Đề thi thử THPT quốc gia môn văn 2019, đề 15 Vợ chồng A Phủ

Đề thi THPT Quốc Gia

             ĐỀ THI THỬ THPTQG

                       MÔN: NGỮ VĂN

A.MA TRẬN                                         THỜI GIAN : 120 PHÚT

      Mứcđộ

 

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
  Vận dụng Vận dụng Cao  
Đọc hiểu Xác định được  Phương thức, hình ảnh  Xác đinh được nội dung của đoạn trích Ý nghĩa hình ảnh, tiếng hát    

 

Số câu1

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu 1

Số điểm 1 điểm= 10%

Số câu 1

Số điểm

1.0đ=10%

Số câu 1

Số điểm 1điểm= 10%

  Số câu: 1

Số điểm:3

Tỉ lệ: 30 %

Nghị luận xã hội tư tưởng, bố cục Phân tích chứng minh Bình luận Sáng tạo  
Số câu

Số điểm      Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm 0.5=5%

Số câu

Số điểm 1=10%

Số câu

Số điểm 0,25=0.25%

Số câu

Số điểm 0,25=0.25%

Số câu: 1

Số điểm:2

Tỉ lệ: 20 %

Nghị luận văn học Phân tích nhân vật Lí giải làm rõ nội dung, nghệ thuật Nhận xét so sánh đối chiếu mở rộng Sáng tạo  
Số câu

Số điểm

 Tỉ lệ

 

Số điểm

1,5 = 15%

 

Số điểm

1,75=17,5%

 

Số điểm

0.75 = 7.5%

 

Số điểm

  0,5= 5%

Số câu 1

Số điểm: 5

 Tỉ lệ:  50%

Tổng câu

Điểm

Tỉ lệ

Số điểm

3 = 30%

Số điểm

3,75= 37,5%

 

Số điểm

2.0 =20%

Số điểm

0,75= 7,5%

Số câu:3

Số điểm:10

Tỉ lệ: 100%

 

B.Đê:

I.Phần Đọc hiểu:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời từ Câu 1 đến Câu 4

Làng Quan họ quê tôi
Những ngày bom Mỹ dội
Quán đổ dưới gốc đa
Chín nhịp cầu đứt nối

Pháo lên núi Thiên Thai
Súng trường lên Quán Dốc
Loan phượng vẫn ăn xoài
Vườn xoan đào vẫn mọc

Em tiễn anh lên đường
Đứng bên bờ em hát
Muốn gửi đi theo anh
Cả dòng sông trong mát

Mẹ mang nước lên đồi
Yêu các con mẹ hát
Bao nhiêu máy bay rơi
Sau mái đầu tóc bạc…

Thuyền thúng thuyền thúng ơi
Có ghé về tỉnh Bắc
Nghe tiếng hát quê tôi
Trên tầm bom đạn giặc

(Trích Làng quan họ, Nguyễn Phan Hách, theo Tinh tuyển thơ Việt Nam 1945 -1975 NXBKH và XH, 1978)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên? (0.5đ)

Câu 2: Nêu nội dung của đoạn thơ? (0.5đ)

Câu 3: Hình ảnh “làng quê” và “con người làng quê” được miêu tả bằng những chi tiết nào? (0.5đ) Suy nghĩ của anh (chị) về chi tiết đó? (0.5đ)

Câu 4: Cảm nhận của anh (chị) về tiếng hát xuyên suốt ba khổ thơ? (Viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng)? (1.0)

  1. PHẦN NGHỊ LUẬN: (7.0 điểm)

Câu 1:

          Anh/chị hãy  viết một đoạn văn 200chữ trình bày ý kiến của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ với việc giữ gìn văn hóa truyền thống. (2.0 điểm)

Câu 2:. Phân tích ý nghĩa việc Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Từ đó so sánh kết thúc tác phẩm với kết thúc củatác phẩmChí phèo Nam Cao (5.0 điểm)

 C.Đáp án:

  1. Phần 1

Câu 1: Đoạn thơ viết theo phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm. (0.5đ)

Câu 2. Hình ảnh làng quê vùng Kinh Bắc và con người trong những năm tháng chiến tranh bị giặc phá huỷ, vượt lên trên tất cả là tinh thần dũng cảm, kiên cường chiến đấu của người dân nơi đây cùng với niềm lạc quan về một ngày thắng lợi. (0.5đ)

Câu 3. Hình ảnh “làng quê” và “con người làng quê” được miêu tả bằng những chi tết: Quán đổ dưới gốc đa, nhịp cầu đứt nối, pháo lên núi, súng lên Quán Dốc. Đặc biệt hình ảnh cô gái, người mẹ tiễn người con trai của làng ra trận. (0.5đ)

Những chi tiết đó thể hiện hình ảnh làng quê bị giặc tàn phá, tác giả tái hiện lại hiện thực của chiến tranh, tinh thần chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc. (0.5đ)

Câu 4. Cảm nhận của Anh (chị) về tiếng hát xuyên suốt ba khổ thơ. (1.0đ)

Học sinh trình bày theo suy nghĩ riêng theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí, yêu cầu cách viết đoạn văn chặt chẽ, logic. Sau đây là gợi ý:

  • Tiếng hát là đặc trưng của quê hương quan họ, nuôi dưỡng tâm hồn những chàng trai, cô gái miền quan họ.
  • Tiếng hát biểu hiện sự lạc quan, của niềm tin tưởng vào ngày mai chiến thắng.

Câu 1: Về kiến thức và kỹ năng, yêu cầu phải đạt được những chuẩn sau trong quá trình tạo lập văn bản:

  1. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận:

– Điểm 0.25: Đảm bảo cấu trúc 1 đoạn văn

–  Điểm 0: Chưa đảm bảo cấu trúc đoạn 1 đoạn văn.

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

– Điểm 0.25: Trách nhiệm giữ gìn văn hóa truyền thống của thế hệ trẻ

– Điểm 0: Xác định chưa rõ hoặc xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

  1. Triển khai các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai   các    luận   điểm   (trong   đó   phải   có    thao    tác   phân tích,  chứng  minh,  bình luận…); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng hợp lý. Cơ bản phải đảm bảo các ý sau:

– Giữ gìn văn hoá truyền thống là trách nhiệm của mỗi người trong đó có thế hệ trẻ

– Ý nghĩa của việc giữ gìn văn hóa truyền thống

– Một số giải pháp, hành động thiết thực để giữ gìn văn hóa truyền thống của thế hệ trẻ

– Liên hệ bản thân

  1. Sáng tạo:

– Điểm 0.25: Bài viết thể hiện được cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá vấn đề có

chính kiến riêng một cách hợp lý.

– Điểm 0 Bài viết còn cảm nhận chung chung có đưa ra ý kiến cá nhân nhưng còn nông cạn.

  1. Chính tả, dùng từ, đặt câu:

– Điểm 0.25: Ít mắc lỗi chính tả, biết cách dùng từ, ít sai ngữ pháp.

– Điểm 0: Mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt còn rối, đôi câu tối nghĩa

Câu 2: 5 điểm.

Về kiến thức và kỹ năng, yêu cầu phải đạt được những chuẩn sau trong quá trình tạo lập văn bản:

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

–  Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

– Điểm 0.25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết  luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. Có dấu hiệu bố cục 3 phần nhưng cách trình bày chưa thật rõ ràng.

–  Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

– Điểm 0.25: Qua đoạn văn, thấy tâm trạng của Mị, tư tưởng nhân đạo của tác giả.

– Điểm 0: Xác định chưa rõ hoặc xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

  1. (3.25 điểm): Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai   các    luận   điểm   (trong   đó   phải   có    thao    tác   phân tích,  chứng  minh,  bình luận…); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng hợp lý. Cơ bản phải đảm bảo các ý sau:
  2. Giới thiệu đôi nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác. (0.25 điểm)

b.Phân tích nội dung:

– Nêu khái quát được hoàn cảnh của Mị (0.25 điểm)

– Khái quát về nhân vật A Phủ (0.25 điểm)

    -Hành động cắt dây trói cứu A Phủ: (1.5điểm)Đây là một trong những đoạn truyện thể hiện tài năng miêu tả tâm lí xuất sắc của Tô Hoài. Sau những đêm tình mùa xuân, sau những lần vùng lên mạnh mẽ nhưng bị chà đạp dã man, ngọn lửa tự do trong Mị nguôi dần nhưng nó không tắt mà vẫn âm ỉ cháy. Diễn biến tâm lí:

  + Lúc đầu dửng dưng, thản nhiên, vô cảm “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu     A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với       ngọn lửa” vì tâm hồn Mị đã câm lặng và khép kín.

+ Thế nhưng một đêm, Mị chợt động lòng thương, sự câm lặng dồn nén quá sức vỡ tung ra khi “Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”.

+ Lòng thương người của Mị bắt đầu từ sự thương thân “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị,…Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”.

+ Thương thân rồi lại thương người. Mị nhớ đến những chuyện xảy ra trong nhà thống lí trước đây mà hoảng sợ cho A Phủ “nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác.Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết,… phải chết”. Như vậy, động cơ khiến Mị có ý định cứu A Phủ là do từ lòng thương ” lòng căm thù.

+ Mị nghĩ việc A Phủ phải chết ở đây là một điều vô lí “Ta là thân đàn bà…Người kia việc gì mà phải chết thế”.

+ Từ chỗ trỗi dậy tình thương của người cùng cảnh ngộ, Mị suy nghĩ kĩ lưỡng trước điều gì sẽ xảy ra, Mị có thể bị bắt trói thay vào chỗ A Phủ. Mị không thấy sợ, Mị can đảm, bình tĩnh hơn bao giờ hết ” Hành động cắt nút dây mây, cởi trói, giải thoát cho A Phủ: Lòng thương chiến thắng, Mị không sợ chết thay cho A Phủ, không sợ hình phạt của thống lí vì chết là sự giải thoát.

+ Nhưng đến lúc gỡ hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Tuy vậy,           Mị vẫn thúc giục A Phủ “Đi ngay…”, rồi Mị “nghẹn lại”: Mị cũng thoáng sợ hãi nhưng không thay đổi quyết định của mình. Lời nói của Mị giúp A Phủ ý thức được cái chết đang đến gần kề để cố sức vùng lên chạy.

+ Mị cứu A Phủ cũng là giải thoát cuộc đời mình: “Đứng lặng trong bóng tối”. “Rồi Mị cũng vụt chạy ra” và xin A Phủ “Cho tôi đi”, “Ở đây thì chết mất” ” Đỉnh cao của khát vọng sống, khát vọng tự do, bắt nguồn từ sức sống tiềm tàng mãnh liệt – ngọn lửa lâu nay vẫn âm ỉ nay đã bùng cháy. Hành động chạy theo A Phủ bất ngờ nhưng cũng rất hợp lí. Hành động bỏ chạy cùng A Phủ là phép biện chứng của tâm hồn: Một hành động có tính chất bùng nổ, quyết liệt như thế, phải là kết quả của một qua trình tiệm tiến của tâm trạng, cảm xúc, tư tưởng. Lần này sức sống mãnh liệt đã chiến thắng.

→ Tâm lí diễn biến, thay đổi rất nhanh (sợ hãi → không thấy sợ). Hành động của Mị được tác giả miêu tả tự nhiên, vừa hợp lo gíc tiếp nhận, vừa hợp với tính cách nhân vật.

* So Sánh: (0.5 điểm)

– Giống nhau: thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả(0.25 điểm)

– Khác nhau: (0.25 điểm)

+ Vợ chồng A Phủ: đã giải phóng được nhân vật.

+ Chí phèo: chưa tìm ra lối thoát cho nhân vật.

c.Đánh giá: (0.5 điểm)

– Tổng kết, đánh giá về cách miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đoạn Mị cởi trói cứu A Phủ.

– Có thể dẫn ý kiến của chính tác giả để làm rõ thêm: “Vẻ đẹp của một tâm hồn con người, bao giờ cũng vậy, một tấm lòng, một tinh thần vị tha, một hành dộng không phải chỉ vì mình, đấy mới trở thành những câu chuyện đời đời nhớ mãi”( Tô Hoài)

– Thấy được lòng thương người, khát vọng chính đáng sẽ giúp con người ta chiến thắng cái ác.

  1. Sáng tạo:

– Điểm 0. 5: Bài viết thể hiện được cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá vấn đề có

chính kiến riêng một cách hợp lý.

– Điểm 0.25: Bài viết còn cảm nhận chung chung rơi vào diễn xuôi là chính,

có đưa ra ý kiến cá nhân nhưng còn nông cạn.

– Điểm 0: Bài viết chưa biết cách phân tích, bình luận để đưa ra ý kiến nhận định

riêng của bản thân.

  1. Chính tả, dùng từ, đặt câu:

– Điểm 0.5: Ít mắc lỗi chính tả, biết cách dùng từ, ít sai ngữ pháp.

– Điểm 0.25: Còn mắc khoảng 3,4 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường.

– Điểm 0: Mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt còn rối, đôi câu tối nghĩa.

*Lưu ý chung:  Phần làm văn ở hai câu: Đặc biệt chú ý đến những bài diễn đạt trôi chảy, văn có hình ảnh, có cảm xúc, tỏ ra có năng khiếu, xem mối tương quan giữa các nội dung trình bày, nếu nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu ở từng mốc điểm so với đáp án, giáo viên cần xem xét để cho con điểm hợp lý.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *