Bài văn mẫu NLXH : Bài học rút ra từ câu chuyện Tách trà

Nghị luận xã hội

Đề bài :  Bài học rút ra từ câu chuyện Tách trà

Cuộc đời này chông gai lắm! Nhưng cũng ngọt ngào lắm. Cuộc đời là ta trèo đèo vượt núi đến với những đồng bằng thăm thẳm non tơ chứ không phải là trải sẵn những tấm lụa hồng cho ta bước. Đúng vậy! cuộc sống là cả một quá trình dài cần phải có sự khổ luyện, phải trải qua gian truân, khổ ải.  Chính những điều đó mới có thể mang đến cho ta cuộc sống, một cuộc sống thành công và toàn mỹ, cũng như vậy câu chuyện của “tách trà” đã mang đến cho chúng ta một bài học, một quan niệm nhân sinh triết lý sâu sắc.

Câu chuyện kể về quá trình làm một tách trà từ đất sét. Người thợ đã phải đem đất quận lại đập dẹp ra, rồi nhào, rồi lại đập dẹt, sau đó đặt vào một cái bàn xoay liên tục, tiếp đến ông ấy lại đặt vào một cái lò nóng khủng khiếp, lối ra rồi để nguội. Người thợ ấy lại đem vật phẩm ra sơn và một lần nữa đặt vào trong lò cho đến cuối cùng ông ta đã đặt lên một chiếc kệ trước một chiếc gương. Tất cả những thao tác của người ấy đều làm tách trà cảm thấy đau đớn, chóng mặt và phải gào thét lên ầm ỹ. Nhưng đáp lại chỉ là một tiếng “chưa đâu”. Đến sau cùng tác giả đã hoàn thiện và chính nó cũng phải thốt lên, “mình đẹp quá đi mất”.

Qua câu chuyện trên chúng ta nhận ra một giá trị nhân bản sâu sắc, bàn tay kia đã nhào nặn nên một tách trà đẹp, cuộc đời này sẽ cho ta thành công, cho những mật ngọt. Nếu chúng ta biết chịu đựng và vượt qua khó khăn trên tất cả, chúng ta cần sự cố gắng kiên trì, bởi quá trình hoàn thiện một con người, một cuộc sống không phải chỉ một bước, hai bước, mà cả làm một chặng đường đầy chông gai. Phải thật mạnh mẽ, cứng cỏi và đủ bản lĩnh để vượt qua những gian lao, để đưa tay hứng lấy thành quả, chứ không phải buông bỏ, thả lòng bàn tay khi đang giữa vách núi. Đó là triết lý sống ở đời, là bài học là kinh nghiệm để đến với thành công, là một quan niệm sống phấn đấu tích cực đáng trân trọng.

Vậy những đỉnh núi đèo cao ấy là gì? gian lao khó khăn và khổ ải là điều tất yếu trong cuộc sống. Nó là một phần của cuộc sống và buộc chúng ta phải gắng mình vượt qua, là một gam màu sẫm, với những mệt mỏi của con người? nhưng khi con người đó đối diện với nó phải là sự đấu tranh cố gắng kiên trì vượt qua. Đó là sự bền bỉ của lòng người, là sự cố gắng vươn lên khỏi bàn tay của quỷ dữ để níu lấy được cuộc sống cũng có thể là nhẫn nại, là cam chịu để duy trì. Nhưng luôn ấp ủ một khát vọng thoát ly cao cả, điều đó cần đến bản lĩnh của mỗi người, đó là kiến thức, là bản năng tiềm tàng hay là những gì tích lũy được trong cuộc, sống trong quá trình rèn luyện. Làm tốt tất cả yếu tố trên ta sẽ có được sự hoàn thiện, thành quả chính là những thành công bằng vật chất, hay tinh thần làm con người thấy mãn nguyện và thỏa thích trước cuộc đời.

Đến đây lòng người lại trào lên một nỗi băn khoăn rằng, tại sao cuộc đời đã ban tặng cho ta sự sống, lại không cho ta một cuộc sống tốt và đầy đủ? mà lại đặt trước mắt ta biết bao nhiêu trở ngại và bắt chúng ta phải vượt qua nó. Phải chăng nó đã trở thành quy luật, một quy luật khép kín. Thiên nhiên cho ta hạt thóc chứ không cho chúng ta cả một cánh đồng, cha mẹ cho ta bàn tay và đôi chân chứ không cho ta cả cuộc sống giàu sang, hay nghèo nàn, hay có ai đó cho ta một món ăn chứ đâu có dạy ta cách thưởng thức và chúng ta mới là người làm nên tất cả. Nếu cuộc sống chỉ là một cái ao đời bằng phẳng, thì hẳn rằng con người sẽ chết đuối, cuộc đời cũng cần những giông tố và chúng ta phải vượt qua giông tố. Chính những khó khăn ấy mới làm nên một con người hoàn thiện. Nếu như  lọt lòng mẹ ta đã có được thành công, thì ai cũng như ai không cần phải phấn đấu, không phải nỗ lực làm gì. Nhưng cuộc sống lại thật buồn tẻ và nhàm chán chỉ bằng cách thách đấu lại những khó khăn dùng bản lĩnh để vượt lên cuộc sống, thì thành quả ta có được mới thật sự vững chắc, ta sẽ từng bước sải bước chân chiêm nghiệm từng quá trình, từng thử thách để vượt qua những eo đèo hiểm trở để bước đến đồng bằng kia. Quá trình của cuộc sống thực chất chính là những khó khăn, nó sẽ dạy dỗ con người tập cho chúng ta những kinh nghiệm và cũng là bản lĩnh sống, cũng như cày ruộng nhiều thì chịu được nắng mưa và ngược lại. Con người sẽ trở nên yếu đuối rất dễ gục ngã trước những khó khăn và sẽ không thực hiện được khâu cuối cùng để có được thành công, cuộc đời cũng thật nhiều rụng ý cho ta sự sống để vượt qua khó khăn, để khổ luyện, để chịu đựng, để giỏi vươn lên cố gắng và đi con đường cuối cùng mà nơi đó có thành công.

Tự hỏi rằng nếu không kiên trì, không cố gắng, không đủ bản lĩnh thì sẽ như thế nào? chúng ta sẽ dễ ngã quỵ, bàn chân mềm mại dẫm phải gai hẳn sẽ rất đau. Nếu chúng ta oà lên khóc và dừng lại ở đó đồng nghĩa cuộc sống sẽ kết thúc, nhưng nếu chịu đau và giút chiếc gai ấy ra để bước tiếp thì lần sau sẽ không đau nữa. Đi mãi rồi xuống cũng sẽ đến với thành công, cũng như cái tách trà kia, nếu nó gục ngã và dừng lại ngay ở khâu nào nặng thì làm sao có cơ hội để đứng trước những chiếc gương. Con người sẽ xây được những lâu đài cát lớn từ quá trình công tác, trong những trận cuồng phong, giông tố là một góc của cuộc đời và nó đòi hỏi con người phải đối diện bằng một cách thật mạnh mẽ, nhưng kiên trì và cũng cần cố gắng thành công, sẽ không bao giờ chịu mở cửa cho bất cứ con người nào lùi bước, nó chỉ mở to cánh cửa cho những bàn tay đã chai sần và đón lấy họ, cho họ tận hưởng những điều kỳ diệu nhất mà cuộc đời ban tặng. Đó mới là giá trị đích thực của cuộc sống, là mục đích của cuộc sống chúng ta.

Tất cả những khó khăn, quá trình khổ luyện và vượt qua những rào cản của cuộc đời đến với sự toàn mỹ và thành quả sau cùng luôn được biểu hiện rất rõ trong cuộc sống, trong lao động, học tập và chiến đấu, bằng những hành động cụ thể và thiết thực nhất của con người.

Quay lại với câu chuyện tách trà ấy cũng phải trải qua một quá trình dài, cũng đau đớn và cạn sức lực, nó đã gào thét lên trước sự mệt mỏi và tàn nhẫn, nhưng chưa từng đề cập đến việc nó chết lặng và buông bỏ, cam chịu tất cả những nỗi đau, mùi khó chịu, sự nóng rát để được ngắm nghía mình một cách hoàn hảo nhất. Đó cũng là biểu hiện chứng minh cho sự bền bỉ, cố gắng vượt qua để có được thành quả, hãy thử nhìn lại quá trình đấu tranh giành độc lập giải phóng dân tộc của Việt Nam ta hơn 100 năm Bắc thuộc, sự cai trị của thực dân và đáp lại chúng đã phải đổ máu, phải hi sinh chịu đau thương, mất mát để có được độc lập và sự phát triển như ngày hôm nay và chưa một lần lùi bước.

Câu chuyện đã đem đến cho chúng ta một quan niệm và bài học trong cuộc sống, thật thấm thía và đúng đắn, tích cực sống ở đời không phải để đi mà là để chạy, đừng bao giờ và cũng không được phép gục ngã, nhưng cũng không hẳn chỉ cần cố gắng, cần cam chịu, mà có thể vượt qua cơn giông tố. Nó còn đòi hỏi bản lĩnh của mỗi người, hoàn cảnh, vật chất và điều kiện sống ở ngoài kia, vẫn còn bao mảnh đời bất hạnh ta còn phải tự hào vì ta còn được sống. Vậy thì phải sống sao cho thật có ý nghĩa, đừng làm mất đi giá trị của cuộc đời này. Cần phê phán hơn nữa thái độ sống bất lực, nhún nhường của con người. Ta cũng phải nhìn nhận một cách đúng đắn hơn nữa về cách giáo dục ngay từ trong bàn tay của bố mẹ, rèn luyện con cái ngay những bước đi đầu đời. Ta cũng cần phải hiểu sự khổ luyện, rèn giũa khác với sự cam chịu hay cắn răng chịu đựng đau khổ để có những quan niệm sống đúng. Đôi khi ta cũng cần tự tạo ra những cơn sóng trên cái ao đời phẳng lặng, để thách đố chính bản thân và làm động lực, nghị lực, mục tiêu để phấn đấu và phát triển, và chắc chắn rằng thành công sẽ đến với chúng ta.

Này con người hãy luôn nhớ rằng có “công mài sắt có ngày nên kim”, cuộc đời là công bằng và thuộc về chúng ta nếu chúng ta biết cách làm cho chúng phải quỳ gối trước mình, phải làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa, đừng bao giờ để nó nhàm chán hay hóa ra màu sẫm ở đầu với những đau thương thành gam màu hồng với những mật ngọt. Hãy sống thật ý nghĩa, hãy như tách trà kia và phải hơn nó nữa vì đời tôi cuộc sống không bao giờ dừng lại, khi còn cơ hội thì hãy sống, sống như ngày cuối cùng được sống./.

Câu chuyện tách trà

Trước đây tôi không phải là cái tách trà đâu, tôi là đất sét đỏ cơ. Rồi có một người đem tôi cuộn lại, đập dẹp ra, rồi nhào, rồi lại đập dẹp. Cứ như thế và tôi đã hét lên: “Buông tôi ra” nhưng ông ấy chỉ cười: “Chưa được đâu!”. Rồi ông ta lại đặt tôi lên một cái bàn xoay liên tục đến mức tôi lại phải kêu oai oái: “Dừng lại đi. Tôi chóng mặt lắm”. Thế nhưng ông ta chỉ gật gù: “Chưa đâu!”. Rồi ông ấy đặt tôi vào lò, nóng khủng khiếptôi không hiểu tại sao ông ta muốn hành hạ tôi, đốt tôi. Tôi đập vào thành lò bồm bộp nhưng rất lâu sau ông ta mới chịu mở ra: “Chưa đâu, chưa được đâu!”.
Một lúc sau, tôi được ông ta lôi ra và lấy sơn vẽ lên khắp người tôi. Tôi không chịu được cái mùi ấy. Tôi gào lên: “Dừng lại đi mà!” nhưng ông ta vẫn chỉ gật gù: “Chưa đâu!”. Một lần nữa tôi lại bị đặt vào lò và lần này thì cái lò nóng gấp đôi lần trước. Tôi sắp chết ngạt đến nơi. Tôi khóc, van xin nhưng ông ta vẫn nói: “Chưa đâu!”. Tôi chẳng còn hy vọng gì và sẵn sàng đầu hàng. Đột nhiên cửa lò bật mở, ông ta bế tôi ra và cẩn thận đặt lên kệ. Ông đi đâu đó và khi trở lại, ông đưa cái gương lại trước mặt tôi: “Nhìn mình xem!”. Tôi nhìn, và chính tôi cũng thốt lên: “Ôi, mình đây sao? Mình đẹp quá đi mất!”.

Ông chủ tôi bấy giờ mới nói: “Con của ta, ta biết là bị nhào nặn là đau đớn lắm, nhưng nếu ta không làm thế con sẽ khô đi và vô dụng. Ta biết bị xoay trên bàn nặn là chóng mặt lắm nhưng nếu ngưng lại con sẽ bị hở ra và méo mó bất thành nhân dạng. Ta biết là nung rất nóng và là con rát bỏng nhưng nếu không vào trong đó, con sẽ mong manh và nứt vỡ. Ta biết bị sơn lên người thì khó chịu lắm nhưng nếu không làm vậy con sẽ nhạt nhẽo chẳng có chút màu sắc nào trong đời cả. Nếu ta không đặt con vào lò nung lần nữa thì con sẽ chẳng cứng và bền. Còn bây giờ, sau bao nhiêu khổ luyện, con là sản phẩm hoàn chỉnh, đẹp như ta tưởng tượng ngay từ lúc đầu. Tôi trở thành một tách trà đẹp như thế đó! Còn bạn, bạn có dám trở thành tách trà đẹp để uống trà vào mùa xuân như tôi không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *