Đề thi thử THPT QG Vợ chồng A Phủ: Sức sống tiềm tàng của Mỵ trong đêm tình mùa xuân

Đề thi THPT Quốc Gia

 

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN: NGỮ VĂN 12

MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Kiểm tra những kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 trong năm học (Kiến thức đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học).

  1. Kĩ năng

Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu, tạo lập đoạn đoạn văn bản, văn bản hoàn chỉnh.

  1. Thái độ

–  Kiểm tra thái độ học tập, ôn tập của học sinh.

MA TRẬN ĐỀ

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng cộng
I. Phần đọc hiểu – Phương thức biểu đạt. – Nội dung đoạn văn bản – Lí giải, trình bày cách hiểu của mình về một phương diện nội dung trong đoạn văn bản    

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1 câu

0.5 điểm

5%

1 câu

0.5 điểm

5%

2 câu

1.0   điểm

20%

  4 câu

3 điểm

30%

II. Làm văn
1. Nghị luận xã hội -Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội theo một chủ đề cho trước. -Hiểu được một vấn đề về một tư tưởng đạo lí. -Biết trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về một một tư tưởng đạo lí. -Tạo lập được một đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức  

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

      1 câu

2 điểm

20%

 

2. Nghị luận văn học

-Biết cách viết bài văn nghị luận văn học. -Hiểu được ý nghĩa của vấn đề. -Biết trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về nhân vật trong tác phẩm văn xuôi. -Tạo lập được một bài văn hoàn chỉnh đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức  

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

        1 câu

5 điểm

50%

 

Tổng cộng

3 câu

10 điểm

100%

III. RA ĐỀ

 

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT TÂN YÊN SỐ 2

(Đề thi có 01 trang)

                          ĐỀ LẺ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I

NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN: NGỮ VĂN 12

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Hãy cho rằng đọc – viết là một việc bắt buộc trong thời gian biểu của bạn, giống như việc bạn bắt buộc phải đi dạy thêm, bắt buộc phải đi làm hay đi học. Nếu có ai hỏi: “Thứ 7 này bạn có bận gì không?” thì bạn có thể trả lời: “Tôi bận đọc. Đọc là việc bắt buộc phải ưu tiên trong cuộc sống của tôi, vì tuy nó không giúp tôi kiếm ra tiền, không giúp tôi có điểm cao một cách ngay lập tức, nhưng nó sẽ làm nên giá trị cuộc sống của tôi, góp phần hoàn thiện con người tôi, và đó là cả một chặng đường dài mà tôi phải đi trong suốt cuộc đời”.

[…]

So với những thứ mà chúng ta chỉ dùng một vài lần trong đời, những thứ đem lại cho chúng ta sự thỏa mãn trong chốc lát, thì chắc chắn, đầu tư cho đọc sách là một sự đầu tư khôn ngoan và lâu dài. Nếu coi thời gian của bạn cũng là một loại tiền bạc, thì khi bạn dùng thời gian để mua một khoái cảm tức thời, có nghĩa là bạn đang tạo ra một tiêu sản – một tài sản tiêu hao, giống như mua một món đồ xa xỉ mà không có ích lợi lâu dài.

Còn khi bạn dùng thời gian để đọc sách, có nghĩa là bạn đang đem tài sản của mình gửi vào trong ngân hàng, mua vàng, mua đất đai nhà cửa, cho vay để lãi mẹ đẻ lãi con. Tài sản của bạn là một thứ tài sản gia tăng, không ngừng được tích lũy và sinh ra các giá trị, các nguồn thu nhập thụ động.[…]

Để có một tri thức tổng hợp và phong phú, không nên chỉ trông chờ vào sách giáo khoa hay chương trình học chính qui trong học đường. Sách giáo khoa hay chương trình chính qui, dù bị kêu ca là nặng, nhưng thực chất vẫn hết sức mỏng manh so với khả năng tiếp thu của một đứa trẻ (điều quan trọng chính là dạy chúng học sách giáo khoa theo cách nào mà thôi, vì một đứa trẻ lên 6 tuổi đã có thể tự mày mò để down các trò game trên mạng về tự chơi, chơi một cách thành thạo những trò khó nhất, chúng có thể xem những bộ phim rất dài, ngôn ngữ rất phức tạp, hà cớ gì chúng lại không thể hiểu nổi những bài thơ ngắn ngủn trong sách giáo khoa). Tích lũy tri thức hàng ngày thông qua đọc sách chính là con đường để mở rộng giới hạn của bản thân.

Huống chi, đọc chẳng phải là một việc nhọc nhằn, nếu bạn xem nó là một cách để thưởng thức cuộc sống. Thử nghĩ mà xem, làm gì có thú vui nào thanh cao và thượng lưu hơn là có một ngày dài, bên cửa sổ tràn ánh nắng, hay trong một góc công viên yên tĩnh, bạn ngồi đó và đọc.

Bạn đắm mình trong một thế giới nào đó khác, sung sướng khi bắt gặp một ý tưởng vĩ đại, khám phá bộ óc kì diệu của nhân loại và phát hiện ra một chiều kích khác của cuộc sống. Bạn vượt ra khỏi sự hữu hạn của cuộc đời thực tại, giống như bước vào một nhà hát hay xem một bộ phim – mọi lo âu toan tính được gạt sang một bên. Và bạn đọc.

Vì thế, đừng nói với tôi: “Em không thể đọc. Em không có thời gian để đọc”. Thay vì đó, bạn hãy nói: “Tôi bận đọc”. Hãy để cho đọc sách ban đầu là một công việc, tiếp đó, là một thói quen và một thú vui trong cuộc sống của bạn.

(Theo Nguyễn Thị Ngọc Minh, Tôi bận đọc, thuvien.kyna.vn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, việc đọc sách có những ích lợi gì?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: Tích lũy tri thức hàng ngày thông qua đọc sách chính là con đường để mở rộng giới hạn của bản thân.

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: đọc sách là “một cách để thưởng thức cuộc sống”? Vì sao?

LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ:

Đọc là việc bắt buộc phải ưu tiên trong cuộc sống của tôi, vì tuy nó không giúp tôi kiếm ra tiền, không giúp tôi có điểm cao một cách ngay lập tức, nhưng nó sẽ làm nên giá trị cuộc sống của tôi, góp phần hoàn thiện con người tôi, và đó là cả một chặng đường dài mà tôi phải đi trong suốt cuộc đời.

Câu 2. (5.0 điểm)

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

.……………………………………………………. Hết …………………………………………………….

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT TÂN YÊN SỐ 2

(Hướng dẫn chấm gồm có  03 trang)

 

HƯỚNG DẪN CHẤM  ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN: NGỮ VĂN 12

(ĐỀ LẺ)

 

TT YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
Phần I Đọc – hiểu văn bản 3.0
  Câu 1.Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2.Ích lợi của việc đọc sách:

tài sản gia tăng, không ngừng được tích lũy và sinh ra các giá trị, các nguồn thu nhập thụ động

– mở rộng giới hạn của bản thân.

– một cách để thưởng thức cuộc sống

– mọi lo âu toan tính được gạt sang một bên

HS tìm được từ 3 ích lợi của việc đọc sách trở lên: cho điểm tối đa

Câu 3.Tích lũy tri thức hàng ngày thông qua đọc sách chính là con đường để mở rộng giới hạn của bản thân

HS trả lời theo ý hiểu cá nhân, có thể tham khảo cách trả lời sau:

Đọc sách giúp mở rộng giới hạn nhận thức; giới hạn tình cảm, cảm xúc; kinh nghiệm… của bản thân bởi sách là kho tri thức vô cùng phong phú.

Câu 4.HS thể hiện ý kiến cá nhân, có những kiến giải hợp lí, thuyết phục

0.5

 

0.5

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

1.0

Phần II Làm văn 7.0
Câu 1

NLXH

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. Bài viết đúng yêu cầu về hình thức; văn viết phải có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a. Viết đúng thể thức của đoạn văn

b. HS có thể bàn luận theo nhiều hướng, nhưng cần tập trung vào một số điểm sau:

* Vấn đề: HS khái quát được nội dung ý kiến:

– Sự cần thiết phải được ưu tiên của việc đọc sách trong cuộc sống của mỗi người

– Sự cần thiết phải duy trì việc đọc sách trong suốt chiều dài cuộc đời mỗi người

* Tại sao?

– Sự cần thiết phải được ưu tiên của việc đọc sách trong cuộc sống của mỗi người bởi vai trò to lớn của việc đọc sách với việc hoàn thiện nhân cách và nâng cao giá trị sống của mỗi người.

– Cần thiết phải duy trì việc đọc sách trong suốt chiều dài cuộc đời mỗi người bởi con người cần không ngừng được hoàn thiện, và đó là một cách để thưởng thức cuộc sống.

– Phê phán những người không có thói quen đọc sách hoặc chưa nhận thức hết vai trò của sách; không biết lựa chọn sách phù hợp,…

* Cần làm gì?

– Tạo thói quen đọc sách

– Biết cách lựa chọn sách cho phù hợp

– Biết cách đọc sách cho hiệu quả

d. Sáng tạo.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.

2.0

 

 

 

0.25

1.25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.25

0.25

Câu 2 Nghị luận văn học 5.0
  I. Yêu cầu kĩ năng: Có kĩ năng làm kiểu bài nghị luận văn học. Bài viết đảm bảo kết cấu 3 phần: Mở – Thân – Kết; hành văn mạch lạc, rõ ràng, khúc chiết, giàu cảm xúc.

II. Yêu cầu kiến thức: Xác định đúng vấn đề nghị luận; HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý.

1. Mở bài (0.25 điểm)

– Giới thiệu chung về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

– Giới thiệu nhân vật Mị: Mị là người có sức sống tiềm tàng.

2. Thân bài (4.0 điểm)

a. Giải thích (0.5 điểm)

– Sức sống tiềm tàng là sức sống tiềm ẩn bên trong, là khát vọng về một cuộc sống tự do, hạnh phúc lúc nào cũng nhen nhóm bên trong con người, chỉ cần gặp thời cơ thuận lợi sẽ bùng lên mạnh mẽ.

-> Nhân vật Mị có một sức sống tiềm tàng giống như đốm than hồng bị vùi dưới lớp tro tàn, chỉ cần gặp một cơn gió là cháy bùng lên mạnh mẽ.

b. Phân tích biểu hiện của sức sống tiềm tàng ở nhân vật Mị (3.0 điểm)

b.1. Cảm nhận khát quát về nhân vật (0.5 điểm)

– Giới thiệu về nhân vật Mị: Một cô gái Hmông đẹp người đẹp nết, cần cù, đảm đang, hiếu thảo, ham sống, giàu lòng yêu đời và tài hoa… phải đổi cả cuộc đời và tuổi trẻ của mình vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ để lại.

– Mị bị A Sử cướp về làm vợ, phải sống chuỗi ngày đau thương, tủi nhục, tăm tối. Danh nghĩa là dâu nhưng thực tế Mị chỉ là một thứ nô lệ không công cho nhà Pá Tra.

– Mị không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị đầy đọa về tinh thần. Cô phải làm việc suốt từ sáng sớm đến đêm khuya: Mị tưởng mình là con trâu con ngựa. Cô gần như tê liệt hết sức sống, mất khái niệm thời gian: lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa… ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi…ở cái  buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Cuộc đời Mị thu lại trong cái khung cửa sổ ấy mà chết dần, chết mòn theo năm tháng. Tâm hồn lạnh lẽo, trống vắng. Không dĩ vãng, không cả tương lai, không muốn đổi thay số phận, cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy bao giờ chết thì thôi.

– Lúc đầu đêm nào Mị cũng khóc, Mị định tự tử, nhưng lòng hiếu thảo với cha không cho phép. Cô sống mà như chết, trơ lì cảm xúc…

– Tưởng chừng kiếp sống làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí PáTra đã giết chết cô gái hồn nhiên, yêu đời trẻ trung và giàu khát vọng sống trong Mị. Nhưng không. Ngọn lửa của lòng yêu đời, yêu sống, khát khao tình yêu, hạnh phúc, sức sống tiềm tàng trong Mị chỉ bị vùi lấp chứ không hề tắt. Nó vẫn âm ỉ cháy… và đã bùng lên trong một đêm tình mùa xuân.

b.2. Nguyên nhân của sự trỗi dậy sức sống tiềm tàng (0.5 điểm)

* Khách quan:

– Khung cảnh đón tết ở Hồng Ngài:

+ Cảnh sắc (dc)

+ Không khí (dc)

– Âm thanh: tiếng sáo gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân (xuất hiện 4 lần: ngoài đầu núi, gọi bạn đầu làng, lơ lửng bay ngoài đường, rập rờn trong đầu Mị).

– Hơi rượu: – Hơi rượu đã tiếp thêm nghị lực cho Mị. Mị đã vượt ra khỏi tâm trạng dửng dưng bấy lâu nay. Trong tâm hồn tưởng như tê liệt vì khổ đau ấy vẫn âm ỉ ngọn lửa của lòng ham sống, khát khao hạnh phúc tự do. Chỉ cần có làn gió nhẹ thổi qua là có thể cháy bùng lên mạnh mẽ.

* Chủ quan: Mị vốn là cô gái yêu đời, yêu cuộc sống, có khát vọng…

b.3. Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân (2.0 điểm)

– Dấu hiệu đầu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại: “Mị thấy…đêm Tết ngày trước”; “Mị còn trẻ…đi chơi”.

– Phản ứng đầu tiên của Mị là: “Nếu có nắm… chết ngay”-> Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. Những giọt nước mắt tưởng đã cạn kiệt vì đau khổ đã lại có thể lăn dài.

– Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động: “lấy ống mỡ…đĩa đèn cho sáng”. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.

– Hành động này đẩy tới hành động tiếp: Mị “quấn lại tóc…trong vách”. Mị chuẩn bị đi chơi.

Giữa lúc lòng ham sống của Mị trỗi dậy gần như đến điểm đỉnh thì cũng chính là lúc A Sử xuất hiện. Hắn trói đứng Mị vào cột nhà, bằng một chiếc thắt lưng, một thúng sợi đay và quấn cả tóc Mị vào cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Khao khát vẫn cháy bùng.

– Lúc đầu: Mị như không biết mình đang bị trói bởi tâm hồn Mị vẫn chơi vơi theo tiếng sáo, theo những cuộc chơi, những đám chơi -> quá khứ tươi đẹp đang vẫy gọi Mị. Lòng Mị vẫn đang sống về ngày trước.

– Sau đó: Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Lúc này Mị mới biết mình bị trói. Mị không  nghe tiếng sáo nữa, chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách -> bừng tỉnh, trở lại thực tại ê chề.

Sợi dây trói, tiếng chân ngựa nhắc cho Mị ý thức về hiện tại, về thân phận trâu ngựa, kiếp sống đau khổ của mình ở nhà thống lí. Mị thổn thứcnghĩ mình không bằng con ngựa…

c. Bình luận, đánh giá nâng cao vấn đề (0.5 điểm)

– Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: Khát vọng mãnh liệt – hiện thực phũ phàng khiến cho sức sống ở Mị càng thêm phần dữ dội. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu một tư tưởng: sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp, bị trói chặt vẫn không thể chết mà luôn luôn âm ỉ, chỉ gặp dịp là bùng lên. Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân là tiền đề cho sự phản kháng táo bạo, mãnh liệt của Mị trong đêm đông cứu A Phủ.

– Miêu tả sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, Tô Hoài đã tái hiện chân thực bức tranh hiện thực cuộc sống người lao động nghèo miền núi nước ta sau cách mạng.

– Qua đoạn trích thể hiện sự trỗi dậy lòng yêu đời, yêu sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu ở Mị trong đêm tình mùa xuân, Tô Hoài đã khẳng định tài năng bậc thầy trong việc miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật với những diễn biến vô cùng phong phú, phức tạp mà vẫn nằm trong vòng tình lí của sự sống.

–  Với thành công trong việc phân tích tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, nhà văn đã tạo nên những trang viết thấm đẫm giá trị nhân đạo: đồng cảm với thân phận khổ đau; ca ngợi, trân trọng những khát vọng và sức sống của họ; niềm tin mãnh liệt vào sức sống tiềm tàng của con người.

3. Kết bài (0.25 điểm): Chốt lại vấn đề; nêu cảm xúc của bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    III. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học, diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình. 0.25
  IV. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu,… 0.25
  Tổng điểm 10.0

……………………………………………………. Hết …………………………………………………….

Lưu ý khi chấm bài:

Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm.

Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,…

Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong nhóm ngang.

——————————– Hết ——————————

 

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT TÂN YÊN SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN: NGỮ VĂN 12

Người ra đề: Nguyễn Thị Kim

Tổ: Ngữ văn

 

MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Kiểm tra những kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 trong năm học (Kiến thức đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học).

  1. Kĩ năng

Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu, tạo lập đoạn đoạn văn bản, văn bản hoàn chỉnh.

  1. Thái độ

–  Kiểm tra thái độ học tập, ôn tập của học sinh.

MA TRẬN ĐỀ

       Mức độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng cộng
I. Phần đọc hiểu – Phương thức biểu đạt. – Nội dung đoạn văn bản – Lí giải, trình bày cách hiểu của mình về một phương diện nội dung trong đoạn văn bản    

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1 câu

0.5 điểm

5%

1 câu

0.5 điểm

5%

2 câu

2.0    điểm

20%

  4 câu

3 điểm

30%

II. Làm văn
1. Nghị luận xã hội – Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội theo một chủ đề cho trước. – Hiểu được một vấn đề về một tư tưởng đạo lí. – Biết trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về một một tư tưởng đạo lí. – Tạo lập được một đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức  

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

      1 câu

2 điểm

20%

 

2. Nghị luận văn học

– Biết cách viết bài văn nghị luận văn học. – Hiểu được ý nghĩa của vấn đề. – Biết trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về nhân vật trong tác phẩm văn xuôi. – Tạo lập được một bài văn hoàn chỉnh đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức  

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

        1 câu

5 điểm

50%

 

Tổng cộng

3 câu

10 điểm

100%

III. RA ĐỀ

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT TÂN YÊN SỐ 2

(Đề thi có 01 trang)

                          ĐỀ CHẴN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I

NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN: NGỮ VĂN 12

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

 ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Con người không phải lúc nào cũng làm chủ được bản thân mình. Vả chăng hiểu được bản thân mình không phải là dễ. Văn học có tác dụng to lớn và sâu sắc giúp cho con người hiểu được chính mình. Khoa học khai hoá nhận thức về tự nhiên, về xã hội và con người nói chung. Nhưng trong đời sống tâm hồn và tâm lý của con người ngày càng trở nên phức tạp có những mảng, những lớp chiều sâu, những uẩn khúc chỉ có văn học và nghệ thuật mới soi thấu chuẩn bị cho sự tự ý thức. Trái tim của con người có những lý riêng mà lý trí của khoa học khó nắm bắt. Có những tác phẩm đọc xong ta thấy bàng hoàng: Lần đầu tiên ta nhận ra được con người thật của mình. “Người cao thượng không phải là không bao giờ đê tiện, người cao thượng biết rằng mình có những lúc đê tiện” (Bielinxky). Stendhal cũng đã từng nói đến tác động của văn học, tới sự tự kỉ ý thức tiếp thu đạo đức. Đến đây có thể thấy rõ hơn vai trò của văn nghệ trong đời sống đạo đức: nó giúp cho con người tự biết mình, cả những mặt yếu lẫn mặt mạnh, những tiềm lực lớn lao ta không ngờ đến. Tác động gián tiếp này nhiều khi còn mạnh mẽ hơn sự “cải tạo” trực tiếp. Quan niệm truyền thống về văn học coi trọng tác dụng trực tiếp của văn học. Nhưng có một quan niệm khác về chức năng giáo dục của văn học. Triết gia Seneca (khoảng 4 TCN – 65) là người thấu hiểu điều này: “Vấn đề không phải là ở chỗ văn học nghệ thuật có thể cung cấp đạo đức mà ở chỗ chúng chuẩn bị tâm hồn cho sự tiếp thu đạo đức”. Những tác phẩm cổ điển bao giờ cũng có giá trị tâm lý sâu sắc, phát huy sự tự ý thức của người đọc và đây là một sự chuẩn bị quan trọng cho sự hoàn thiện đạo đức.

(Theo Hoàng Ngọc Hiến, Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người – hoàng ngọc hiến, http://www.chungta.com)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, văn học có vai trò như thế nào đối với con người?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: Người cao thượng không phải là không bao giờ đê tiện, người cao thượng biết rằng mình có những lúc đê tiện.

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: văn học “chuẩn bị tâm hồn cho sự tiếp thu đạo đức”? Hãy lí giải.

  1. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày tác dụng của một tác phẩm văn học đối với tâm hồn anh/ chị.

Câu 2. (5.0 điểm)

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

 

.……………………………………………………. Hết …………………………………………………….

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT TÂN YÊN SỐ 2

 

(Hướng dẫn chấm gồm có  03 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM  ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN: NGỮ VĂN 12

(ĐỀ CHẴN)

 

TT YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
Phần I Đọc hiểu văn bản 3.0
  Câu 1.– Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2.Vai trò của văn học đối với con người:

giúp cho con người hiểu được chính mình

– chức năng giáo dục của văn học: chuẩn bị tâm hồn cho sự tiếp thu đạo đức

Câu 3.Người cao thượng không phải là không bao giờ đê tiện, người cao thượng biết rằng mình có những lúc đê tiện. 

HS trả lời theo ý hiểu cá nhân, có thể tham khảo cách trả lời sau:

– Trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại cả phần cao cả và cả cái thấp hèn.

– Quá trình con người hoàn thiện nhân cách là quá trình con người đấu tranh để chiến thắng cái thấp hèn, ích kỉ, đê tiện. Khi con người ý thức được những “khoảng tối tâm hồn” đó, con người sẽ có ý thức đấu tranh để chiến thắng nó và trở nên “cao thượng”Câu 4.HS thể hiện ý kiến cá nhân, có những kiến giải hợp lí, thuyết phục

0.5

0.5

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

1.0

Phần II Làm văn 7.0
Câu 1

NLXH

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. Bài viết đúng yêu cầu về hình thức; văn viết phải có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a. Viết đúng thể thức của đoạn văn

b. HS có thể bàn luận theo nhiều hướng, nhưng cần tập trung vào một số điểm sau:

* Vấn đề:

HS lựa chọn được một tác phẩm văn học và khẳng định được sự tác động sâu sắc nhất của tác phẩm đó đến tâm hồn mình

* Bàn luận

– Tác động sâu sắc của tác phẩm đối với tâm hồn (HS có thể bàn về vai trò của tác phẩm đó trong việc mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh, bồi dưỡng tình cảm, nhận thức bản thân, sự thay đổi tư tưởng, thanh lọc tâm hồn…)

– Phê phán những tác phẩm không có giá trị định hướng tâm hồn người đọc; những người không có thói quen đọc sách, tìm đến sách như một nhu cầu trong cuộc sống…. Văn học là đáng trân quý nhưng cũng cần giao lưu, tiếp xúc với thế giới thực tại, có cái nhìn tỉnh táo trước thực tế cuộc sống,…

* Cần làm gì?

HS rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân

d. Sáng tạo.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.

2.0

 

 

 

 

0.25

1.25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.25

0.25

Câu 3 Nghị luận văn học 5.0
  I. Yêu cầu kĩ năng: Có kĩ năng làm kiểu bài nghị luận văn học. Bài viết đảm bảo kết cấu 3 phần: Mở – Thân – Kết; hành văn mạch lạc, rõ ràng, khúc chiết, giàu cảm xúc.

II. Yêu cầu kiến thức: Xác định đúng vấn đề nghị luận; HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý.

1. Mở bài (0.25 điểm)

 

– Giới thiệu chung về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

– Giới thiệu nhân vật Mị: Mị là người có sức sống tiềm tàng.

2. Thân bài (4.0 điểm)

a. Giải thích(0.5 điểm)

– Sức sống tiềm tàng là sức sống tiềm ẩn bên trong, là khát vọng về một cuộc sống tự do, hạnh phúc lúc nào cũng nhen nhóm bên trong con người, chỉ cần gặp thời cơ thuận lợi sẽ bùng lên mạnh mẽ.

-> Nhân vật Mị có một sức sống tiềm tàng giống như đốm than hồng bị vùi dưới lớp tro tàn, chỉ cần gặp một cơn gió là cháy bùng lên mạnh mẽ.

b. Phân tích biểu hiện của sức sống tiềm tàng ở nhân vật Mị (3.0 điểm)

b.1. Cảm nhận khát quát về nhân vật (0.5 điểm)

– Giới thiệu về nhân vật Mị: Một cô gái Hmông đẹp người đẹp nết, cần cù, đảm đang, hiếu thảo, ham sống, giàu lòng yêu đời và tài hoa… phải đổi cả cuộc đời và tuổi trẻ của mình vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ để lại.

– Mị bị A Sử cướp về làm vợ, phải sống chuỗi ngày đau thương, tủi nhục, tăm tối. Danh nghĩa là dâu nhưng thực tế Mị chỉ là một thứ nô lệ không công cho nhà Pá Tra.

– Mị không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị đầy đọa về tinh thần. Cô phải làm việc suốt từ sáng sớm đến đêm khuya: Mị tưởng mình là con trâu con ngựa. Cô gần như tê liệt hết sức sống, mất khái niệm thời gian: lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa… ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi…ở cái  buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Cuộc đời Mị thu lại trong cái khung cửa sổ ấy mà chết dần, chết mòn theo năm tháng. Tâm hồn lạnh lẽo, trống vắng. Không dĩ vãng, không cả tương lai, không muốn đổi thay số phận, cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy bao giờ chết thì thôi.

– Lúc đầu đêm nào Mị cũng khóc, Mị định tự tử, nhưng lòng hiếu thảo với cha không cho phép. Cô sống mà như chết, trơ lì cảm xúc…

– Tưởng chừng kiếp sống làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí PáTra đã giết chết cô gái hồn nhiên, yêu đời trẻ trung và giàu khát vọng sống trong Mị. Nhưng không. Ngọn lửa của lòng yêu đời, yêu sống, khát khao tình yêu, hạnh phúc, sức sống tiềm tàng trong Mị chỉ bị vùi lấp chứ không hề tắt. Nó vẫn âm ỉ cháy… và đã bùng lên trong một đêm tình mùa xuân.

b.2. Nguyên nhân của sự trỗi dậy sức sống tiềm tàng (0.5 điểm)

* Khách quan:

– Khung cảnh đón tết ở Hồng Ngài:

+ Cảnh sắc (dc)

+ Không khí (dc)

– Âm thanh: tiếng sáo gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân (xuất hiện 4 lần: ngoài đầu núi, gọi bạn đầu làng, lơ lửng bay ngoài đường, rập rờn trong đầu Mị).

– Hơi rượu: – Hơi rượu đã tiếp thêm nghị lực cho Mị. Mị đã vượt ra khỏi tâm trạng dửng dưng bấy lâu nay. Trong tâm hồn tưởng như tê liệt vì khổ đau ấy vẫn âm ỉ ngọn lửa của lòng ham sống, khát khao hạnh phúc tự do. Chỉ cần có làn gió nhẹ thổi qua là có thể cháy bùng lên mạnh mẽ.

* Chủ quan: Mị vốn là cô gái yêu đời, yêu cuộc sống, có khát vọng…

b.3. Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân (2.0 điểm)

– Dấu hiệu đầu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại: “Mị thấy…đêm Tết ngày trước”; “Mị còn trẻ…đi chơi”.

– Phản ứng đầu tiên của Mị là: “Nếu có nắm… chết ngay”-> Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. Những giọt nước mắt tưởng đã cạn kiệt vì đau khổ đã lại có thể lăn dài.

– Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động: “lấy ống mỡ…đĩa đèn cho sáng”. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.

– Hành động này đẩy tới hành động tiếp: Mị “quấn lại tóc…trong vách”. Mị chuẩn bị đi chơi.

Giữa lúc lòng ham sống của Mị trỗi dậy gần như đến điểm đỉnh thì cũng chính là lúc A Sử xuất hiện. Hắn trói đứng Mị vào cột nhà, bằng một chiếc thắt lưng, một thúng sợi đay và quấn cả tóc Mị vào cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Khao khát vẫn cháy bùng.

– Lúc đầu: Mị như không biết mình đang bị trói bởi tâm hồn Mị vẫn chơi vơi theo tiếng sáo, theo những cuộc chơi, những đám chơi -> quá khứ tươi đẹp đang vẫy gọi Mị. Lòng Mị vẫn đang sống về ngày trước.

– Sau đó: Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Lúc này Mị mới biết mình bị trói. Mị không  nghe tiếng sáo nữa, chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách -> bừng tỉnh, trở lại thực tại ê chề.

Sợi dây trói, tiếng chân ngựa nhắc cho Mị ý thức về hiện tại, về thân phận trâu ngựa, kiếp sống đau khổ của mình ở nhà thống lí. Mị thổn thứcnghĩ mình không bằng con ngựa…

c. Bình luận, đánh giá nâng cao vấn đề(0.5 điểm)

– Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: Khát vọng mãnh liệt – hiện thực phũ phàng khiến cho sức sống ở Mị càng thêm phần dữ dội. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu một tư tưởng: sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp, bị trói chặt vẫn không thể chết mà luôn luôn âm ỉ, chỉ gặp dịp là bùng lên. Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân là tiền đề cho sự phản kháng táo bạo, mãnh liệt của Mị trong đêm đông cứu A Phủ.

– Miêu tả sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, Tô Hoài đã tái hiện chân thực bức tranh hiện thực cuộc sống người lao động nghèo miền núi nước ta sau cách mạng.

– Qua đoạn trích thể hiện sự trỗi dậy lòng yêu đời, yêu sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu ở Mị trong đêm tình mùa xuân, Tô Hoài đã khẳng định tài năng bậc thầy trong việc miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật với những diễn biến vô cùng phong phú, phức tạp mà vẫn nằm trong vòng tình lí của sự sống.

–  Với thành công trong việc phân tích tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, nhà văn đã tạo nên những trang viết thấm đẫm giá trị nhân đạo: đồng cảm với thân phận khổ đau; ca ngợi, trân trọng những khát vọng và sức sống của họ; niềm tin mãnh liệt vào sức sống tiềm tàng của con người.

3. Kết bài(0.25 điểm): Chốt lại vấn đề; nêu cảm xúc của bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    III. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học, diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình. 0.25
  IV. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu,… 0.25
  Tổng điểm 10.0

……………………………………………………. Hết ……………………………………………………

Lưu ý khi chấm bài:

Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm.

Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,…

Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong nhóm ngang.

——————————– Hết ——————————

NGƯỜI RA ĐỀ

 

 

Nguyễn Thị Kim

NGƯỜI THẨM ĐỊNH

 

 

ĐàoThị ThuHường

BAN GIÁM HIỆU DUYỆT

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *