Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn số 5:chiếc thuyền ngoài xa

Đề thi THPT Quốc Gia

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

          Bây giờ cái mới là bạn, nhưng một ngày nào đó không xa, bạn sẽ trở nên cũ kỹ và bị loại bỏ. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của bạn có hạn, nên đừng lãng phí thời gian sống cuộc đời của người khác. Đừng bị mắc kẹt trong những giáo điều, đó là sống chung với kết quả của những suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm của người khác gây nhiễu và lấn át tiếng nói từ bên trong bạn. Điều quan trọng nhất là có can đảm để theo trái tim và trực giác của mình. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành gì. Mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu…

(Trích Bài diễn văn của Steve Jobs  tại Lễ trao bằng tốt nghiệp của Đại học Stanford năm 2005, theo http://www.chungta.com)

Câu1. (NB) Chỉ ra phương thức biểu đạtchủ yếu được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. (NB) Xác định phong cách ngôn ngữ chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. (TH) Vì sao Steve Jobs cho rằng: Bây giờ cái mới là bạn, nhưng một ngày nào đó không xa, bạn sẽ trở nên cũ kỹ và bị loại bỏ.

Câu 4.(VD)Từ nội dung văn bản trên, anh/ chị rút ra được bài học nào sâu sắc nhất? Vì sao?

  1. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu ra ở phần đọc – hiểu:

Thời gian của bạn có hạn, nên đừng lãng phí thời gian sống cuộc đời của người khác.

Câu 2 (5,0 điểm)

Anh/ chị hãy phân tích những phát hiện về hiện thực đời sống của nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016), trong đóđặc biệt làm rõ tâm trạng và nhận thức của nhân vật Phùng mỗi khi nhìn thấy tấm ảnh ở đoạn kết thúc truyện. Từ đó, liên hệ với tâm trạng của nhân vật thị Nở trong đoạn kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao (SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét về giá trị hiện thực của hai tác phẩm.

 

BIÊN SOẠN ĐỀ TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THPT XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRÊN MẠNG 2018

Đơn vị:  Phú Thọ

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I   ĐỌC – HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chủ yếu: nghị luận/ phương thức nghị luận 0,5
2 Phong cách ngôn ngữ chính: chính luận 0,5
3 Bây giờ cái mới là bạn:thế hệ trẻ là những con người năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm. Họ là lực lượng có thể tạo ra những phát minh, phát kiến mới, những cống hiến, những thành công, thành quả…tốt đẹp

Nhưng một ngày nào đó không xa, bạn sẽ trở nên cũ kỹ và bị loại bỏ.Thế hệ trẻ nếu không chịu học hỏi, tìm tòi, đổi mới mình, nếu không ngừng cống hiến, sáng tạo….thì sẽ trở thành những con người cũ kĩ, lạc hậu, dư thừa và cuối cùng là bị đào thải bởi xã hội, bởi những lớp người đi sau.

Như vậy, ý kiến của Steve Jobs đã nhấn mạnh vào ưu thế, đặc điểm của thế hệ trẻ và quan trọng hơn là nhắc nhở họ về trách nhiệm, sứ mệnh của mình.

1,0
4 Thí sinh có thể đưa ra một hoặc nhiều bài học khác nhau song phải lý giải hợp lí (bài học về sự sáng tạo, bài học về sự cố gắng học hỏi không ngừng, bài học về sự kiên định…) 1,0
II   LÀM VĂN 7,0
1 Viết đoạn văn nghị luận về vấn đề: Thời gian của các bạn có hạn, vì thế đừng lãng phí nó vào việc sống cuộc đời của một ai khác. 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Mỗi cá nhân cần biết tự chủ, sống là chính mình. 0,25
c. Triển khai được vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lâp luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

* Giải thích:

Sống cuộc đời của một ai khác: sống phụ thuộc, trông chờ, dựa dẫm vào người khác, bị người khác chi phối, ảnh hưởng, tác động theo nghĩa tiêu cực,  không có lập trường, chủ kiến cá nhân,…

=> Mỗi cá nhân cần biết sống tự chủ, sống là chính mình.

* Bàn luận:

– Thời gian cuộc đời của mỗi cá nhân là hữu hạn. Hãy để cho sự tồn tại hữu hạn về mặt thời gian sống của mình trở thành có ý nghĩa về chất lượng sống bằng cách tự phấn đấu, nỗ lực theo đuổi đam mê, tạo nên thành quả cho cá nhân,…

– Khi sống là chính mình, mỗi cá nhân sẽ có nội lực tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân, dũng cảm đương đầu với trở ngại, sống chủ động, tự tin và hứa hẹn đạt được những thành công.

– Việc “sống cuộc đời của một ai khác” chỉ khiến cho cuộc sống của mỗi cá nhân trở nên bị động, phụ thuộc, vô nghĩa vô danh.

* Mở rộng

– Phân biệt giữa sống tự chủ, sống là chính mình khác với chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Mỗi cá nhân cần sự tự chủ, sống là chính mình song cũng cần biết hòa đồng, tôn trọng, tiếp thu và học hỏi người khác.

* Liên hệ, rút ra bài học chân thành, thiết thực cho bản thân (với tư cách là một công dân trẻ tuổi, sắp có bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời)

1,0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 0,25
2   Anh/ chị hãy phân tích những phát hiện về hiện thực đời sống của nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016), trong đóđặc biệt làm rõ tâm trạng và nhận thức của nhân vật Phùng mỗi khi nhìn thấy tấm ảnh ở đoạn kết thúc truyện. Từ đó liên hệ với tâm trạng của nhân vật Thị Nở trong đoạn kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao (SGK Ngữ Văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét về giá trị hiện thực của hai tác phẩm. 5,0

 

 

 

 

 

 

 

  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ 03 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài nêu vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai vấn đề nghị luận thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau; Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

– Những phát hiện về hiện thực đời sống của nhân vật Phùng, tâm trạng và nhận thức của Phùng trong đoạn kết thúc truyện.

– Liên hệ với tâm trạng của thị Nở trong đoạn kết thúc truyện ngắn Chí Phèo.

– Nhận xét về giá trị hiện thực của hai tác phẩm

0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nhân vật Phùng

* Phân tích những phát hiện về hiện thực đời sống của nhân vật Phùng

– Phát hiện về cảnh thiên nhiên “đắt trời cho”:

Sau gần tuần lễ “phục kích” thực hiện nhiệm vụ được giao, Phùng đã tìm được một cảnh ưng ý. Trước mắt Phùng, thiên nhiên hiện ra với vẻ đẹp toàn bích.Tâm hồn nghệ sĩ đã xuất hiện những rung cảm mãnh liệt tưởng như đã phát hiện ra chân lý của sự toàn thiện, toàn mỹ.

=> Ý nghĩa: Hiện thực đời sống tạo nên cái đẹp cho nghệ thuật, là đối tượng của nghệ thuật.

– Phát hiện về cảnh đời đen tối của gia đình hàng chài:

Phùng chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách tàn bạo, người vợ thì nhẫn nhục chịu đựng. Thằng Phác – đứa con trai vì muốn bảo vệ mẹ đã lao vào đánh bố. Cảnh tượng này Phùng còn được chứng kiến thêm lần thứ hai. Chứng kiến nghịch cảnh bất công, ngang trái, Phùng cảm thấy kinh ngạc

=> Ý nghĩa: Hiện thực cuộc sống chứa đầy nghịch lí với những mảng sáng – tối, xấu – đẹp, thiện – ác…cùng tồn tại. Con người cần có cái nhìn đa diện đa chiều để phát hiện ra sự thật cuộc đời đằng sau hình thức bề ngoài.

– Phát hiện ở Tòa án huyện:

Trước lòng tốt của Phùng và Đẩu, người đàn bà lại van xin không bỏ chồng và kể câu chuyện đời éo le, bi kịch của mình. Phùng cảm thấy căn phòng trở nên ngột ngạt vàvỡ lẽ thêm nhiều nhận thức về cuộc sống.

=> Ý nghĩa: Cái đẹp của hiện thực cuộc sống nhiều khi bị khuất lấp. Muốn giải quyết vấn đề của cuộc sống nhiều khi không chỉ dựa vào lòng tốt mà cần phải có những giải pháp thiết thực.

– Tâm trạng và nhận thức của Phùng mỗi khi nhìn thấy tấm ảnh ở đoạn kết thúc truyện:

+ Tuy là ảnh đen trắng nhưng Phùng vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của sương mai. Màu hồng này là biểu tượng cho chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời.

+ Nếu nhìn kĩ hơn sẽ thấy hình ảnh người đàn bà hàng chài. Đây là hiện thân cho những phận người khốn khó, cho thấy sự ám ảnh, trăn trở của Phùng về hiện thực cuộc đời vẫn còn nhiều lam lũ, khổ đau.

=> Ý nghĩa: mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời. Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn bó với cuộc đời.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Tình huống truyện nhận thức chứa đầy mâu thuẫn, nghịch lí

+ Sử dụng ngôi kể, xây dựng chi tiết nghệ thuật làm nổi bật suy nghĩ, nhận thức, tâm trạng nhân vật.

0,25

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

* Liên hệ với tâm trạng của nhân vật thị Nở trong đoạn kết thúc truyện

– Vài nét về nhà văn Nam Cao, xuất xứ tác phẩm Chí Phèo và nhân vật thị Nở (một người phụ nữ xấu xí, dở hơi nhưng có tình người chân thành, cảm động, là người thức tỉnh Chí Phèo và cũng là nguyên nhân đẩy Chí Phèo vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người).

– Tâm trạng của thị Nở trong đoạn kết thúc truyện:

+ Hồi tưởng về một Chí Phèo hiền lành, lương thiện.

+ Hình dung về tương lai: nhìn xuống bụng, thoáng thấy một cái lò gạch bỏ không, xa nhà cửa, vắng người qua lại. Hình ảnh cái lò gạch bỏ không tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng. Chí Phèo chết nhưng hiện tượng Chí Phèo vẫn chưa chấm dứt.

 

 

0,25

 

 

 

 

 

0,5

* Nhận xét về giá trị hiện thực của hai tác phẩm

So sánh:

– Giống nhau: Qua hai đoạn kết thúc sử dụng những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc, cả hai tác phẩm đều cho thấy nỗi trăn trở của các nhà văn về hiện thực cuộc sống bi kịch, đau khổ của con người vẫn chưa có hồi kết.

– Khác nhau: Chí Phèo là sự khái quát, phản ánh, lo âu về thân phận người nông dân bị lưu manh hóa, bị cự tuyệt quyền làm người trước Cách mạng tháng Tám 1945. Còn Chiếc thuyền ngoài xa là sự khái quát, phản ánh, trăn trở về thân phận éo le, đầy những mất mát, nghịch lí của con người thời hậu chiến.

– Lý giải: do hoàn cảnh sáng tác, phong cách nghệ thuật, yêu cầu sáng tạo của văn học…

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

d. Chính tả: Đảm bảo các quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25
  Điểm toàn bài thi I + II = 10,00 điểm

 

 

III. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1. (NB)Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng lúc đầu có tên là gì?

A.Nhớ Tây Tiến

  1. Tây Tiến ơi
  2. Ơi Tây Tiến
  3. Nhớ về Tây Tiến

Câu 2. (NB) Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975?

  1. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.
  2. B. Nền văn học có nhịp độ phát triển hết sức mau lẹ.

C.Nền văn học hướng về đại chúng.

  1. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Câu 3. (TH) Ý nào dưới đây nói đúng nhất về giọng điệu đặc sắc trong thơ Tố Hữu?

  1. Giọng điệu đối thoại.
  2. Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào.
  3. Giọng điệu sôi nổi, say mê.
  4. Giọng điệu triết lí.

Câu 4. (TH) Hai câu thơ: “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy – Đi trả thù mà không sợ dài lâu” trong đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) nói về vẻ đẹp nào của con người Việt Nam?

  1. Cần cù trong lao động.
  2. Đoàn kết trong chiến đấu.

C.Kiên trì, bền bỉ trong đấu tranh.

  1. Quý trọng tình nghĩa.

Câu 5. (VD) Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất về giá trị bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?

  1. Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, một bản án chế độ thực dân Pháp.

B.Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, một áng văn chính luận mẫu mực.

C.Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận xuất sắc, một mẫu mực về nghệ thuật lập luận.

  1. Tuyên ngôn Độc lập là một mẫu mực về nghệ thuật lập luận, một bản án chế độ thực dân Pháp.

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *