Nghị luận xã hội : Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng chính họ là người làm vườn tâm hồn và đạo diễn cho cuộc đời họ

Nghị luận xã hội

Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng chính họ là người làm vườn tâm hồn và đạo diễn cho cuộc đời họ” (Giêm A-len)
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên:
Bài làm:
Chúng ta lớn lên từng ngày, có những giá trị trong bản thân mình mà không phải ai cũng nhận ra. Quá trình ta sống và làm việc khiến những giá trị ấy lớn lên từng ngày. Tương lai chúng ta là do ai quyết định? Nếu không phải chính bản thân mỗi người phấn đấu ở hiện tại? Hiểu được điều đó, Giêm A len đã có câu nói nổi tiếng và triết lý sâu xa: “Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng chính họ là người làm vườn tâm hồn và đạo diễn cho cuộc đời họ”

Cuộc sống là một hành trình tiếp nối dài bất tận, từ ngày còn nhỏ ta đã được cắp sách đến lớp và học tập những tri thức cơ bản làm người. Rồi dần dần lớn lên, quá trình ấy lặp đi lặp lại, khiến những tri thức tích lũy dần trong khối óc ta, và ta nhận ra bản thân mình đã thay đổi từng ngày và trưởng thành từng ngày do chính những hành động và việc làm ấy của mình. Câu nói của Giêm A-len có thể giải thích rằng, con người ta sinh ra và lớn lên và phát triển ra sao trong suy nghĩ hành động, đều là do quá trình nuôi dưỡng, vun trồng tâm hồn và nhân cách của chính mình, chúng ta sắp đặt và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước cuộc đời mình. Và có lẽ đây là điều hiển nhiên và nhận thức qua từng bước trưởng thành cùng những trải nghiệm trong đời của mỗi người. Qua đó Giêm A – len đã đúc rút ra một triết lý của cả một đời người. Chúng ta sống và chết, tất cả những hành trình trong quá trình ấy đều do chính bản thân ta gây dựng lên, ông đã giúp ta nhận ra năng lực tự nhận thức của chính mình, và đặt ra một yêu cầu lớn lao: không ai khác, chính bản thân ta, mỗi cá nhân trong xã hội phải có trách nhiệm và nghĩa vụ với cuộc sống riêng của mình. Không ai cso thể nâng đỡ dìu dắt ta cả cuộc đời, sống và suy nghĩ thay ta được. Và qua đó cũng là một nhiệm vụ bức thiết, đặt ra việc ta phải rèn luyện, trau dồi những kiến thức của chính mình để đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng tương lai của chính bản thân mình.

Trong cuộc sống xã hội ta từ trước đến nay, không ít những người mà ta biết họ đã gây dựng nên sự nghiệp bằng chính những bước đi của mình, họ  tự tìm tỏi, học hỏi và cuối cùng đã thành công. Như Hồ chủ tịch, một mình bôn ba ngoài hải ngoại, tìm con đường cứu nước. Nếu không phải tự Bác đặt ra trách nhiệm cho mình phải tìm ra con đường cứu nước, và với tinh thần, tri thức tự học hỏi mần mò của mình, liệu Bác có thể đủ bản lĩnh kiên cường bước qua những thử thách, tự học hỏi để có thể quay trở về nước dẫn dắt nhân dân ta đứng lên đấu tranh hay không? Hay có nhiều tấm gương khác, như nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, không đầu hàng số phận, ông đã tự tìm cách mần mò tự học bằng cách viết bằng chân, chính ông đã chịu trách nhiệm trước cuộc đời và những khó khăn chính mình, vì thế cuối cùng ông đã thành công. Và họ đều là những người đã xây dựng làm vườn tâm hồn và đạo diễn cho cuộc đời của chính bản thân họ. Và nó còn là một tấm gương lớn cho bản lĩnh sống mà ta cần noi theo. Phê phán những người có thái độ bị động, ỷ lại, luôn trông chờ vào người khác, như thế là tự đánh mất đi chính cuộc đời của mình. Và những người như vậy sẽ mãi mãi không có được thành công trong đời.

Câu nói của Giêm – A len là một câu nói có ý nghĩa lớn và phổ quát. Cho thấy vai trò của cái “tôi” trong việc hình thành và phát triển bản sắc tâm hồn riêng mỗi người. Cái tôi quan trọng ấy là tiền đề để  ta phát triển tương lai của mình, quyết định ta  thành công hay thất bại? từ đó dạy ta bài học phải biết làm chủ bản thân mình, cân nhắc kĩ lưỡng hành xử cho đúng đắn và phù hợp đưa ra những quyết định đúng đắn cho bản thân. Hãy luôn chủ động tích cực vươn lên, đừng chông chờ gì vào người khác. Tuy nhiên, cá nhân sống trong tập thể, phải biết tạo dựng mối quan hệ cộng đồng, tích cực trau dồi, học hỏi lẫn nhau để ngày một hoàn thiện.

Và bản thân là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, ta không ngừng học tập và trau dồi tri thức. Có những hành động cụ thể, thiết thực để khẳng định giá trị bản thân cho xã hội và vị thế của chính mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *