Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Môn Văn – Đề 21

Đề thi văn 9

PHÒNG GD& ĐT YÊN SƠN

TRƯỜNG THCS LANG QUÁN

 

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 -2020

                                                 MÔN: NGỮ VĂN

THỜI GIAN: 120 PHÚT

 

  1. THIẾT LẬP MA TRẬN

 

        Mức độ

Chủ đề

 

Nhận biết

 

Thông hiểu

          Vận dụng  

Tổng cộng

   VD thấp     VD cao
Phần I: Đọc -Hiểu văn bản (  Mùa xuân nho nhỏ)    Nhớ và nhận biết được tác giả, tác phẩm của ngữ liệu   Xác định được điệp từ, từ láy và hiểu được ý nghĩa của một số hình ảnh trong đoạn thơ.    Viết được đoạn văn nêu được suy nghĩ về vấn đề nghị lực sống    
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

2

1,5

15%

1

2

20%

  4

4

40%

 

Phần II: Làm văn

        Vận dụng kĩ năng nghị luận kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã học để trình bày suy nghĩ về một nhân vật.  
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

      1

6

60%

1

6

60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

1

1,5

15%

1

2

20%

1

6

60%

4

10

100%

 

  1. ĐỀ BÀI.

Phần I : Đọc – Hiểu (4 điểm)

Phần I: Đọc- hiểu (4 điểm)  Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”.

(Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai?

Câu 2 🙁0,5 điểm) Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên .

Câu 3: (1 điểm) Các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” có những đặc điểm gì giống nhau?

Câu 4 (2 điểm): Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ nêu suy nghĩ của em về nghị lực sống của con người trong thời đại ngày nay.

Phần II: Làm văn (6 điểm)

Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong đoạn trích  truyện “Làng” của tác giả Kim Lân.

 

III. HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM.

Phần I: Đọc – hiểu  (4 điểm)

 

Câu Đáp án Điểm
1

(0,5 đ)

– Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ ,

– Tác giả ;Thanh Hải

0,25

0,25

2

(0,5 đ)

– Từ láy trong đoạn thơ trên: nho nhỏ, xao xuyến.

– Điệp từ: “ta”, “một”, “dù”.

0,25

0,25

 

3

(1đ)

 

* Các hình ảnh con chim, một cành hoa, một nốt trầm có những đặc điểm giống nhau:

– Là những hình ảnh bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, cuộc sống mang lại niềm vui, vẻ đẹp cho đời một cách tự nhiên.

– Là những hình ảnh mang ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời chung.

 

 

0,5

 

0,5

 

  4

(2đ)

 Yêu cầu về nội dung:

– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nghị lực sống của con người.

– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động

– Sáng tạo thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

 

 

0,5

1

 

0,5

 

Phần II: Làm văn (6 điểm)

* Yêu cầu về hình thức:

– Học sinh biết viết một bài văn nghị luận về một tác phẩm (Đoạn trích)

– Bố cục rõ ràng, chữ viết đủ nét, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.

* Yêu cầu nội dung

Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết cần có các ý cơ bản sau:

 

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Cảm nhận chung về nhân vật ông Hai – người nông dân có tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến sâu sắc.

2. Thân bài:  Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn:

  * Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện:

– Ở nơi tản cư: Ông luôn nhớ về làng, thường hay khoe về sự giàu có và tinh thần kháng chiến của làng, luôn nghe ngóng, theo dõi tin tức, tình hình kháng chiến…

– Khi nghe tin làng theo giặc: Ông bất ngờ, đau đớn, dằn vặt, tủi hổ, xót xa… quyết định dứt khoát: Làng theo tây thì phải thù làng…

– Khi nghe tin cải chính: Ông sung sướng, hạnh phúc (vui mừng đi khoe khắp nơi, khoe cả nhà mình bị gặc đốt…)

=> Tình yêu làng hòa quyện, thống nhất với tình yêu kháng chiến, yêu nước – nét mới trong tình cảm, nhận thức của người nông dân trong Cách mạng Tháng Tám.

* Nghệ thuật:

– Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện nhân vật.

– Ngôn ngữ tự nhiên.

– Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.

– Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm…)

3. Kết bài: Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật. Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai.

 

  0,5

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

1

 

1

 

 

1

 

 

 

 

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *