Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn số 4:chiếc thuyền ngoài xa

Đề thi THPT Quốc Gia

BÀI TẬP ĐOÀN NAM ĐỊNH

PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

“ Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc với những người xung quanh là một liều thuốc diệu kỳ giúp con người lấy lại cân bằng mỗi khi gặp khó khăn. Tuy nhiên, đôi lúc người ta lại nhầm lẫn giữa chia sẻ suy nghĩ với người khác với suy nghĩ theo người khác.

Trong mối quan hệ sẻ chia bình đẳng, ta có tư duy độc lập, biết cách làm chủ nó và chia sẻ cởi mở những suy nghĩ đó. Tuy nhiên, trong mối quan hệ sẻ chia một chiều, ta thường để bản thân choáng ngợp bởi những suy nghĩ của người khác. Thay vì đưa ra chính kiến và cảm nhận của riêng mình, ta lại bị cuốn theo lối suy nghĩ của họ để rồi không còn giữ được lập trường của mình.

Trong mọi mối quan hệ, sự tương trợ là điều rất cần thiết. Ta có thể nhờ người khác giúp đỡ nhưng không được để mình trở thành cái bóng của họ bởi cuộc sống của ta là do chính ta quyết định. Khi khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu hút tình cảm và sự quan tâm của người khác, ta sẽ đánh mất điều quan trọng nhất, đó là con người thật của mình.

Hãy sống thật với chính mình, bởi đó là chìa khóa đưa ta đến hạnh phúc. Hãy làm bất kì điều gì ta cho là nên làm, vì chính ta mới là người quyết định cuộc sống của bản thân. Bên cạnh đó, cũng không cần bào chữa hay giải thích gì về mình; không cần sự cho phép của bất cứ ai để được là chính mình. Ta có thể sống hạnh phúc với con người thực của mình và hãy nghĩ tốt về bản thân, bất kể người khác nhìn nhận thế nào chăng nữa.”

(Trích Quên hôm qua sống cho ngày mai – Tian Dayton, Ph. D, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2017, tr 18 – 19)

Câu 1 (NB). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (NB). Theo tác giả, vì sao chúng ta cần phải có tư duy độc lập?

Câu 3 (TH). Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Khi khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu hút tình cảm và sự quan tâm của người khác, ta sẽ đánh mất điều quan trọng nhất, đó là con người thật của mình.?

Câu 4 (VD). Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Hãy sống thật với chính mình, bởi đó là chìa khóa đưa ta đến hạnh phúc không? Vì sao?

LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (VDC): (2.0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tư duy độc lập trong cuộc sống.

Câu 2 (VDC): (5.0 điểm)

Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để thấy cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của những người lao động vùng biển. Từ đó, liên hệ với số phận của những người dân phố huyện trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam, (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2016) và nhận xét cách nhìn hiện thực của mỗi nhà văn.

ĐÁP ÁN

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
  1 Xác định được phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận. 0,5
  2 Theo tác giả, chúng ta cần có tư duy độc lập và biết cách làm chủ nó vì:

+ Khi sống bằng suy nghĩ của người khác ta bị phụ thuộc vào họ và không còn giữ được chính kiến của mình.

+ Ta sẽ trở thành cái bóng của người khác và đánh mất chính mình.

 

0,25

0,25

  3 khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu hút tình cảm và sự quan tâm của người khác”: sống giả, sống không thật để vừa lòng người khác.

– “sẽ đánh mất điều quan trọng nhất, đó là con người thật của mình”:

không giữ được điều quan trọng nhất mà ai cũng cần phải có để cuộc sống có ý nghĩa, đó là con người thật của chính mình.

=> Câu nói khuyên chúng ta: Đừng sống bằng suy nghĩ và ánh nhìn của người khác bởi khi đó ta sẽ đánh mất giá trị sống đích thực – sống được là chính mình.

0,25

0,25

 

0,5

  4 Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình hoặc nửa đồng tình, nửa không đồng tình; lý giải hợp lý và thuyết phục. Dưới đây là một hướng giải quyết:

– Đồng tình vì:

Sống thật với chính mình ta được làm chủ cuộc đời mình; không cần gồng mình lên để sống vì ai, sống theo suy nghĩ của ai; ta có thể tin tưởng vào chính mình để tạo dựng những giá trị của bản thân… đó là cơ sở để làm nên hạnh phúc.

 

0,25

0,75

II   LÀM VĂN 7.0
  1 Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tư duy độc lập trong cuộc sống 2.0
  a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của tư duy độc lập trong cuộc sống. 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của tư duy độc lập đối với cá nhân và xã hội. Có thể theo hướng sau:

– Tư duy độc lập giúp con người gia tăng lòng tự trọng, sự tự tin và bản lĩnh; khả năng phản biện và giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống; phát triển tư duy sáng tạo và sự chủ động trong mọi tình huống để khẳng định giá trị của bản thân;…

– Tư duy độc lập tạo nên sự vận động của xã hội theo chiều hướng tích cực; giúp xã hội phát triển mạnh mẽ và tốt đẹp hơn;…

1,0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt 0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. 0,25
2 Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu để thấy cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của những người lao động vùng biển. Từ đó liên hệ với số phận của những người dân phố huyện trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam và nhận xét cách nhìn hiện thực của mỗi nhà văn. 5.0
  a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài, liên hệ với số phận người dân phố huyện và nhận xét cách nhìn hiện thực của mỗi nhà văn. 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận : Vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 0,25
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm. 0,25
* Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài để thấy được cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của người dân vùng biển.

– Tuổi ngoài 40

– Ngoại hình xấu xí, thô kệch, phần nào là kết quả của cuộc sống vất vả, lam lũ, nghèo khó: “thân hình cao lớn” quen thuộc của đàn bà vùng biển; mụ “rỗ mặt”, khuôn mặt “mệt mỏi”, “tái ngắt” sau một đêm thức trắng kéo lưới; tấm lưng áo “bạc phếch, có miếng vá”, “nửa thân dưới ướt sũng”.

– Số phận: là nạn nhân đau khổ của cuộc sống đói nghèo, tăm tối, bế tắc

+ Đau đớn về thể xác: Cuộc sống nghèo khổ, cùng quẫn: cuộc sống trên mặt nước lênh đênh, thất thường, (có những khi ông trời làm cho động biển hàng tháng trời vợ chồng con cái phải ăn cây xương rồng luộc chấm muối), gia đình đông con, thuyền chật, chồng chị trốn lính nên không thể yên ổn làm ăn; Chị còn phải chịu những trận đòn roi “thừa sống thiếu chết”, “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” mà không thể van xin, chạy trốn từ người chồng. Cứ khi nào khổ quá là lão lại “xách” chị ra đánh.

+ Đau đớn về tinh thần: Chị đau đớn khi các con chứng kiến cảnh bố đánh mẹ nó tàn bạo và nuôi bao oán hận trong lòng. Nhất là việc thằng Phác chứng kiến cảnh mẹ bị đòn khiến chị không khỏi “xấu hổ, nhục nhã”, xót cho mình và xót cho con.

+ Cuộc sống của chị bế tắc, không có lối thoát: không thể từ bỏ người chồng vũ phu vì trên thuyền cần người đàn ông chèo chống khi phong ba; sự đau đớn, tủi nhục khi bị hành hạ dã man từ người chồng chưa biết bao giờ mới chấm dứt.

* Liên hệ với các nhân vật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam:

– Hai chị em Liên: ngày ngày trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, chiều chiều  ngồi trên chiếc chõng tre, thức đợi một chuyến tàu đêm

– Chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn hàng nước mà “có ăn thua gì”

– Bác Siêu: với gánh hàng phở ế khách

– Bà cụ Thi, bác xẩm: những con người tàn lụi của cuộc sống nghèo khổ, mòn mỏi

=> Cuộc sống của những người dân phố huyện nghèo khổ, lặp lại, bế tắc. Đến mơ ước cũng mơ hồ “chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho cuộc sống nghèo khổ của họ”, họ gửi ước mơ vào một chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

* Nhận xét về cái nhìn hiện thực của các tác giả:

– Giống nhau:

+ Các tác giả đều có cái nhìn hiện thực sắc sảo; đều xuất phát từ sự quan tâm, day dứt về số phận con người cá nhân để quan sát hiện thực cuộc sống.

+ Trong cuộc sống đói nghèo, Nguyễn Minh Châu vẫn nhìn thấy ở người đàn bà hàng chài những vẻ đẹp tâm hồn lấp lánh (giàu tình yêu thương chồng con, hiểu sâu sắc lẽ đời) => Quan niệm: Phải nhìn cuộc sống bằng cái nhìn đa diện nhiều chiều. Thạch Lam nhìn thấy vẻ đẹp của những tấm lòng giàu yêu thương, sự hiền lành, chịu thương chịu khó ở những người dân nơi phố huyện => Quan niệm: cái đẹp nhẹ nhàng, man mác, ẩn tàng ở mọi nơi.

– Khác nhau: Nguyễn Minh Châu đã nhìn thấy cuộc sống đói khổ, tăm tối làm nên bi kịch của con người; Thạch Lam lại nghiêng về cảm nhận cuộc sống tẻ nhạt, đơn điệu, lặp lại của người dân phố huyện. Nguyễn Minh Châu dùng bút pháp tự sự – triết lí để thể hiện cảm nhận về hiện thực cuộc sống; Thạch Lam dùng bút pháp tâm lí trữ tình.

– Nguyên nhân: Hai tác giả sống ở 2 thời kì khác nhau, với khuynh hướng sáng tác và phong cách nghệ thuật khác nhau.

– Ý nghĩa:

+ Qua cái nhìn hiện thực cuộc sống, các tác giả đã thể hiện tình yêu thương con người => Giá trị nhân đạo và sức sống của tác phẩm.

+ Sự khác biệt trong cái nhìn hiện thực của 2 tác giả tạo nên sự phong phú, đa dạng cho văn học

0,5
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25
e. Sáng tạo: Có cách suy nghĩ mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. 0,25
TỔNG ĐIỂM: 10.0

 

PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

 

Đọc đoạn thơ sau và chọn phương án đúng nhất:

 

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sống nhớ nguồn.

 

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

( Trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập 1, tr….)

Câu 1 (NB).  Phương thức nào là phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

  1. Miêu tả
  2. Biểu cảm
  3. Tự sự
  4. Nghị luận

Câu 2 (NB.  Đại từ mình-ta chỉ ai?

  1. Người ở lại- người ra đi.
  2. Người ra đi- người ở lại.
  3. Người dân vùng kháng chiến- người cán bộ cách mạng.
  4. Đôi lứa yêu nhau.

Câu  3 (TH). Tác dụng nổi bật của biện pháp tu từ hoán dụ trong câu thơ Áo chàm đưa buổi phân li là gì?

 

  1. Câu thơ giàu hình ảnh, thể hiện sâu sắc cuộc sống nghèo khổ của người dân Việt Bắc.
  2. Câu thơ trở nên sinh động, nổi bật phẩm chất thủy chung, nghĩa tình của người dân Việt Bắc.
  3. Câu thơ giàu hình ảnh, thể hiện tình cảm gắn bó của tác giả với đồng bào Việt Bắc.
  4. Câu thơ trở nên sinh động, nổi bật tấm lòng sắt son của người dân Việt Bắc.

Câu 4 (TH).  Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

  1. Cuộc chia li giữa đồng bào Việt Bắc và người cán bộ cách mạng.
  2. Tình cảm gắn bó giữa đồng bào Việt Bắc và người cán bộ cách mạng.

C.Tình cảm của tác giả với người dân Việt Bắc.

  1. Khung cảnh chia li và nỗi nhớ nhung lưu luyến giữa người cán bộ cách mạng với nhân dân vùng kháng chiến.

 

Câu 5 (VD). Câu thơ Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn gợi nhớ đến câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây?

  1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  2. Nước chảy đá mòn
  3. Uống nước nhớ nguồn
  4. Lá rụng về cội

Câu 6 (VD).         Mình về thành thị xa xôi

            Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng

                     Phố đông còn nhớ bản làng

           Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng

( Việt Bắc- Tố Hữu)

Tính dân tộc được biểu hiện trong đoạn thơ trên ở những phương diện sau :

  1. Cách sử dụng đại từ mình- ta, ngôn ngữ giản dị, giàu nhạc điệu.
  2. Lối kết cấu đối đáp, cách sử thành ngữ, tục ngữ, thể thơ lục bát.
  3. Cách sử dụng mình-ta, ngôn ngữ giản dị, thể thơ lục bát.
  4. Thể thơ lục bát, cách sử dụng đại từ xưng hô, ngôn ngữ giản dị, giàu nhạc điệu.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *