Đề thi thử THPT Quốc gia :Cảm nhận về chi tiết “cái buồng Mị nằm” và “tiếng sáo đêm xuân” trong Vợ chồng A Phủ

Đề thi THPT Quốc Gia

SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG           ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019

TRƯỜNG THPT XUÂN HUY                               MÔN: NGỮ VĂN 12

                                 (Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)

MỤC ĐÍCH KIỂM TRA

Kiểm tra mức độ đạt chuẩn KTKN trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12 sau khi HS học xong học kỳ I, cụ thể:

  1. Về kiến thức theo chuẩn KTKN của chương trình

– Kiểm tra kiến thức đã học để đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

– Kiểm tra, đánh giá về kiến thức nghị luận văn học

  1. Về kỹ năng theo chuẩn KTKN của chương trình

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng về nghị luận xã hội để viết đoạn văn nghị luận xã hội.

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng phân tích văn học để viết bài văn nghị luận văn học.

  1. Về thái độ theo chuẩn KTKN của chương trình

– Nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc hiểu văn bản và phân tích tác phẩm văn học, từ  đó có ý thức và thái độ học tập tích cực, sáng tạo.

II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA

  1. Đề kiểm tra tự luận, thời gian 120 phút
  2. Học sinh làm bài ở lớp

III/ MA TRẬN

 

Cấp độ

ND

CHỦ ĐỀ

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Cấp độ thấp Cấp độ cao  
Đọc hiểu

 

 

Nhận biết nội dung văn bản Hiểu được nội dung, ý nghĩa của VB  

 

Số câu 4 câu   4 câu
Tỉ lệ 40% = 4 điểm   40%=4 điểm
Làm văn Nghị luận

 xã hội

Nhận biết kiểu bài nghị luận xã hội. Hiểu được vấn đề nghị luận xã hội. Vận dụng kiến thức  kĩ năng về nghị luận xã hội viết đoạn văn nghị luận xã hội.  

 

 

Số câu 01 01 câu
Tỉ lệ 20% =2,0 20%=2 điểm
Làm văn

Nghị luận văn học

Nhận biết kiểu bài nghị luận văn học Hiểu được vấn đề nghị luận văn học Vận dụng kiến thức, kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học
Số câu 1 câu 1 câu
Tỉ lệ 50% = 5 điểm 50%= 5điểm
Tổng số câu 6 câu   6 câu
Tổng tỉ lệ 100% = 10 điểm   100 %=10 điểm

 

IV/ Nội dung đề kiểm tra

 

TRƯỜNG THPT XUÂN HUY

———-

Họ và tên: ……………………………..

Phòng ……………SBD…………………

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

( Đề kiểm tra có 01 trang)

 

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc  đoạn văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu:

Nhận một bàn thua trước đội tuyển Nhật Bản, đội tuyển bóng đá Việt Nam phải dừng bước tại vòng tứ kết Asian Cup 2019 khiến nhiều người hâm mộ tiếc nuối.

Liên hệ giữa bóng đá và dạy con mới thấy việc chúng ta dũng cảm chấp nhận “thua” cũng là cách lớn lên sau mỗi thất bại.

Tôi từng gặp những đứa trẻ bỏ nhà chỉ vì bị bố mẹ mắng chửi vì không vào được trường cấp ba như ý. Thực tế, trước hoặc sau mỗi mùa thi, đâu đó trên báo chí, mạng xã hội lại có những dòng tin về những học trò… tự tử. Nguyên nhân chính là trẻ gặp áp lực trong học tập, kỳ vọng của bố mẹ quá nhiều vào sự đỗ đạt của con cũng vô tình là “kẻ thù” cướp đi sinh mạng trẻ.

Tôi từng gặp không ít bà mẹ òa khóc khi con bị cô giáo đuổi ra khỏi đội danh dự của trường hay bị trượt trong kỳ thi hát, vẽ gì đó. Tôi cũng gặp không ít lời than thở khi bố mẹ bị cô giáo chê bai con thẳng thừng vào mặt. Nhiều bé về bị ăn đòn. Nhiều bố mẹ lại nói xấu giáo viên ngay trước mặt con vì… tức quá.

Rõ ràng, ai cũng từng có những thất bại trong cuộc đời. Vậy, nên có thất bại, hay chỉ cần thành công? Ai cũng nói, thất bại là mẹ thành công. Có thật là mẹ thành công? Nếu không biết rút kinh nghiệm cho lần đó, thất bại sẽ chỉ là mẹ thất bại và còn kéo theo một vài tính xấu nữa như là bao biện.

Vì thế, dạy con đối mặt thất bại sẽ giúp trẻ dũng cảm nhìn nhận mọi việc, đánh giá chính xác khách quan, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình…

TS Vũ Thu Hương  (Nguồn https://infonet.vn/doi-tuyen-vn-dung-buoc-o-vong-18-va-cach-day-tre-chap-nhan-thua)

  1. Giữa bóng đá và dạy con có điểm gì tương đồng được thể hiện trong văn bản?
  2. Những hiện tượng không chấp nhận sự thất bại được tác giả đề cập đến trong đoạn trích là gì?
  3. Theo anh/ chị, tính xấu bao biện có tác hại như thế nào?
  4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Ai cũng nói, thất bại là mẹ thành công hay không? Vì sao?

LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “đối mặt thất bại” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc hiểu.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”,  miêu tả không gian sống của Mị ở nhà thống lí Pa Tra, nhà văn Tô Hoài viết: “Mỗi ngày, Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào  trông ra chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”.

Sau những chuỗi ngày sống chỉ mang ý nghĩa của sự tồn tại, tê liệt, thì  cái nồng nàn của lửa, của men rượu, cái tươi vui chộn rộn của mùa xuân Hồng Ngài đã đánh thức tâm hồn Mị. “Tai Mị văng vẳng nghe tiếng sáo gọi bạn đầu làng…Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”.

Cảm nhận của anh /chị về chi tiết “cái buồng Mị nằm” và “tiếng sáo đêm xuân” để thấy được tấm lòng của nhà văn dành cho người phụ nữ vùng núi cao Tây Bắc

– Hết-

HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm
I Đọc hiểu 3,0
1 Giữa bóng đá và dạy con có điểm tương đồng được thể hiện trong văn bản: dũng cảm chấp nhận “thua” cũng là cách lớn lên sau mỗi thất bại. 0, 5

 

2  Những hiện tượng không chấp nhận sự thất bại được tác giả đề cập đến trong đoạn trích là: những đứa trẻ bỏ nhà chỉ vì bị bố mẹ mắng chửi vì không vào được trường cấp ba như ý; bà mẹ òa khóc khi con bị cô giáo đuổi ra khỏi đội danh dự của trường hay bị trượt trong kỳ thi hát… 0,5
3
HS trả lời theo quan điểm riêng miễn là hợp lí. Gợi ý:
– Bao biện sẽ làm người gặp thất bại không nhận ra nguyên nhân do chính mình sai phạm mà đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan;

– Bao biện không làm nên thành công.

1,0
4 Học sinh có thể đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm: Ai cũng nói, thất bại là mẹ thành công ?

– Đồng tình: sau một thất bại là tìm ra những bài học kinh nghiệm. Một khi nhìn nhận thất bại như một cơ hội hiếm có thì nó chắc chắn sẽ mang lại nhiều thay đổi. Thất bại không hề trái ngược với thành công, nó là một phần của thành công.

– Không đồng tình: Có khi thất bại chỉ là thất bại nếu con người có thói bao biện, không nhận ra sai lầm, thậm chí càng lún sâu vào sai lầm.

– Có phần đồng tình/ có phần không đồng tình: kết hợp 2 lí giải trên.

1,0
II Làm văn 7,0
1   2,0
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức về đoạn văn:

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b.  Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc “đối mặt thất bại” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần phải làm rõ

– Giải thích: Thất bại là việc không đáp ứng được mục tiêu mong muốn hoặc dự định. Đối mặt thất bại là một thái độ sống đúng đắn, thể hiện cách ứng xử của con người trước sự thật đau lòng dù mình không mong muốn.

– Bàn luận ý nghĩa:

+ Đối mặt thất bại rèn cho con người tinh thần dũng cảm, ý nghí, nghị lực phi thường;

+ Đối mặt thất bại tạo cho con người có sức mạnh tinh thần để vươn lên hơn nữa, mới có thể đạt được những gì mình mong muốn, thực hiện được những khát vọng của bản thân.

+ Đối mặt thất bại trở thành cơ hội để sửa chữa sai lầm từ những bài học kinh nghiệm đã được rút ra.

– Phê phán biểu hiện tiêu cực sau thất bại: Nếu thất bại mà lại thất vọng, bi quan, chán nản thì ta dễ bỏ cuộc và sẽ chẳng đạt được bất cứ thành công.

–  Bài học nhận thức và hành động phù hợp:

+ Về nhận thức: hiểu được giá trị của việc đối mặt thất bại trong đời sống;

+ Về hành động: học tập và rèn luyện, sẵn sàng đón nhận thất bại và tìm mọi cách để vươn đến thành công; thắng không kiêu, bại không nản…

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d.  Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
b.  Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về hai chi tiết “cái buồng Mị nằm” và “tiếng sáo đêm xuân” để thấy được tấm lòng của nhà văn dành cho người phụ nữ vùng núi cao Tây Bắc 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, chi tiết nghệ thuật 0,5
*Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị

* Cảm nhận về hai chi tiết:

– Chi tiết “cái buồng Mị nằm”

+ một không gian nhỏ bé, trơ trọi, ngột ngạt tù túng đối lập với cái mênh mông, rộng lớn của đất trời Tây Bắc; đối lập với cái giàu có, tấp nập của nhà thống Lí Pá Tra.

+ Trong căn buồng ấy, chân dung số phận khổ đau của đời Mị được nhà văn khắc họa thật rõ nét: Mị sống câm lặng như đá núi “ không nói”, lầm lụi, chậm chạp trơ lì như “ con rùa” quẩn quanh nơi xó cửa.

+ Mị mất hết ý niệm về không gian, thời gian: chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng

=> biểu tượng cho ngục thất tinh thần, địa ngục trần gian giam cầm khát vọng sống, khát vọng tự do của đời Mị.

=>Chi tiết đó đã góp phần thể hiện tư tưởng, thái độ của nhà . Nhà văn đã tố cáo sâu sắc chế độ cai trị miền núi đã đầy đọa con người, làm tê liệt quyền sống, quyền khao khát hạnh phúc của họ. Đồng thời, Tô Hoài bày tỏ tấm lòng xót xa thương cảm cho số phận người phụ nữ vùng núi cao Tây Bắc khi Cách mạng chưa về

– Chi tiết “tiếng sáo đêm xuân”

+ Chi tiết có ý nghĩa tả thực về nét đẹp văn hóa của miền núi cao Tây Bắc

+ chi tiết tiếng sáo góp phần diễn tả vẻ đẹp tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân: Tiếng sáo lay thức tâm hồn Mị, khiến lòng Mị thiết tha, bổi hồi;  bừng lên khát vọng sống.

+ Tiếng sáo diệu kỳ làm tinh thần Mị như quên đi hiện tại, quên đi nỗi đau thể xác; là chất xúc tác trực tiếp khơi gợi sức sống tiềm tàng của Mị “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”, “Mị vùng bước đi”.

=> Tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật đặc biệt tố cáo bản chất của giai cấp thống trị thực dân phong kiến miền núi, cự tuyệt quyền sống, quyền làm người của con người

=> góp phần tô đậm thêm những giá tri nhân đạo của tác phẩm. Nhà văn muốn ca ngợi và khẳng định sức sống tiềm tàng  trong tâm hồn người lao động miền núi không có một thế lực nào có thể hủy diệt được. Và chỉ cần âm thanh của tiếng sáo ấy có thể làm thức dậy nguồn sức sống.

0,25

 

1,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,25

Đánh giá chung
– Bằng sự am hiểu tâm lí người miền núi, khả năng dẫn dắt kể chuyện tinh tế, Tô Hoài đã cho người đọc thấy được số phận đau khổ của nhân vật Mị đầy xúc động.
– Ngòi bút nhân đạo Tô Hoài: cảm thông với những thân phận bất hạnh, nhìn thấy và trân trọng khát vọng sống của họ
0,25
d.  Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
  TỔNG ĐIỂM 10,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *