

+ Câu hỏi day dứt, khắc khoải hướng tìm sự đồng cảm của người đời hơn ba trăm năm sau.

Đánh giá chung

Niềm trắc ẩn của Nguyễn Du được thể hiện bằng tài năng của một đại thi hào dân tộc và chiều sâu của một tấm lòng luôn nặng nỗi đau đời, một trái tim nhân hậu, giàu yêu thương được cô đúc trong một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật bằng chữ Hán đã để lại nhiều tương tri trong lòng người đọc bao thế hệ.

ĐỀ 10

Tiếng nói tri âm của Nguyễn Du qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí.

GỢI Ý LÀM BÀI

Nằm trong chức năng giao tiếp của văn học, khi sáng tác,nhà văn gởi gắm tâm sự của mình qua tác phẩm, mong tìm được sự cảm thông chia sẻ, tìm thấy tiếng nói tri âm nơi bạn đọc. Không tìm thấy tiếng nói tri âm với người đương thời, nhiều khi nhà văn kí thác cho mai sau. Qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du tri âm với người và mong người tri âm với mình.

Nguyễn Du tri âm với Tiểu Thanh (4 câu đầu)

– Hoàn cảnh tri ngộ rất tiêu điều: Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang

Nguyễn Du thấu hiểu nổi oan khiên và tài hoa của Tiểu Thanh qua những tài thơ của nàng: Thổn thức bên song mảnh giấy tàn (Độc điếu song tiền nhất chỉ thư)

Đây là cuộc tri ngộ chỉ có một mình Nguyễn Du với người đã khuất, một thà thơ tri âm với một nhà thơ, một người cô đơn viếng người cô đơn, một hồn đau tìm đến một lòng đau nên có sự đồng điệu tâm hồn.

– Nguyễn Du thấu hiểu bi kịch của Tiểu Thanh qua hai hình ảnh vô tri: son phấn và văn chương. Nguyễn Du cùng đau với Tiểu Thanh là biểu hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc.

Nguyễn Du tri âm với những người tài hoa bạc mệnh nói chung, trong đó có mình:

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang.

Từ chuyện một người mà mở rộng ra để hiểu muôn người, đồng điệu với nỗi đau lớn của thế nhân. Trong tiếng nói tri âm là cả một trái tim lớn, đồng thời Nguyễn Du lại bế tắc trong tư tưởng.

Cuối cùng Nguyễn Du bộc lộ nhu cầu được tri âm chia sẻ:

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Ba trăm năm sau, Nguyễn Du đọc thơ và tri âm với Tiểu Thanh và rỏ nước mắt khóc thương nàng. Còn bản thân? Nguyễn Du không tìm thấy tiếng nói ra âm lúc sinh thời nên mới kí thác cho mai sau, không biết ba trăm năm sau hiện tượng bây giờ có lặp lại. Nguyễn Du thật lẻ loi, bơ vơ giữa cõi đời nên ông tự khóc thương mình, đúng là một niềm tự đau tột độ.

Bài thơ vừa thể hiện bi kịch tâm hồn: Đau đời nhưng có cứu được đời đâu (Huy Cận) vừa cho thấy nỗi cô đơn không người tri kỉ của thi hào. Vì nhu cầu được tri âm mà bản ngã Nguyễn Du được thức tỉnh với niềm tự thương, tự đau tột độ, khiến cho bài thơ mang yếu tô hiện đại trong tư tưởng nhân đạo và cái tôi tự ý thức. Bài thơ xứng đáng được xem là kiệt tác.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *