Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Môn Văn – Đề 24

Đề thi văn 9

TRƯỜNG THCS TIẾN BỘ

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 – NĂM HỌC 2019 – 2020

(Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề)

  1. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA

 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

  1. Về kiến thức:

– Hệ thống hoá các kiến thức đã học vận dụng vào làm bài kiểm tra. Đánh giá khả năng nhận diện tiếp thu các đơn vị kiến .

  1. Về kỹ năng:

– Rèn kĩ năng  phân tích tổng hợp kiến thức, kĩ năng trình bày, diễn đạt,…

  1. Về thái độ:

– Giáo dục tính độc lập, tự giác, tích cực trong học tập thi cử.

  1. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

– Kiểm tra tự luận

          III. THIẾT LẬP MA TRẬN

          Mức độ

 

Chủ đề

 Nhận biết Thông hiểu               Vận dụng    Cộng
 Cấp độ thấp Cấp độ cao
 

Đọc -hiểu văn bản

Nhớ được tên tác giả, tác phẩm

Nêu hoàn cảnh sáng tác

Chỉ ra và nêu  được tác dụng của các biện pháp tu từ  trong đoạn trích  Viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về tự học    
Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

2

1

10%

1

1

10%

1

2

20 %

  4

4

40%

Làm văn

Văn nghị luận

 

      Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận (về nhân vật văn học).  

 

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

      1

6

60%

1

6

60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỷ lệ %

2

1

10%

1

1

10 %

1

2

20 %

1

6

60%

5

10

100%

 

 

TRƯỜNG THCS TIẾN BỘ

 

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn: Ngữ văn – Lớp 9      

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

 

 

ĐỀ BÀI

Phần I: Phần đọc- hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3

“Xe chạy chầm chậm…..Mẹ tôi đưa nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”.

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (0,5 điểm) Xác định phép liên kết được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 3: (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.

Câu 4: (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của người mẹ.

Phần 2: Phần làm văn (6 điểm)

Vẻ đẹp nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)

 

 

TRƯỜNG THCS TIẾN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9

Phần I.  Phần đọc – hiểu (4 điểm)

 

Câu Nội dung cần đạt Điểm
1

 

– Đoạn văn trích trong văn bản  “Trong lòng mẹ”

– Tác giả: Nguyên Hồng

 

0, 25

0, 25

 

2 Phép liên kết: Phép lặp: Mẹ tôi, tôi, xe 0,5
3

 

– Biện pháp tu từ liệt kê: thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, trèo lên xe, ríu cả chân lại.

– Tác dụng: + Diễn tả cụ thể hành động, tâm trạng của nhân vật tôi

+ Thấy được khát khao cháy bỏng, mong muốn được gặp mẹ của bé Hồng. Đó là biểu hiện sâu sắc của tình mẫu tử.

0,25

 

0,25

 4

 

a. Về hình thức: Đoạn văn cần đảm bảo về cấu trúc  đoạn văn ngắn (200 từ)  có bố cục đầy đủ 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả.

b. Về nội dung:

Học sinh làm rõ ý chính đề yêu cầu:

* Mở đoạn:

 Giới thiệu vấn đề

* Thân đoạn:

– Dẫn chứng chứng minh tình cảm mẹ dành cho con:

+ Mẹ luôn là người giúp ta giải quyết khó khăn nhưng một lúc nào đó chúng ta sẽ phải tự làm lấy.

+ Nếu ta vấp ngã, mẹ sẽ chỉ cho ta những chỗ sai để ta tự đứng lên trên đôi chân của mình

+ Từ những việc nhỏ nhặt mẹ cũng dạy cho ta làm từ nhỏ để chúng ta quen dần với việc tự lập…

– Việc làm để đền đáp công ơn cha mẹ: Muốn giúp mẹ, muốn học cách tự lập…

– Phê phán những biểu hiện, những thái độ, hành vi chưa đúng với đạo lí làm con của một số người trong cuộc sống hiện nay.

– Liên hệ, mở rộng đến những tình cảm gia đình khác.

* Kết đoạn:

Tình yêu thương mà mẹ dành cho chúng ta sẽ không bao giờ thay đổi. Liên hệ bản thân

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

Phần 2: Phần làm văn (6 điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng:

          – Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một nhân vật văn học; bố cục rõ ràng, chặt chẽ; hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

  1. Yêu cầu về kiến thức:
Phần Nội dung cần đạt Điểm
 Mở bài – Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Nêu khái quát về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định.

0.25

0.25

Thân bài

 

* Giới thiêu khái quát về nhân vật:

– Phương Định là cô gái Hà Nội, 20 tuổi, là sinh viên. Cô tự nhận mình là cô gái khá.

– Phương Định cùng đồng đội ở trên cao điểm, giữa một vùng trọng điểm ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của cô và đồng đội là san lấp hố bom, phá bom để giữ cho tuyến đường luôn được thông suốt

*Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Phương Định:

– Là một nữ thanh niên xung phong có lí tưởng sống cao đẹp (lí tưởng sống đẹp của cô, cũng như của cả thế hệ trẻ thời đại ấy, là có lòng yêu nước, nhiệt huyết sôi sục, sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc, bởi vậy, cô đã tạm chia tay cuộc sống sinh viên để vào chiến trường…)

– Là cô gái có tinh thần kiên cường, dũng cảm, có nghị lực phi thường khi đối mặt với gian khổ, hiểm nguy; cô có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hết lòng vì nhiệm vụ (Công việc của cô và đồng đội vô cùng nguy hiểm, nhiều khi cái chết chỉ cách trong gang tấc, nhưng cô vẫn không bao giờ lùi bước…)

– Là cô gái có tâm hồn nhạy cảm, trẻ trung, trong sáng, nhiều mơ mộng

– Cô yêu thương đồng đội, có tình bạn chân thành, sâu nặng, là cô gái sống giàu tình cảm (Cô luôn quan tâm, lo lắng cho hai đồng đội của mình…, chăm sóc Nho chu đáo khi Nho bị thương…)

*Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

– Diễn tả tâm lí nhân vật tinh tế.

– Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động, ngôn ngữ trẻ trung, nữ tính…

– Vẻ đẹp nhân vật được khắc họa từ những sự việc rất đời thường nhưng nhiều ý nghĩa => Nhà văn đã khai thác được chất thơ từ hiện thực ác liệt của cuộc chiến tranh.

 

0,25

 

0,25

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

0,5

 

0,5

 

 

 

 

0,25

0,25

 

0,5

Kết bài – Đánh giá chung: Phương Định là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong một thời đại lịch sử hào hùng của dân tộc.

– Liên hệ với thế hệ trẻ ngày nay.

0,25

 

 

0,25

*Lưu ý:

– Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài viết hoàn chỉnh bố cục, viết đúng thể loại văn nghị luận về nhân vật văn học; trình bày, chữ viết đẹp, rõ ràng, sạch sẽ; không mắc lỗi chính tả hoặc mắc lỗi không đáng kể (1-> 3 lỗi nhỏ).

– Trên đây chỉ là những nội dung có tính chất định hướng. Khi chấm cần căn cứ vào bài làm cụ thể của mỗi HS để cho điểm phù hợp, công bằng.                                                         

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *