Đề thi thử THPT QG số 37 Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Đề thi THPT Quốc Gia
ĐỀ THAM KHẢO THPT QUỐC GIA 2019

Môn thi: NGỮ VĂN

 
  Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề
 

 

 

(Đề thi gồm có 02 trang)

 

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4

“Hãy quan sát. Đừng vội vàng đánh giá sự việc mà hãy cẩn thận xem xét, tìm hiểu ý nghĩa của nó và để cho bài học ấy ngấm dần vào bạn. Hãy học hỏi không ngừng.

Hãy tìm hiểu thế giới quanh mình.

Hãy học từ thiên  nhiên, từ con người, từ những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Hãy cố gắng hiểu cho thấu đáo những gì bạn nhìn thấy hàng ngày. Hãy áp dụng những kiến thức bạn có. Hãy sẵn sàng học hỏi từ mọi thứ xung quanh,bất kể bạn đang làm gì và đang ở đâu. Hãy tìm hiểu những gì còn bí ẩn, hãy cố hiểu cho bằng được những gì còn vướng mắc.

Xin bạn hãy lắng nghe những câu nói bất hủ của các nhân vật lịch sử rồi chiêm nghiệm. Jhohn Milton từng nói: “Tôi đã quá ngũ tuần và bị mù lòa nhưng tôi vẫn đang cố gắng hoàn tất những Thiên đường đã mất”. Michael Angelo khẳng định: “Dù đã ngoài 70, tôi vẫn thấy mình cần phải học”. John kemle từng tâm sự: “Kể từ khi rời khỏi sân khấu, tôi đã viết đi viết lại Hamlet 30 lần. Và bây giờ, tôi mới bắt đầu hiểu được môn nghệ thuật mà mình theo đuổi!”. Thế còn bạn? Bạn là người có đầy đủ mắt để nhìn, tai để nghe, miệng để nói. Hãy học hỏi không ngừng.

Có thể công việc hiện giờ của bạn có vẻ như chẳng là gì cả, có thể bạn “chỉ là một nhân viên quèn”. Và bạn sẽ mãi là như thế nếu không chịu học hỏi. Chỉ có những người chịu khó học hỏi mới tiến bộ lên từng ngày.

Và chỉ những ai hiểu rằng kiến thức là sức mạnh mới có thể trở thành nhà lãnh đạo. Không phải sự may  mắn, mà chính là sự chịu khó học hỏi mới đem lại sự thành công cho bạn. Nếu bạn muốn thành công, hãy học học!”

(Theo Đánh thức khát vọng, nhiều tác giả, trang 39, 40, NXB Hồng Đức)

Câu 1. Ý nghĩa của việc trích những dẫn lời nói của các nhân vật trong văn bản trên? (0,5 điểm)

Câu 2. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “chỉ những ai hiểu rằng kiến thức là sức mạnh mới có thể trở thành nhà lãnh đạo” không? Vì sao? (0,5 điểm)

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản trên và nêu tác dụng? (1,0 điểm)

Câu 4. Bài học sâu sắc nhất anh/chị rút ra từ văn bản trên (trình bày trong một đoạn văn từ 5-7 dòng)? (1,0 điểm)

LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1(2,0 điểm). Từ đoạnvăn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi.

Câu 2(5,0 điểm). Phân tích vẻ đẹp nhân cách của nhân vật Trương Ba thể hiện qua đoạn đối thoại với nhân vật Đế Thích và đoạn kết của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt ­– Lưu Quang Vũ (Sách Ngữ văn 12tập hai, trang 142, NXB GD 2009). Từ đó anh/chị hãy nhận xét về chiều sâu triết lí được tác giả gửi gắm qua đoạn trích. Hết.

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI THAM KHẢO THPTQG NĂM 2019

Môn thi: NGỮ VĂN
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I. ĐỌC HIỂU

 

3,0 đ
Câu 1  Ý nghĩa của việc trích dẫn những câu nói của người nổi tiếng:

– Khẳng định tính chân thật, ý nghĩa thực tiễn của vấn đề không ngừng học hỏi.

– Tăng sức thuyết phục, tạo độ tin cậy cao cho văn bản.

 

0,5
Câu 2 – HS có thể đồng tình/không đồng tình/vừa đồng tình vừa không đồng tình và có nhiều cách lí giải. Tham khảo gợi ý sau:

Đồng tình:

+ Kiến thức có tầm quan trọng đối với sự thành công của mỗi người.

+ Đối với người lãnh đạo đây lại càng là yếu tố cần thiết.

Không đồng tình:

+ Kiến thức có vai trò quan trong song đây mới chỉ là điều kiện cần nhưng chư đủ.

+ Để thành công, đặc biệt là nhà lãnh đạo cần đến nhiều yếu tố khác như: kỹ năng, tầm nhìn, năng lực lãnh đạo…

Vừa đồng tình vừa không đồng tình: HS kết hợp các cách lí giải trên.

0,5
Câu 3 –  Biện pháp điệp cấu trúc: “ Hãy….”

– Tác dụng: Tô đậm nhấn mạnh lời khuyên nhủ của tác giả dành cho mọi người nên học hỏi mọi nơi, mọi lúc và học tập không ngừng từ cuộc sống xung quanh để tích lũy kiến thức, hoàn thiện mình.

1,0
Câu 4 – HS biết tạo lập một đoạn văn ngắn, có thể tham khảo một trong số những thông điệp sau đây:

+ Có quan niệm học tập đúng đắn

+ Hiểu được ý nghĩa của việc học tập với phát triển toàn diện

+ Tránh học lệch, học tủ

+ Có phương pháp học tập hiệu quả

…..

*Chú ý: Xác định được thông điệp tâm đắc, lí giải được vì sao

1,0
II.LÀM VĂN 7,0đ
Câu 1 Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Đảm bảo yêu cầu của một đoạn văn về tính liên kết nội dung và hình thức, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
a. – Đảm bảo cấu trúc và hình thức đoạn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần: Câu chủ đề (nêu được vấn đề) – Thân đoạn – Kết đoạn. (không chấm xuống dòng) 0,25
b.  Xác định đúng vấn đề nghị luận, ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi 0,25
c.  Nội dung:

– Ý nghĩa đối với việc học tập trau dồi kiến thức và hoàn thiện bản thân.

– Ý nghĩa đối với cộng đồng với vai trò, trách nhiệm của một công dân.

1,0
d. Sáng tạo trong việc xây dựng ý tưởng, diễn đạt trong sáng, hành văn mạch lạc. 0,25
e. Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu ( Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể) 0,25
Câu 2 Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện được khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
a. – Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài  biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân. 0,25
Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có một đoạn văn. 0,25
Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn. 0
b. – Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp nhân cách của nhân vật Trương Ba thể hiện qua đoạn đối thoại với nhân vật Đế Thích và đoạn kết của tác phẩm để từ đó nhận xét về chiều sâu triết lí được tác giả gửi gắm qua đoạn trích. 0,5
– Xác định chưa rõ vấn đề nghị luận, nêu chung chung, chưa xác định được phạm vi yêu cầu đề. 0,25
– Xác định sai vấn đề nghị luận, trình bày lạc đề. 0
c.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sư dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

– Có thể trình bày theo định hướng sau:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Lưu Quang Vũ và vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

2. Phân tích cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích và đoạn kết của vở kịch

a. Nội dung:

* Hoàn cảnh dẫn đến màn đối thoại và đoạn kết:

– Trương Ba là một người hiền lành, lương thiện, tốt bụng nhưng bị chết oan vì sự tắc trách của quan nhà trời. Đế Thích, một vị tiên cờ vì yêu quý mến mộ tài nghệ của Trương Ba nên đã giúp ông sống lại trong thể xác của anh hành thịt. Mọi việc rắc rối bắt đầu xảy ra kể từ khi hồn Trương Ba cư ngụ trong thể xác phàm tục ấy. Ý thức được tình trạng “vênh lệch” của mình, Trương Ba quyết định gọi Đế Thích để giải quyết bi kịch mà mình đang gặp phải.

* Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích và màn kết:

– Màn đối thoại với Đế Thích:

+ Trương Ba hiểu thấu ý nghĩa của sự sống đích thực, luôn khát khao sống đúng với bản thân, không muốn sống nhờ, sống gửi:

. Không chấp nhận cảnh sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.

. Muốn được sống theo đúng bản chất của mình “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

. Thẳng thắn chỉ ra những sai lầm của Đế Thích “Sống nhờ vào đồ đạc….cần biết”.

+ Nhân hậu, vị tha, giàu lòng tự trọng:

. Cái chết của cu Tị mở ra một lối thoát cho bao nhiêu sự bế tắc nhưng Trương Ba nhận ra sẽ có “bao sự rắc rối” đang chờ.

. Hình dung ra tương lai “bơ vơ lạc lõng, hoặc sẽ trở nên thảm hại đáng ghét” nếu chấp nhận lời đề nghị của Đế Thích.

. Cuối cùng, ông đã từ chối quyền được tái sinh lần nữa để nhường quyền sống cho cu Tị.

à Theo Trương Ba, sự sống chỉ có ý nghĩa khi chấm dứt tình trạng giả tạo, con người phải sống đúng với mình, có được sự hoà hợp toàn vẹn giữa linh hồn và thể xác.

– Màn kết của vở kịch:

+Khung cảnh hạnh phúc sum vầy ấm áp: “cu Tị đang ôm chầm lấy mẹ, chị Lụa cuống quýt vuốt ve con”, hai đứa trẻ ăn chung trái na.

+ Hồn Trương Ba trở về trong những không gian quen thuộc (khu vườn, cầu ao, cơi trầu,..). Khi Trương Ba không còn chịu cảnh “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” nữa lại là lúc ông được sống trong sự gần gũi, tình thương yêu của người thân.

+ Cái Gái gieo hạt na xuống và nói: “cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi..”

à Những hành động và lời nói tốt đẹp của Trương Ba sẽ có tác dụng giáo dục lâu dài cho những thế hệ  mai sau và những điều tốt lành sẽ được tiếp nối, phát huy như một giá trị vĩnh hằng của đời sống.

b. Nghệ thuật:

– Màn kịch thể hiện sự xung đột quyết liệt, căng thẳng giữa Trương Ba và Đế Thích do sự bất đồng về quan điểm sống, nhân vật cần đưa ra sưu lựa chọn.

– Thể hiện đầy đủ những đặc trưng thể loại kịch: mâu thuẫn phát triển từ “đỉnh điểm” đi đến “mở nút”; ngôn ngữ sinh động; giọng điệu biến hoá; lời thoại vừa hướng nội vừa hướng ngoại,…

c. Đánh giá:

– Qua hai đoạn đối thoại của nhân vật trong đoạn trích, nhà văn đã chuyển tải nhiều thông điệp nhân sinh quan trọng:

+ Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người không phải sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá.

+ Đề cao ca ngợi sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp, tạo niền lạc quan tin tưởng vào những điều tốt đẹp vẫn hiện hữu trong cuộc đời.

– Dựa vào cốt truyện dân gian, tác giả đã sáng tạo nên một nhân vật với hành động phù hợp với hoàn cảnh, tích cách, thể hiện sự phát triển của tình huống kịch; ngôn ngữ nhân vật sinh động, giọng điệu biến hoá,…; góp phần tạo nên không khí ấm áp, toát lên niềm vui của sự đoàn tụ, tiếp nối, đem lại  âm hưởng thanh thoát, lạc quan cho vở kịch.

3. Chiều sâu triết lí được gửi gắm qua đoạn trích:

– Con người muốn có cuộc sống hạnh phúc cần phải có sự hài hoà giữa thể xác và linh hồn, giữa vật chất và tinh thần, được sống là chính mình.

– Cuộc sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người tìm thấy tình yêu thương, sự sẻ chia của những người xung quanh, đặc biệt là những người thân yêu trong gia đình.

– Được sống là điều may mắn nhưng sống thế nào cho thật ý nghĩa mới là điều quan trọng,…

 

 

 

 

 

 

0,5

 

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

– Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song trong các luận điểm còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. 1,5 – 1,75
– Đáp ứng được 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. 1,0 – 1,25
– Đáp ứng 1/3 các yêu cầu trên. 0,5 – 0.75
– Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào của các yêu cầu trên. 0
d. -Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các yếu tố biểu cảm,..); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện tốt khả năng cảm thụ văn học; có liên hệ so sánh trong quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0,5
– Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0,25
– Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng, hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0
e. -Không sai chính tả, dùng từ, đặt câu (hoặc có vài lỗi nhỏ không đáng kể) 0,25
-Mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu 0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *