Nghị luận về ý nghĩa câu chuyện Hai cách nhìn

Nghị luận xã hội

Đề bài. Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện sau:

Cách nhìn

Có hai xưởng sản xuất giày cùng phái người đến khảo sát thị trường ở châu Phi. Nhân viên của công ti thứ nhất sau khi đến nơi nhanh chóng bảo về: “Người dân ở đây không có thói quen mang giày. Ngày mai, tôi sẽ đáp máy bay về nướcTrong khi đó, nhân viên của công ti thứ hai lại báo về một nội dung hoàn toàn khác: “Nơi đây đầy triển vọng vì chưa có ai mang giày cả. Chúng ta sẽ khai thác thị trường

Trích Đạo lí sống đẹp – NXB Thời đại

Bài làm

Trong kho tàng danh ngôn có câu “người lạc quan thấy cơ hội trong từng khó khăn, người bi quan thấy khó khăn trong từng cơ hội”. Đúng như vậy, cuộc đời không bao giờ là một con đường bằng phẳng mà luôn chứa đựng những chông gai thử thách, nó đem cho ta cả trăm lý do để khóc, nhưng ta lại phải cho đời thấy mình có cả ngàn lý do để cười. Điều quan trọng hơn cả là khi bước vào trường đời, đối mặt với những giông tố khó khăn mỗi người phải tự bản lĩnh quyết tâm để tìm ra cơ hộik vượt qua chúng, biến bại thành thắng. Đó cũng là một thông điệp sâu sắc mà câu chuyện “cách nhìn” dưới đây mang lại cho chúng ta.

 

Câu chuyện kể về cách nhìn của hai xưởng sản xuất giày, cùng phải là người đến khảo sát thị trường ở Châu Phi. Nhân viên của công ty thứ nhất sau khi khảo hiện trường báo cáo về rằng sẽ không đầu tư ở nơi đây, vì người dân không có thói quen mang giày. Nhưng nhân viên của công ty thứ hai báo về một nội dung hoàn toàn trái ngược rằng họ sẽ khai thác thị trường đầy triển vọng này, vì nơi đây không có thói quen mang giày. Hai cách nhìn nhận vấn đề hoàn toàn trái ngược nhau, cách nhìn của nhân viên công ty thứ nhất là cách nhìn phiến diện, chỉ thấy toàn bất lợi, bất trắc khi gặp vấn đề khó khăn. Và người dân ở đây không có thói quen mang giày thế nhưng nhân viên của công ty thứ hai lại thấy cái lợi, thấy cơ hội trong khó khăn đó. Anh ta đã biết khai thác cơ hội đó trong từng khó khăn, vì tin tưởng rằng nếu không có ai mang giày thì dự án phát triển sẽ được người dân tiêu thụ nhiều. Ở hai cách nhìn này cũng đại diện cho hai loại người trong xã hội. Đó là con người lạc quan sáng tạo luôn tìm cách khắc phục khó khăn để vượt qua nó một cách dễ dàng, đối lập là con người luôn nhìn nhận khó khăn với con mắt bi quan, nhìn đâu cũng thấy khó khăn nguy hại. Như vậy câu chuyện đã đề cập đến một vấn đề vô cùng ý nghĩa, con người khi đối mặt với thử thách giông tố cuộc đời cần phải lạc quan có cái nhìn sáng suốt, sáng tạo phải cố gắng và đầy quyết tâm để tìm ra cơ hội, vượt qua khó khăn biến khó khăn thành cơ hội để từ đó nâng mình phát triển. Người bi quan lúc nào cũng nhìn đời bằng con mắt tiêu cực phiến diện thì khó khăn càng chồng chất khó khăn không bao giờ có thể vượt qua nó.

Cuộc đời là một chuỗi đan cài giữa thành công và khó khăn, thách thức. Ta không thể chạm đến thành công mà không vượt qua những gian nguy đó, ta thường cảm thấy khó khăn đến với ta nhiều hơn là may mắn, sự bình yên. Vì vậy mỗi người cần phải nhìn cuộc sống này bằng cặp mắt lạc quan thì đời mới tươi đẹp, mới đầy ý nghĩa khi đối mặt với gian nan trắc trở. Nếu ta lạc quan, nhìn nhận vấn đề thì sẽ có cái nhìn sáng suốt đúng đắn. Từ đó phát hiện được mấu chốt của vấn đề thì có thể vượt qua nó một cách dễ dàng, hơn nữa nếu ta nhìn nhận nó bằng con mắt tích cực bao quát toàn bộ vấn đề thì có thể tìm thấy những cơ hội để khẳng định mình,  phát triển mình cao hơn. Dân gian vẫn có câu “trong cái rủi có cái may” là như vậy. Sáng suốt đánh giá khó khăn để tìm cách vượt qua nó cũng giúp chúng ta trong quá trình giải quyết công việc, sẽ có những sáng tạo những phát hiện mới mẻ để vượt qua nảy sinh ra niềm đam mê để đưa công việc đến thành công tốt nhất.

Ngược lại nếu ta lúc nào cũng nhìn cuộc sống này bằng cặp mắt tiêu cực bi quan thì cuộc sống chẳng bao giờ tươi đẹp mà chỉ toàn một màu xám xịt. Người ta vẫn thường nói rằng khó khăn không cản trở bước đi của bạn, mà nó giúp bạn đến bậc thang cao nhất, nhìn khó khăn bằng con mắt phiến diện sẽ chỉ làm đầu óc ta thêm ngu muội, không tìm thấy lối ra đúng đắn. Khó khăn chỉ càng chồng chất và kéo dài mà thôi, sẽ làm cho con người ngày càng hèn nhát, yếu đuối thụ động và lúc nào cũng chỉ biết lẩn trốn khó khăn, mà không dám đương đầu với nó. Sống hèn nhát yếu đuối như vậy sẽ chỉ khiến cho ý chí của ta thêm đê hèn, đen tối. Không chỉ vậy sống quá bi quan còn làm ta mất đi nhiều cơ hội may mắn trong cuộc đời, mất đi những trải nghiệm đáng nhớ khi đối mặt với khó khăn. Có lẽ vì lối sống vô nghĩa như thế mà một nhà văn đã từng nói rằng: “nếu ai đó cho tôi một cuộc sống không khó khăn thử thách thì thú vị thật đó, nhưng tôi sẽ khước từ nó vì khi đó cuộc sống chẳng còn gì là đáng sống”.

Trong cuộc sống ta đã gặp biết bao tấm gương sáng về việc sống mà lạc quan, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng đó là người thầy giáo khuyết tật đầu tiên của nước ta – Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ thầy đã bị mất đi cả đôi tay mà tưởng như là mất đi cả một tương lai tươi sáng phía trước, ước mơ cùng chúng bạn cắp sách tới trường cũng vì vậy mà tiêu tan. Thế nhưng thầy vẫn không nản lòng trước số phận mà quyết tâm vượt qua khó khăn, thầy bắt đầu tập viết bằng chân và mọi sinh hoạt đều bằng chân và cũng đi học trở lại. Trải qua bao khó khăn sóng gió cuộc đời, từ một cậu bé tự ti và khuyết tật ngày nào, thầy giờ trở thành một thầy giáo được bao thế hệ học sinh ngưỡng mộ. Thử hỏi nếu không có sự lạc quan, khắc phục hạn chế của bản thân, của hoàn cảnh thì liệu có một thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký như ngày nay không.

Hay đó còn là một câu chuyện hết sức thú vị mà tôi vô tình đọc được câu chuyện kể về một cô bé đi học giữa trời mưa, trong khi mẹ cô lo lắng chạy đi tìm con thì cô bé cứ nhìn lên trời và mỉm cười suốt. Người mẹ vừa lo lắng vừa tò mò hỏi, thì cô bé hồn nhiên trả lời “con mỉm cười vì ông trời cứ chụp ảnh con suốt”, hóa ra mỗi lần tia chớp lóe sáng, cô bé lại lầm tưởng là ông trời chụp ảnh cho mình. Nhưng từ đó ta cũng rút ra được một bài học vô cùng ý nghĩa “hãy lạc quan, hãy biết đón nhận thử thách khi nó đến”.

Câu chuyện “cách nhìn” đã mang lại cho chúng ta một bài học cuối cùng sâu sắc, nhưng bên cạnh đó cũng ngầm phê phán một số người trong xã hội sống quá bi quan, yếu đuối, thụ động không chịu suy xét vấn đề cho kỹ lưỡng mà đã buông xuôi, chấp nhận thua cuộc. Tuy nhiên cũng không nên khi gặp thách thức khó khăn mà quá lạc quan xem nhẹ nó vì nếu lúc nào cũng mang tâm lý đó thì con người sinh ra chủ quan, sẽ tự cao tự đại dẫn đến làm việc gì cũng bất thành. Hơn nữa chỉ lạc quan không chưa đủ, bên cạnh đó ta cần phải tự tin, bản lĩnh đầy quyết tâm và kiên cường thì mới mong vượt qua thử thách một cách dễ dàng. Tùy vào từng khó khăn hoàn cảnh mà thông minh sáng suốt tìm ra cơ hội để hóa bại thành hay. Người đời vẫn có câu “hãy học cách của dòng sông, gặp núi thì đi đường vòng”, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn là đi xuyên qua nó. Đó chính là sự lạc quan thông minh giúp ta đi đến thành công dễ dàng.

Từ câu chuyện ta cũng rút ra cho mình một bài học đáng nhớ rằng: con người ta khi bắt gặp nguy ngại, gian nan thì cần phải bình tĩnh lạc quan để suy xét nhìn nhận vấn đề. Từ đó tìm ra cho mình hướng đi thích hợp nhất, hơn thế nữa mỗi người cần chuẩn bị cho mình một hành trang để  bước vào đời, phải rèn luyện và trang bị trong mình đầy đủ kiến thức bản lĩnh và sự kiên cường để đối mặt với gian nan, không sợ sệt dừng bước.

“Đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” – (Đặng Thùy Trâm) Đúng như vậy khó khăn là điều khó lường trước ở đời, người ta không đánh giá bạn ở những khó khăn thách thức mà bạn đã phải trải qua khó cỡ nào, mà  người khác nhìn bạn bằng con mắt khác là cách bạn đối đầu với nó ra sao? Vì thế mỗi người hãy xem khó khăn như một bài toán khó và tìm ra hướng giải quyết nó một cách dễ dàng nhất.

32 thoughts on “Nghị luận về ý nghĩa câu chuyện Hai cách nhìn

  1. bài văn này hơi ngắn thiếu khá nhiều luận điểm quan trọng phần giải thích hơi ngắn gọn, phần phân tích chứng minh đưa ra luận điểm con thiếu,phần bàn luận mở rộng thì không nói đến luôn.

  2. ad tích cực viết nhìu đoạn văn lên vì đôi lúc cần đoạn văn hơn bài văn ( đề bài yêu cầu viết đoạn văn ko phải bài văn )

  3. ad tích cực viết nhìu đoạn văn lên vì đôi lúc cần đoạn văn hơn bài văn ( đề bài yêu cầu viết đoạn văn ko phải bài văn )

  4. Bài văn cx khá đầy đủ bố cục rõ ràng. Nhưng cần có thêm dẫn chứng thiết thực hơn và ở nhiều khía cạnh khác nhau, các đối tượng khác nhau. Dẫn chứng cần sắc bén hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *