Nghị luận xã hội : suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện tận hưởng cuộc sống

Nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội : suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện tận hưởng cuộc sống

 

Có người đã từng nói “cuộc sống là bức tranh muôn màu, muôn vẻ. Con người sẽ dần được nếm trải những gam màu trên bức tranh đó”. Thật vậy! con người sinh ra với biết bao bộn bề của cuộc sống, của công việc, của các mối quan hệ xã hội dày đặc và phức tạp. Và bên cạnh đó cuộc sống còn là sự nghỉ ngơi, tận hưởng với biết bao điều lý thú đặc biệt. Đọc câu chuyện “tận hưởng cuộc sống”, mỗi người chắc chắn sẽ suy nghĩ khác đi, làm khác đi về những giây phút quý giá trong cuộc đời.

Câu chuyện kể về một cuộc trò chuyện giữa một thương gia giàu có và một người câu cá có cuộc sống bình thường. Người thương nhân kia thấy người câu cá mới câu được vài con cá mà đã ngồi chơi ở cánh đồng với bọn trẻ tưởng chừng vui vẻ lắm, trong khi đang còn thời gian. Người thương nhân giàu có thắc mắc hỏi? tại sao không câu cá nữa? người câu cá thản nhiên nói rằng, số cá đã đủ ăn cho ngày hôm nay. Người thương nhân tiếp tục hỏi và minh biện, nếu câu được nhiều cá người câu có cá để bán, sẽ mua tàu, mua lưới, mua thuyền, khi đó sẽ có 1 hạm đội và trở nên giàu có. Người câu cá vẫn thắc mắc, sau đó rồi sẽ làm gì và khi người doanh nhân kia trả lời sẽ giàu như anh ấy và tận hưởng cuộc sống. Ta nhận được một câu hỏi cũng là câu trả lời đầy ngạc nhiên, không phải chính anh ta đang tận hưởng cuộc sống sao. Người doanh nhân là người tượng trưng cho những suy nghĩ giàu có, đủ điều kiện thì lúc nào đó mới tận hưởng cuộc sống. Còn người câu cá kia là tượng trưng cho những người bình thường, vừa làm việc vừa tận hưởng cuộc sống. Câu chuyện rất ngắn nhưng đã để lại một ý kiến sâu sắc, con người vừa phải biết làm việc, vừa biết tận hưởng cuộc sống. Dù giàu sang hay nghèo khó, con người đều có thể tận hưởng cuộc sống theo cách riêng của mình.

Người doanh nhân trong câu chuyện không phải không có cái đúng, anh ta quan niệm có cuộc sống đầy đủ thì mới nên tận hưởng cuộc sống. Thật vậy khi làm việc chăm chỉ, con người ta sẽ có điều kiện để tận hưởng cuộc sống. Không những vậy “Có làm thì mới có ăn”, mới có thể đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của cuộc sống. Tôi nghĩ đó cũng đầy tính triết lý và sự đúng đắn, người doanh nhân đã có cái nhìn khách quan với cuộc sống, với sự tận hưởng hưởng thụ. Mọi người không thể phủ định điều đó một cách hoàn toàn.

Người doanh nhân trong câu chuyện không phải không có cái đúng. Anh ta quan điểm có cuộc sống đầy đủ thì mới nên tận hưởng cuộc sống. Thật vậy! khi làm việc chăm chỉ con người ta sẽ có điều kiện để tận hưởng cuộc sống, không những vậy “Có làm thì mới có ăn”, mới có đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu của cuộc sống, lối sống đó, lối nghĩ đó cũng đầy tính triết lý và sự đúng đắn. Người doanh nhân đã có cái nhìn khách quan với cuộc sống, với sự tận hưởng, hưởng thụ, mọi người không thể phủ định điều đó một cách hoàn toàn.

Tuy nhiên cuộc sống không phải bao giờ cũng là một đường chạy đua với công việc, với xã hội. Nếu chúng ta mãi mãi theo đuổi cái ý muốn giàu mới tận hưởng, Thì đó thực sự là một suy nghĩ sai lầm. Mỗi người có thể chạy theo công việc, thế nhưng không có sự tận hưởng thì đó lại là một tiêu cực. Họ chỉ vùi đầu vào công việc và quên đi mình là ai và mình sinh ra trên cuộc đời này để làm gì? ngoài công việc để tạo ra của cải, họ sẽ quên đi những giá trị sống tinh thần, tốt đẹp. Những phẩm chất đáng quý của con người, hay thậm chí sẽ còn là cái nhìn hạn hẹp, mù quáng trước cuộc sống thiên biến vạn hóa. Những con người chỉ chăm lo cho của, cải vật chất sẽ đánh mất đi cái tình cảm tốt đẹp. Họ sẽ ít chăm lo đến gia đình, càng ít quan tâm đến bạn bè, các mối quan hệ gần xa. Từ đó sẽ dần phai mờ và biến mất. Hay thậm chí quá đề giao công việc mà không có sự tận hưởng, thư giãn thì có thể dẫn đến căng thẳng, nóng nảy, hay nặng hơn là chết trên đống của cải mà mình làm ra. Vì vậy con người cần phải biết thư giãn, tận hưởng cuộc sống.

Càng đọc câu chuyện người ta lại càng ngẫm ra, không cần giàu sang, có thật nhiều của cải thì mới tận hưởng cuộc sống, nhưng người bình thường vẫn có thể thư giãn theo một cách khác của riêng họ. Họ không cần những món ăn tinh thần đắt tiền, mà họ chỉ cần những điều giản dị cũng đủ để họ quên đi cuộc sống thường ngày. Nhưng con người ta cũng không nên suy nghĩ một cách hạn hẹp rằng, chỉ cần làm đủ ăn và tận hưởng cuộc sống. Mỗi người cần nhìn xa về tương lai thì mai sau, để bên cạnh những phút giây nghỉ ngơi, thư giãn ta cần làm việc điều độ để xây dựng cuộc đời sống là sự hài hòa giữa những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Cũng chính vì vậy mà con người không nên nghiêng về phần nào hơn, mà phải quyện đều hợp lý.

Trong cuộc sống ta đã gặp biết bao tấm gương như vậy, tiêu biểu trong số đó chính là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác Hồ trong thời kỳ kháng chiến của dân tộc đang gay go, quyết liệt, bên cạnh những chồng sách luận cương chính trị, những đêm thức trắng vì dân, vì nước. Bác vẫn dành riêng cho mình những khoảng trống tâm hồn để thư giãn, Bác vẫn ngâm văn, ngâm thơ, vẫn ngắm trăng để mọi thứ như có hồn. Như đọc được những dòng tâm sự của con người bậc vĩ nhân ấy, hay minh chứng khác mang tính cộng đồng, xã hội. Đó là hình ảnh những người dân nhật, sau đại chiến thế giới lần thứ hai, lúc đó nước Nhật bị tàn phá nặng nề. con người Nhật phải sống trong hầm, không có cái ăn, thế nhưng có một sự thật đến ngỡ ngàng đó là trong mỗi nơi có người ở đều có một bình hoa tươi trang trí. Phải chăng vì điều đó mà nước Nhật đã trải qua những năm tháng khó khăn tiến lên xây dựng đất nước, trở thành một trong những cường quốc hùng mạnh của thế giới từ một đống đổ nát.

Câu chuyện “tận hưởng cuộc sống” quả thực đã đem lại cho những điều đáng để ta suy ngẫm, con người sinh ra và tồn tại luôn ở trạng thái cân bằng. Vì vậy không nên có những suy nghĩ nặng nhọc, mệt mỏi rằng giàu sang mới nên tận hưởng cuộc sống. Hay cũng không nên cho rằng, chỉ cần tận hưởng cuộc sống mà không cần quan tâm đến công việc, đến quan hệ xã hội. Những người chỉ biết lao vào việc kiếm tiền, những người không lo làm việc mà chỉ nghĩ nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống, những người tận hưởng cuộc sống bằng cách ăn chơi trác tán, hoang phí, những người chỉ cần làm ngày nào ăn ngày ấy đều là những người có cách sống đáng phê phán, hoặc không đáng để noi theo. Con người cần phải biết kết hợp giữa làm và nghỉ, dồn hết tâm trí, sức lực vào công việc để kiếm tiền, vun đắp cho cuộc sống hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn. Đồng thời cũng biết dành cho mình những khoảng lặng để tận hưởng cuộc sống, mỗi người có thể tận hưởng cuộc sống lành mạnh và theo cách của riêng mình.

Cuộc sống là một đường chạy dài. Vì vậy cần tiếp thêm sức cho đường chạy đó, con người sinh ra không chỉ để dành cho công việc, dành cho những suy nghĩ ưu tư, phiền muộn. Mà con người sinh ra còn là để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp, xã hội luôn đòi hỏi con người hoạt động như không biết mệt mỏi. Nhưng trong chính sâu thẳm con người cần được nghỉ ngơi, cần được lắng lại để biết được những điều diệu kỳ quanh ta. Không có thư giãn, không có tận hưởng con người khác gì một con robot kiếm tiền và khi nào hết năng lượng nó sẽ dừng lại trong sự vô nghĩa.

Ngạn ngữ Nga có câu “Nếu có hai cái bánh mì tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng”, cả tâm hồn cũng cần được ăn uống. Đúng như vậy! tinh thần và vật chất luôn phải cân bằng, cũng đồng nghĩa với việc công việc và sự tận hưởng cũng cần hài hòa. Con người quyết định tất cả, nếu sáng suốt họ sẽ biến cuộc đời của mình bao giờ cũng nhẹ nhàng, vui vẻ, thảnh thơi như người câu cá trong truyện trên./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *