Nghị luận xã hội : suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện Gửi con- Bùi Nguyễn Trường Kiên

Nghị luận xã hội
  ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH

LỚP 12 THPT

MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 180 phút

(Đề thi gồm:02 câu, 01 trang)

 

Câu 1 ( 3.0 điểm)

“ Người chìa tay và xin con một đồng.

Lần I, con sẽ tặng người ấy hai đồng

Lần II, con hãy biếu họ một đồng

Lần III, con phải biết lắc đầu

Và lần IV, hãy im lặng bước đi .”

( Gửi con- Bùi Nguyễn Trường Kiên)

Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đạt ra trong mẩu chuyện trên?

 

————— Hết —————-

  HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT

MÔN: NGỮ VĂN

(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)

 

Câu 1 ( 3.0 điểm)

a.Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc các lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ hoặc đặt câu…

  1. Về kiến thức:Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo và nêu được các ý cơ bản sau
Ý Nội dung Điểm
1 Nêu vấn đề cần nghị luận: giới thiệu mẩu chuyện và cách ứng xử đúng đối với những người gặp khó khăn và những người sống ỷ lại 0.25
2 Giải thích ý nghĩa mẩu chuyện

– “Người chìa tay”- người ăn xin, người nghèo đói, khó khăn , túng thiếu, cần được giúp đỡ kịp thời để duy trì sự sống.

– Người chìa tay xin lần I, lần II: là người cần giúp đỡ

– Người chìa tay xin lần III, lần IV là những người ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác, là người thiếu tự trọng, thiếu ý thức vươn lên

– “tặng”, “biếu”- là cho đi với thái độ tôn trọng

– “lắc đầu”, “im lặng bước đi”: sự từ chối kiên quyết, dứt khoát

-> Ý nghĩa chung của mẩu chuyện:Thái độ ứng xử với những người đang gặp khó khăn, sẵn lòng chia sẻ giúp đỡ, nhưng cũng cần dứt khoát, kiên quyết từ chối nếu cảm nhận được sự ỷ lại trông chờ.

0.5
3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

Lý giải

a.Vì sao cần sẵn lòng chia sẻ giúp đỡ?

– Đối với người đang gặp khó khăn: Tạm thời khắc phục, giải quyết được những khó khăn trước mắt, giúp họ có cuộc sống ổn định và tốt đẹp hơn

– Sự chia sẻ giúp đỡ kịp thời bằng thái độ chân thành, tôn trọng sẽ tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, tạo được môi trường sống đầy tính nhân văn…

– Người biết sẻ chia sẽ hoàn thiện hơn về nhân cách, tình yêu thương, lòng vị tha, làm đẹp thêm đạo lí sống: “ Thương người như thể thương thân”

b. Vì sao cần dứt khoát chối từ khi cảm nhận được  người kia có tính ỷ lại?

– Với những kẻ ỷ lại, trông chờ thì lòng tốt, sự giúp đỡ trở nên vô nghĩa

– Giúp đỡ những người như vậy là ta đã lãng phí lòng tốt, tạo điều kiện cho tính xấu ở con người phát triển, lười lao động…dẫn đến sự bất công trong xã hội

– Phải có thái độ cương quyết để cảnh tỉnh những người có thói quen sống nhờ, sống dựa

Bàn luận, mở rộng vấn đề

– Mẩu chuyện trên đề cập đến một vấn đề trong đời sống con người, trong xã hội nói chung, trong các mối quan hệ cá nhân nói riêng

+  Có không ít người đang gặp khó khăn, đang cần sự giúp đỡ để thay đổi số phận

+ Cũng có không ít những người sống ỷ lại, lạm dụng lòng tốt của mọi người xung quanh có thể họ quá kém cỏi, thiếu hiểu biết hoặc do lười biếng

– Biết ứng xử đúng đắn, vừa đáp ứng được những nhu cầu về đạo đức, vừa không lãng phí tâm sức tấm lòng của mình cho những trường hợp không đáng có luôn là lối sống đẹp và thông minh

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

5 Bài học nhận thức và hành động

– Cần có sự hiểu biết tinh tường để phân biệt người cần giúp đỡ thực sự

– Cần bản lĩnh để nói lời từ chối

– Trau dồi lối sống đẹp: biết yêu thương, sẻ chia, biết nhìn nhận cuộc sống ở nhiều góc độ để có những hành động việc làm cho phù hợp

0,25
Ở mỗi phần cần có dẫn chứng minh họa cho phù hợp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *