Đề tham khảo kì thi THPT quốc gia môn văn 2019 số 36 Vợ chồng A Phủ

Đề thi THPT Quốc Gia

                          ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, NĂM HỌC: 2018-2019

SỞ GD & ĐT NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH

               TỔ NGỮ VĂN

 

ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2018-2019

THỜI GIAN: 120 Phút

(Không kể thời gian phát đề)

Mục tiêu đề kiểm tra:

– Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình môn Ngữ Văn 12 Cơ bản.

– Khảo sát kiến thức, kỹ năng theo 3 nội dung: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

Hình thức kiểm tra:

– Tự luận

– Thời gian : 120 phút

III. Thiết lập ma trận:

* Ma trận tổng:

CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO TỔNG
 Phần I: Đọc hiểu

– Đoạn trích (Đọc thêm; hoặc ngoài chương trình)

 

– Chỉ ra phong cách và phương thức biểu đạt/câu chủ đề/cách trình bày đoạn văn…

-Nhận diện các BPTT, lỗi sai,…

Hiểu được nội  dung của văn bản/tác dụng của các bien phap1 nghệ thuật/giải thích được ý nghĩa câu nói trong văn bản…

– Đặt nhan đề

– Hiểu được nhữngđặc sắc của các chi tiết nghệ thuật.

     
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2,0

1,0

10%

2,0

2,0

20%

   

 

4,0

3,0

30%

Phần II. Làm văn:

– Nghị luận xã hội

+Nghị luận về tư tưởng, đạo lí

+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

 

 

 

 

 

 

    – Viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một vấn đề xã hội được rút ra từ văn bản đọc hiểu. *NLXH: Biết vận dụng kiến thức về xã hội, những trải nghiệm của bản thân, các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt để viết bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống từ đoạn trích cụ thể,hãy nêu những  ý chính sẽ viết cho đề bài hoặc bày tỏ ý kiến về vấn đề đã đưa ra trong đoạn trích.  
– Nghị luận văn học

Phần vhVN(các tp văn xuôi)

-Vợ chồng A Phủ( Tô Hoài)

 

– Vợ nhặt (Kim Lân)

– Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

-Những đứa con trong gia đình( Nguyễn Thi)

-Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

     

 

– Nghị luận về một  đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.

*NLVH: Biết vận dụng kiến thức văn học và kỹ năng nghị luận một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi, nghị luận một ý hiến bàn về văn học để làm bài.

So sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề…

 
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

    1

2,0

20%

1

5,0

50%

2

7,0

70%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

2

1,0

10%

2

2,0

20%

1

2,0

20%

1

5,0

50%

6

10,0

100%

 

*Ma trận chi tiết:

Tên chủ đề      

Nhận biết

 

 

Thông hiểu

Vận dụng Vận dụng cao  

Cộng

I. Đọc hiểu

– Đoạn trích (Đọc thêm trong SGK Ngữ văn 12).

– Hoặc ngoài chương trình về các vấn đề xã hội, hạnh phúc, quan niệm sống…

 

-Nhận biết phương thức biểu đạt, nội dung của đoạn trích ngoài chương trình. Cụ thể, đoạn trích “Tử tế à, ử tế ơi, hãy quay lại với người Việt!”. Vai trò của sự xấu hổ đối với con người.

 

– Nêu những hiểu biết của bản thân về câu nói của tác giả:“Nếu người ta để cho sự xấu hổ chai lì đi thì sẽ dần cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác, và sự tử tế trong người ấy sẽ dần dần biến mất.”.Đồng thời, nêu những hiểu biết, suy nghĩ của bản thân về ý kiến được nêu: “Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ” và lí giải vì sao?    

 

 
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 1.0

10%

Số câu: 2

Số điểm: 2.0

20%

     

3.0

II. Làm văn:

1. Nghị luận xã hội

Nghị luận về tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.

    *NLXH: Biết vận dụng kiến thức về xã hội, những trải nghiệm của bản thân, các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt để viết đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn,bày tỏ ý kiến về vấn đề đã đưa ra trong đoạn trích.  
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

    Số câu: 1

Số điểm: 2.0 điểm

30%

 

2.0

2.Nghị luận văn học:

Phần VHVN

– Tác phẩmVợ chồng A Phủ của Tô Hoài- Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân; Rừng xà nu của Nguyễn TrungThành;

Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi; Chiếc thuyến ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

   

 

Tích hợp kiến thức, kĩ năng đã học để làm một bài văn nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi: Cảm nhận về khát vọng sống, sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị từ khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí đến đêm tình mùa xuân ở H6ng2 Ngài..  

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

    Số câu: 1

Số điểm: 5.0

50%

 

5.0

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

10%

 

 

Số câu: 2

Số điểm: 2.0

20%

Số câu: 2

Số điểm: 7.0

70%

Số câu: 6

Số điểm: 10.0

100%

 Biên soạn đề kiểm tra

 

SỞ GD & ĐT NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH

             TỔ NGỮ VĂN

 

ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2018-2019

THỜI GIAN: 120 Phút

(Không kể thời gian phát đề)

  1. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

           Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ. Đó là lời của Giáo sư Ngô Bảo Châu, khi kể về một câu chuyện lúc ông học cấp hai. Thầy giáo phát hiện áo mưa của mình xếp trên bàn đã cuộn thành quả bóng dưới chân bạn Huy. Khi thầy truy hỏi, chỉ có bạn Huy nhận lỗi. Ông thầy thốt lên: “Tôi rất buồn, vì nhiều người khác không dám nhận lỗi”. Khi đó, Ngô Bảo Châu rất xấu hổ vì làm sai mà không dám nhận. Về sau, ông và vợ mình đều rút ra bài học: Muốn làm người tử tế, phải biết xấu hổ.

Tại sao con người cần biết xấu hổ khi làm điều sai, việc xấu, hay nói cách khác, khi phạm lỗi? Câu hỏi này rất quan trọng, vì cách xử sự của một người đối với sự xấu hổ sẽ biểu hiện nhân cách người đó…

Trong quá trình đấu tranh giữa cái thiện-ác, xấu-tốt trong một con người, sự xấu hổ khi làm điều sai quấy có vai trò đặc biệt. Con người không là thần thánh, nên ai cũng từng lầm lỗi, lớn nhỏ, nặng nhẹ. Sự xấu hổ là cái mà xã hội văn minh gọi là”lương tâm cắn rứt”. Nếu người ta để cho sự xấu hổ chai lì đi sẽ dần cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác và sự tử tế trong người ấy sẽ dần dần biến mất.

Muốn con người trở nên tử tế, hãy dạy cho người đó biết xấu hổ khi làm điều xấu, điều ác. Nhờ biết xấu hổ, người ta sẽ ngần ngại khi phạm lỗi. Nhưng ngay cả những người đang làm điều sai quấy, cho dù chưa chấm dứt ngay hành vi sai trái, sư xấu hổ, cái lương tâm cắn rứt ấy sẽ là lực cản để người ta không dấn sâu hơn vào tội lỗi, và giúp người ta trở lại làm người tử tế vào một lúc nào đó, khi có một cơ hội nào đó.

(  Trích “Tử tế à, ử tế ơi, hãy quay lại với người Việt! Trương Trọng Nghĩa, Báo Người lao động)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, sự xấu hổ có những vai trò gì đối với con người?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Nếu người ta để cho sự xấu hổ chai lì đi thì sẽ dần cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác, và sự tử tế trong người ấy sẽ dần dần biến mất.”

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ? Vì sao?

LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

Câu 1 ( 2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống.

Câu 2 ( 5,0 điểm)

Cảm nhận khát vọng sống, sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị từ những ngày đầu khi mới bị bắt về làm dâu gạt nợ cho đến đêm tình mùa xuân trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.

 

 

SỞ GD & ĐT NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH

               TỔ NGỮ VĂN

 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA

MÔN: NGỮ VĂN 12; NĂM HỌC:2018-2019

THỜI GIAN: 120 Phút

(Không kể thời gian phát đề)

 

PHẦN CÂU                  NỘI DUNG ĐIỂM
I.   ĐỌC HIỂU 3,0
        1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/phương thúc nghị luận 0,5
        2 Theo tác giả, sự xấu hổ sẽ khiến con người ngần ngại khi phạm lỗi; là lực cản để người ta không dấn sâu hơn vào tội lỗi, và giúp người ta trở lại làm người tử tế vào một lúc nào đó, khi có cơ hội nào đó. 0,5
        3 – Xấu hổ: Là cảm giác hổ thẹn khi thấy mình có lỗi.

– Chai lì: Là sự trơ, lì của cảm xúc.

=> Cả câu: Khi để cho cảm giác hổ thẹn trơ đi, lì đi, con người sẽ làm những việc xấu, ác mà không cảm thấy day dứt hay có lỗi và những điều tốt đẹp trong họ sẽ dần mất đi.

0,25

0,25

0,5

       4 Nêu rõ quan điểm: Đồng tình hoặc không đồng tình, lí giải hợp lí, thuyết phục về mối quan hệ giữa người tử tế và cảm xúc xấu hổ. 1,0
II   LÀM VĂN 7,0
        1 Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống 2,0
    a. Đảm bảo về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vân đề cần nghị luận: Ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của những việc tử tế đối với con người và xã hội.

Có thể triển khai theo hướng sau:

– Việc tử tế là những việc làm đúng đắn, tích cực, tốt đẹp, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

– Việc tử tế đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc chính đáng cho những người sống xung quanh và cho chính mình.

– Việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp, văn minh.

d. Chính tả, dung từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

đ.Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận

0,25

 

 

0,25

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

0,25

 

 

 

 

    2  Cảm nhận khát vọng sống, sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị từ những ngày đầu khi mới bị bắt về làm dâu gạt nợ cho đến đêm tình mùa xuân 5,0
    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài: Nêu được vấn đề; Thân bài: Triển khai được vấn đề; Kết bài: Khái quát được vấn đề.

 
    b. Xác định đúng và triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:

 

 
    b.1/ Mở bài: (0.5 điểm)

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm  và vấn đề cần nghị luận.

b.2/ Thân bài: (3.5điểm)

* Trước khi bị bắt về làm dâu nhà thống lý Pá Tra ( giới thiệu sơ lược)
– Là một cô gái trẻ đẹp, yêu đời, đã yêu, được yêu, tài hoa, hiếu thảo, chăm chỉ và có lòng tự trọng.
-> Mị xứng đáng được sống một cuộc sống hạnh phúc nhưng vì món nợ truyền kiếp của gia đình, Mị bị bắt làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, sống cuộc sống “không bằng chết”.
*Những ngày đầu:
-Ban đầu: Mị đau khổ,không thể chấp nhận cuộc sống kiếp nô lệ ở nhà thống lí-> phản kháng yếu ớt ( “Hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”).
-Sau đó: Mị trốn về nhà cha, cầm nắm lá ngón trong tay định tự tử để giải thoát  nhưng thương cha, đành chấp nhận làm kiếp “dâu gạt nợ”
-Mấy năm sau:  Bố chết, món nợ và lòng hiếu thảo không rang buộc nhưng Mị không nghĩ đến cái chết  vì “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”-> Vì sự áp bức quá lâu của cường quyền và thần quyền đã làm tê liệt tinh thần phản kháng, mất ý thức, bị tâm lí nô lệ đầu độc.

=>Những đau khổ và cực nhọc đã cướp đi tuổi thanh xuân và biến Mị thành con người nhẫn nhục- tiêu biểu cho số phận người phụ nữ nghèo dưới ách thống trị của phong kiến miền núi.

*Đêm tình mùa xuân:

(Tâm hồn Mị không hoàn toàn giá lạnh, vẫn khao khát hạnh phúc, tự do, yêu thương)

-Ngoại cảnh: Khung cảnh mùa xuân vui tươi, tràn đầy sức sống và màu sắc. Đặc biệt, âm thanh tiếng sáo đã “vọng”vào tâm hồn Mị->Âm thanh của sự thức tỉnh, hồi sinh tâm hồn Mị

-Diễn biến tâm lí và hành động của Mị:

+Nghe, nhẩm thầm bài hát của người đang thổi-> yêu đời, ham sống, sống lại quá khứ tươi đẹp.

+Lén lấy hũ rượu uống: lòng vui sướng, thấy mình còn trẻ, muốn đi chơi.( nhắc 3 lần)

->Khát vọng sống trỗi dậy.

+Bị A Sử trói đứng:

.Không biết mình bị trói.

.Vẫn nghe tiếng sáo, xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng, sửa soạn- chuẩn bị đi chơi, quên mình bị trói.

. Khi không bước đi được, Mị cảm nhận rõ cuộc sống thực tại vô nghĩa, ý thức hoàn cảnh đau xót của mình, Mị muốn ăn lá ngón tự tử,…

->Khát vọng sống vô cùng mạnh mẽ, là biểu hiện của sự phản kháng, của sức sống tiềm tàng, lòng ham sống, khát vọng tự do, hạnh phúc.

Nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế; tả cảnh đặc sắc; kể chuyện tự nhiên, sinh động , hấp dẫn; ngôn ngữ tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi.

b.3/ Kết bài: (0.5 điểm)

-Đánh giá- khẳng  định lại vấn đề

-Nêu suy nghĩ của người viết .

c. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.5

 

 

3.5

0.25

 

 

 

1.0

0.25

 

0.25

 

0.25

 

 

0.25

 

 

1.75

 

 

0.5

 

1.0

0.25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

0.5

 

 

0,25

 

0,25

 

    

    e. Tiêu chí và mức độ đánh giá bao quát:

* Mức độ tốt, năng lực sáng tạo cao:

-Kĩ năng: Đáp ứng rất tốt những yêu cầu về kĩ năng. Đặc biệt văn viết giàu cảm xúc, có nhiều sáng tạo. Có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ. Trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng

-Nội dung: Bài viết làm nổi bật  “ Khát vọng sống, sức sống tiềm tàng của Mị từ những ngày đầu đến đêm tình mùa xuân”, rất thuyết phục, sáng tạo, chân thật; thể hiện năng lực đọc hiểu, cảm thụ thẩm mĩ rất tốt; gây ấn tượng mạnh mẽ ở người đọc; đánh giá cả nội dung lẫn hình thức đoạn trích khá đầy đủ.

*Mức độ khá, năng lực sáng tạo thấp:

*Kĩ năng: Cơ bản đáp ứng những yêu cầu về kĩ năng. Văn viết khá giàu cảm xúc, có vài điểm sáng tạo; Mắc một vài lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng.

Nội dung: Bài viết cơ bản có chú ý đề cập đến “ Khát vọng sống, sức sống tiềm tàng của Mị từ những ngày đầu đến đêm tình mùa xuân”, khá thuyết phục, sáng tạo; thể hiện năng lực đọc hiểu, cảm thụ thẩm mĩ ở mức độ khá; gây ấn tượng ở người đọc; có chú ý đánh giá cả nội dung lẫn hình thức đoạn trích nhưng còn sơ sài.

* Mức độ trung bình:

-Kĩ năng: Đáp ứng những yêu cầu về kĩ năng một cách tương đối. Văn viết chưa có cảm xúc, chưa có yếu tố sáng tạo; Mắc rất nhiều lỗi về chính tả, dùngtừ, ngữ pháp. Trình bày bài chưa đẹp.

Nội dung: viết sơ sài nhưng vẫn có chú ý đề cập đến Nội dung: Bài viết cơ bản có chú ý đề cập đến “Khát vọng sống, sức sống tiềm tàng của Mị từ những ngày đầu đến đêm tình mùa xuân”,  nội dung cơ bản thuyết phục; thiếu yếu tố sáng tạo; năng lực đọc hiểu, cảm thụ thẩm mĩ ở mức độ trung bình; chưa để lại ấn tượng ở người đọc; phân tích, đánh giá nghệ thuật rất sơ sài.

*Mức độ yếu:

– Kĩ năng: Đáp ứng những yêu cầu về kĩ năng ở mức độ yếu. Mắc rất nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Trình bày bài cẩu thả.

-Nội dung: bài viết rất sơ sài, không chú ý làm rõ “Khát vọng sống, sức sống tiềm tàng của Mị từ những ngày đầu đến đêm tình mùa xuân”, nhiều điểm chưa thuyết phục, sai lạc; thiếu yếu tố sáng tạo; năng lực đọc hiểu, cảm thụ thẩm mĩ ở mức độ yếu; chưa để lại ấn tượng ở người đọc; không đánh giá nội dung, nghệ thuật vấn đề.

* Mức độ kém:

-Không đáp ứng được những yêu cầu về kĩ năng đã nêu. Bài viết không thuyết phục, quá nhiều điểm sai lạc.

Không làm bài.

5,0

5,0-4,75

 

 

 

 

 

 

 

4,5-2,75

 

 

 

 

 

 

 

2,5 – 1,25

 

 

 

 

 

  

 

 

1,0 – 0,5

    

 

 

 

 

 

0,25-0,0

 

 

 

* Lưu ý: Trên đây chỉ là gợi ý, giáo viên cần linh động khi chấm và chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đáp ứng được yêu cầu cả về kĩ năng và kiến thức. Song, cần khuyến khích những bài làm sáng tạo.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *