Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn 2019 theo hướng mới. Vợ nhặt. đề 14

Đề thi THPT Quốc Gia

ĐỀ  LUYỆN THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2019                                                                                                                                                                ( Thời gian: 120 phút)

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong cuộc sống chúng ta, ai cũng có một ước mơ cho một ngày mai thật đẹp, dù bình dị hay phi thường.

Ước mơ thật luôn đáng quý và đáng trân trọng, nó luôn là niềm hy vọng, động lực và niềm tin lớn nhất cho mỗi người để sống, để cảm nhận và hướng đến ngày mai.

Nhưng cuộc sống luôn tiềm ẩn những trở ngại, khó khăn và thử thách bất ngờ, con đường đi đến ước mơ ấy không hề bằng phẳng.

Để thử thách lòng dũng cảm của con người, bao khó khăn, trở ngại và những bất hạnh ấy sẽ đến vào lúc ta không ngờ đến nhất, phải vượt qua nó thì ta mới có thể vững bước trên đôi chân của mình. Tuy vậy nhưng không phải ai cũng cố gắng vượt qua, có những người vẫn phó thác cho số phận, chạy trốn tìm nơi trú ẩn, ngã gục xuống và than thân trách phận trước giông tố của cuộc đời.

Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều tồn tại một khát vọng mãnh liệt – đó là khát vọng sống và luôn được là chính mình. Cuộc sống có thể luôn tràn ngập sợ hãi, oán hờn nhưng hãy học cách chấp nhận và đối mặt với nó.

Có những điều hết sức giản dị xung quanh chúng ta có thể giúp ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống như nụ cười của một cô bán bánh mì khi hôm nay bán được nhiều có tiền mua thức ăn cho mấy đứa con thơ, một chú bé bán báo góp nhặt từng đồng lẻ vì muốn mua cho mẹ một tấm chăn bông ngày rét, một chú bé khuyết tật cố gắng tập đi hay chỉ đơn giản là niềm vui của cô bé nghèo khi nhận được một ổ bánh mì từ thiện… Có rất nhiều điều tưởng chừng như quá giản đơn, nhưng những con người bình dị với niềm vui cuộc sống, cách họ vượt qua khó khăn lại là động lực to lớn cho bạn, để bạn nhìn lại chính bản thân mình, khám phá rồi tìm ra lời giải cho cuộc sống của bạn.

(Nguồn http://khoahocthoidai.vn/ky-dieu-tu-nhung-dieu-binh-di-3284.html)

  1. Trong đoạn trích, ước mơ có ý nghĩa gì với con người?
  2. Việc đưa ra các dẫn chứng về một cô bán bánh mì, một chú bé bán báo, một chú bé khuyết tật…có tác dụng gì?
  3. Người viết tỏ thái độ như thế nào với những người vẫn phó thác cho số phận, chạy trốn tìm nơi trú ẩn, ngã gục xuống và than thân trách phận trước giông tố của cuộc đời.
  4. Anh/ có đồng tình với quan niệm:Cuộc sống có thể luôn tràn ngập sợ hãi, oán hờn nhưng hãy học cách chấp nhận và đối mặt với nó.? Nêu rõ lí do vì sao.

Phn II. Làm văn (7,0 đim)

Câu 1. (2,0 đim)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của “sống khát vọng” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc hiểu.

Câu 2. (5,0 đim)

Trong truyện Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân tả nhân vật Tràng với hài lần gặp nhân vật “thị”:

Lần đầu, Tràng kéo xe thóc liên đoàn lên tỉnh, Tràng chỉ hát mấy câu vu vơ: “Muốn ăn cơm trắng mới giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”. Lần thứ hai, “hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Sau đó, chỉ mất “bốn bát bánh đúc”và một câu nói đùa “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, Tràng đã dẫn thị về nhà.

(Kim Lân – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.26 và tr.27)

Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự tấm lòng của nhà văn dành cho người nông dân.

 

.———–HẾT———-

HƯỚNG DẪN CHẤM 

 

Phần Câu/Ý Nội dung Điểm
I Đọc hiểu 3.0
1 Ước mơ có ý nghĩa: luôn là niềm hy vọng, động lực và niềm tin lớn nhất cho mỗi người để sống, để cảm nhận và hướng đến ngày mai. 0.5
2 Việc đưa ra các dẫn chứng về một cô bán bánh mì, một chú bé bán báo, một chú bé khuyết tật…có tác dụng:

– Chứng minh để tăng tính thuyết phục cho lập luận của người viết: Có những điều hết sức giản dị xung quanh chúng ta có thể giúp ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống

-Họ là những con người có cuộc sống khó khăn, công việc không mấy suôn sẻ…Họ là những tấm gương tiếp thêm động lực sống cho nhiều người qua cách vượt lên khó khăn của họ.

1.0
3 Người viết tỏ thái độ: tiếc nuối, không đồng tình với những người có lối sống bi quan, nhụt chí, đầu hàng số phận. 0.5

 

4 Thí sinh có thể đồng tình/ không đồng tình/ vừa có phần đồng tình vừa không đồng tình. Lí giải quan điểm riêng hợp lí, hợp tình, theo chuẩn mực pháp luật và đạo đức.

– Nếu đồng tình.

+Vì con người luôn sợ hãi trước những điều mình chưa trải qua và thường suy nghĩ tiêu cực về những việc sắp tới. Ví dụ: bạn muốn leo núi nhưng lại không dám leo lên, sợ trượt chân, sợ mất mạng, sợ sợi dây cứu hộ không an toàn…. Nhưng nếu bạn đối mặt với sự sợ hãi, lạc quan hơn thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng một không gian thơ mộng, tuyệt vời từ ngọn núi bạn đang đứng. Đối mặt với sợ hãi sẽ vượt qua sợ hãi, tìm được những giá trị khác khi trải nghiệm.

+ Chúng ta thường “than thân trách phận” trách móc tại sao đời lại bất công với mình, tại sao luôn gặp điều xui xẻo. Đó chính là “oán hờn” với cuộc sống. Thay vì trách móc thì bạn nên bình tâm, đối mặt với thất bại… để tìm ra nguyên nhân và khắc phục thì cuộc sống sẽ thảnh thơi và không còn “oán hờn” nữa.

– Nếu không đồng tình: Có lúc con người đành phải sợ hãi trước sức mạnh huỷ diệt khủng khiếp của thiên nhiên như động đất, sóng thần…Cho dù ta có chấp nhận và đối mặt với nó thì cũng không chống lại được nó.

– Vừa đồng tình vừa không đồng tình: kết hợp cả 2 ý kiến trên.

1.0

 

 

 

 

II Làm văn
1 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của “sống khát vọng” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc hiểu. 2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: ý nghĩa của “sống khát vọng” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.

0.25

 

 

 

 

0.25

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy câu chuyện trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận.

c.2. Các câu phát triển đoạn:

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các hình thức lập luận ( diễn dịch, quy nạp. tổng – phân –hợp); các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy tấm gương những người có ước mơ đẹp trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận.

c.2. Các câu phát triển đoạn:

– Giải thích:

+ Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống.

+ Sống khát vọng là sống luôn khao khát vươn lên phía trước, hướng về những điều tốt đẹp

– Phân tích, chứng minh về sống khát vọng của tuổi trẻ

+ Tại sao tuổi trẻ cần sống khát vọng?

++ Khát vọng biểu tượng cho những gì lớn lao mà tuổi trẻ hướng đến cho bản thân mình và cho cộng đồng.

++ Tuổi trẻ là tuổi tràn đầy nhiệt huyết, tài năng, đức độ, có sức mạnh tinh thần để vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống.

– Chứng minh:

+Hồ Chí Minh: Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Thời trẻ, Người từng làm phụ bếp trên tàu Pháp để nung nấu quyết tâm tìm đường giải phóng cho dân tộc, thích nghi với môi trường sống, thông thạo nhiều ngoại ngữ,giỏi nhiều nghề,là tấm gương cần,kiệm,liêm chính,yêu thương nhân dân.

+Bill Gates: Sinh ra trong một gia đình nghèo.Từ nhỏ, ông đã say mê toán học, từng đậu vào ngành luật của trường đại học Harvad. Nhưng với niềm say mê máy tính, ông đã nghỉ học và cùng với một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn, ông đã trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay, ông giành 95% tài sản của mình để làm từ thiện…

– Bàn bạc ý nghĩa của sống khát vọng của tuổi trẻ:

+ Khát vọng xuất phát từ những mong ước làm nên cuộc đời hạnh phúc, không chỉ cho bản thân người đó mà cho những người xung quanh.

+ Khát vọng thể hiện được giá trị cao đẹp của con người.

+ Những con người có khát vọng luôn nhận thức mình là ai và có thể làm gì để giúp đỡ mọi người.

+ Những người có khát vọng sống có trái tim say mê, luôn sống hết mình và hơn ai hết họ nhận thức được lợi hại. Và trong thực tế cuộc sống họ luôn tỉnh táo tránh được những rủi ro không đáng có.

+ Khát vọng có thể thực hiện được có thể không nhưng chung quy lại, nó luôn mang đến cho người ta sự lạc quan nhất định và hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân loại.

+ Phê phán một bộ phận giới trẻ sống không có khát vọng. Họ sống ích kỉ, lo thu vén cá nhân, vi phạm pháp luật và đạo đức.

c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp:

– Về nhận thức: hiểu được ý nghĩa tốt đẹp của sống khát vọng để định hướng cho tương lai của mình;

– Về hành động: tuổi trẻ học tập và rèn luyện, tích cực cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước…

1.00
d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) 0,25
2 Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả …, từ đó làm nổi bật tấm lòng của nhà văn dành cho người nông dân. 5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.              

(0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả …Tấm lòng của nhà văn dành cho người nông dân.

(0,25)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

3.1.Mở bài: 0.25

* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

– Kim Lân là nhà văn của người nông dân, là cây bút của đồng ruộng.

-Truyện ngắn Vợ nhặt của ông thể hiện sự am hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí những người ở thôn quê: dù cuộc sống có tăm tối đến đâu họ vẫn khao khát sống, yêu thương đùm bọc nhau, vẫn hi vọng vào tương lai.

* Nêu vấn đề cần nghị luận: Hai lần nhà văn miêu tả nhân vật Tràng gặp nhân vật thị trên tỉnh đã thể hiện tấm lòng nhân đạo mà ông đã dành cho người nông dân Việt Nam.        

3.2.Thân bài: 3.50

a. Khái quát về truyện ngắn, nhân vật Tràng: 0.25 đ

-Vợ nhặt được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là một chương trong tiểu thuyết Xóm ngụ cư viết ngay sau 1945. Tới 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết Vợ nhặt. Do đó, tác phẩm không chỉ là kết quả một quá trình suy ngẫm, gọt giũa về cả nội dung và nghệ thuật mà còn mang âm hưởng lạc quan của thời đại mới trong thời điểm đất nước được giải phóng sau năm 1954.

– Truyện kể về nhân vật Tràng nhặt được vợ trong tình huống éo le, bất ngờ và cảm động.

 – Hai lần nhà văn miêu tả nhân vật Tràng gặp nhân vật thị trên tỉnh thuộc phần đầu của truyện.

b. Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả: 2.25

* Về nội dung:

– Sơ lược về cảnh ngộ của Tràng: Tràng là một người nông dân nghèo khổ, đơn độc, có số phận và gia cảnh vô cùng đáng thương. Trong nạn đói năm 1945, Tràng và mẹ già cũng bị cái đói dồn đuổi, bởi vậy anh hầu như không có khả năng để có thể lấy vợ.

-Nhân vật Tràng ở lần gặp gỡ thứ 1:

+ Hoàn cảnh xuất hiện: Tràng kéo xe bò thuê lên tỉnh để kiếm sống. Vì mệt quá, nên anh cất lên câu hò. Không ngờ, đó là câu hò khiến cho nhân vật thị chú ý. Sau câu hò vu vơ của Tràng, Tràng đã được một người đàn bà ton ton chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình.

+ Ý nghĩa:

++ Câu hò trở thành nhịp cầu nối, mở đầu cuộc gặp gỡ của hai con người cùng khổ trong nạn đói 1945.

++Hành động chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình của người vợ nhặt tác động rất mạnh đến tâm lý của một người đàn ông trưởng thành vốn phải sống đơn độc. Hành động đỏ của thị đã đem đến cho Tràng cảm giác và cảm xúc hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với câu bông đùa hàng ngày cùng lũ trẻ con. Nó khơi dậy cho Tràng một khát khao chân chính, mãnh liệt mà người trưởng thành nào cũng có, đó là khát khao được chia sẻ yêu thường cùng một người khác giới.

-Nhân vật Tràng ở lần gặp gỡ thứ 2:

+Hoàn cảnh xuất hiện: Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ thì người vợ nhặt xuất hiện với giọng nói sưng sỉa: –Điêu! Người như thế mà điêu! Rồi Tràng nhận ra sự thay đổi đến đáng thương trước ngoại hình của người vợ nhặt.

+ Ý nghĩa:

++Điều tác động mạnh nhất đến Tràng chính là sự biến đổi bất ngờ đến không hề nhận ra của cô vợ nhặt. Chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, với sự tàn phá khủng khiếp của cái đói, cô vợ nhặt gần như biến đổi hoàn toàn về nhân hình, nhân dạng. Từ một người khỏe mạnh, thị đã biến thành kẻ đói rách, khổ sở: “quần áo tả tơi như tổ đỉa, thị gầy rọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”.

++Vốn là người nông dân hiền lành, lương thiện, sự thay đổi, biến dạng của người vợ nhặt không thể không tác động vào lòng trắc ẩn nơi Tràng. Bởi vậy, Tràng đã rất nhanh chóng đi đến quyết định cho thị ăn một bữa no rồi dẫn về nhà làm vợ. Thực chất đó chính là hành động đầy tình người, dám đưa đôi bàn tay của mình để cưu mang những người cùng cảnh ngộ.

++ Bốn bát bánh đúc và câu nói đùa “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” của Tràng đã trở thành sự thật vì sau đó người vợ nhặt theo Tràng về thật.

* Những đặc sắc nghệ thuật: tạo tình huống “nhặt ” vợ rất éo le, bất ngờ và cảm động; Tràng nhặt được vợ phù hợp với tâm lý và tình cảm của nhân vật. không có sự khiên cưỡng, chắp nối; ngôn ngữ đậm chất nông dân và có sự gia công sáng tạo của nhà văn.

c. Nhận xét về tấm lòng của nhà văn dành cho người nông dân:

– Qua hai lần gặp gỡ của nhân vật Tràng, Kim Lân thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước hoàn cảnh bi đát của người nông dân Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945;

– Nhà văn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của của họ. Đó là khát vọng sống, đề cao tình thương, tình nghĩa con người trong tận cùng khổ đau khi đối diện với đói, cái chết đang rình rập.

– Tác giả gửi gắm niềm tin vào người nông dân. Chính khát vọng hạnh phúc gia đình sẽ làm nên sức mạnh để con người hướng về tương lai.

3.3.Kết bài: 0.25

        – Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa từ hai lần gặp gỡ của nhân vật Tràng.

       – Bài học cuộc sống được rút ra: lòng yêu thương, khát vọng sống hạnh phúc, xây dựng tổ ấm gia đình…

(4.00)
4. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

( 0,25)
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)

( 0,25)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *