Đề tham khảo kì thi THPT quốc gia môn văn 2019 số 28 Hồn Trương Ba da hàng thịt

Đề thi THPT Quốc Gia

SOẠN ĐỀ :HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT

                                                                                      Lưu Quang Vũ

Người soạn: Tổ Ngữ văn

– Trường: THPT Đỗ Công Tường

– Số điện thoại :0949.754.873

– Email: vandocongtuong@gmail.com

Câu 1.Đâu là thông tin không chính xác về tác giả Lưu Quang Vũ ?

  1. Là hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường của những năm chín mươi của thế kỷ XX.
  2. Thơ Lưu Quang Vũ sắc sảo, dữ dội; kịch của Lưu Quang Vũ giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao.
  3. Lưu Quang Vũ cũng từng làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh.
  4. Là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

Câu 2. Thông điệp nào không phù hợp với câu nói ” Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”?

  1. Khẳng định sự hài hòa giữa nội dung và hình thức.
  2. Con người phải có sự thống nhất giữa tâm hồn và thể xác.
  3. Khẳng định hình thức bên ngoài là quan trọng.
  4. Cuộc sống có ý nghĩa khi con người được sống là chính mình.

Câu 3. Bi kịch lớn nhất của hồn Trương Ba là gì

  1. Vênh lệch giữa hồn và xác.
  2. Bị chết oan.
  3. Bị tha hóa.
  4. Không được là chínhmình.

Câu 4. Màn đối thoại nào không xuất hiện trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng  thịt (SGK Ngữ Văn 12, tập 2)?

  1. Hồn Trương Ba và cuTị.
  2. Hồn Trương Ba và ĐếThích.

 

  1. Hồn Trương Ba và xác hàngthịt.
  2. Hồn Trương Ba và ngườithân.

Câu 5. Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ hấp dẫn người đọc chủ yếu bởi:

  • Màu sắc cổ điển
  1. Màu sắc hiện đại
  2. Hành động kịch
  3. Màu sắc triết lí

Câu 6. Thông điệp chính mà Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc qua đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt là:

  1. Sống không chỉ đơn giản chỉ là tồn tại mà sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình mới có mới ý nghĩa.
  2. Được sống làm người thì quí giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.
  3. Cuộc sống con người có nhiều cái sai, nhưng có cái sai không thể sửa được, chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm.
  4. Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được mà phải sống trọn vẹn là mình.

 

========================== HẾT ==========================

 PHẦN ĐỌC HIỂU: 3.0 điểm.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Con tàu Titanic chìm vào đáy đại dương, để lại sau lưng nó cả một di sản to lớn qua những bài học đáng quý.

Đó là bài học về sự tự mãn khi con người bồng bột nghĩ rằng có thể chiến thắng tự nhiên và tuyên bố Titanic “không bao giờ chìm”. Trên thực tế con tàu đã chìm một cách không ngờ nhất từ trước tới nay, là con tàu duy nhất đâm vào núi băng trôi và đắm chìm dưới biển.

Khi phát hiện con tàu đang bị đắm, người ta đã vội vàng thả phao cứu sinh xuống biển. Trong tình cảnh hỗn loạn chỉ có một câu nói “Để phụ nữ và trẻ em lên trước” cũng đã thể hiện một cách ứng xử vượt lên những bài học về tiền bạc và sự tự mãn, vượt lên trên tất cả nỗi đau…

Khi hiệu lệnh đó vang lên, nhiều người đã rời xa thuyền cứu hộ, đứng lặng lẽ, chậm rãi dựa lên tay vịn. Họ bắt đầu châm điếu thuốc và hút. Nhiều hành khách đã lặng lẽ đi, không muốn chứng kiến sự chia ly của các gia đình khác. Dù là người nổi tiếng hay kẻ vô danh, những hành khách dũng cảm để lại cho nhân loại một di sản to lớn.

John Jacob Astor IV, là nhà kinh doanh, nhà phát minh, nhà văn nổi tiếng, một trong những người giàu nhất thế giới lúc bấy giờ, ông đã đưa người vợ mang thai năm tháng của mình lên thuyền cứu hộ, rồi lịch sự nhường chỗ của mình bằng cách dịu dàng nói với hai người phụ nữ đứng cạnh: “Các quý cô, mời lên thuyền”. Doanh nhân nổi tiếng Isidor Straus cùng vợ đã ở lại trên tàu. Ông nói: “Tôi sẽ không lên thuyền khi những người đàn ông khác còn ở lại”(…)

Vào thời khắc con tàu bắt đầu chìm, người ta đã không thấy tiếng gào thét nữa, thay vào đó là những lời yêu thương, những lời chúc phúc và nghĩa cử cao đẹp của con người với con người.“Để phụ nữ và trẻ em lên trước!” – đó là lệnh của thuyền trưởng. Nhưng tại sao mọi người lại phải tuân theo? Không có bất cứ điều lệ nào bắt buộc người ta phải làm thế. Không ai có quyền yêu cầu người khác phải từ bỏ sinh mạng của mình. Thế nhưng nhiều người đã làm như thế, đã hi sinh mạng sống của mình cho những người không quen biết, đó là vì lòng hào hiệp và cả lương tri…

(Trích Những di sản đồ sộ sau vụ chìm tàu Titanic – Phunutuday, 09/01/2016)

Câu 1(0.5 điểm). Hãy chỉ ra những hành động đẹp của những vị khách được đề cập trong văn bản.

Trả lời: học sinh trả lời được hai ý chấn trọn điểm:

Khi phát hiện con tàu đang bị đắm, người ta đã vội vàng thả phao cứu sinh xuống biển. Trong tình cảnh hỗn loạn chỉ có một câu nói “Để phụ nữ và trẻ em lên trước”

John Jacob Astor IV, là nhà kinh doanh, nhà phát minh, nhà văn nổi tiếng, một trong những người giàu nhất thế giới lúc bấy giờ, ông đã đưa người vợ mang thai năm tháng của mình lên thuyền cứu hộ, rồi lịch sự nhường chỗ của mình bằng cách dịu dàng nói với hai người phụ nữ đứng cạnh: “Các quý cô, mời lên thuyền”.

– Doanh nhân nổi tiếng Isidor Straus cùng vợ đã ở lại trên tàu. Ông nói: “Tôi sẽ không lên thuyền khi những người đàn ông khác còn ở lại”…

Câu 2 (0,5 điểm) . Theo em, lòng hào hiệp và cả lương tri được tác giả đề cập đến trong văn bản là gì?

Trả lời:  Đó chính là tình yêu thương đồng loại đã vượt lên trên tất cả  và họ không ngần ngại sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình vì những người không quen biết.

Câu 3(1,0 điểm) Vào thời khắc con tàu bắt đầu chìm,  Doanh nhân nổi tiếng Isidor Straus cùng vợ đã ở lại trên tàu. Ông nói: “Tôi sẽ không lên thuyền khi những người đàn ông khác còn ở lại”. Anh/ chị có suy nghĩ gì về câu nói trên?

Trả lời: Thí sinh có thể đưa ra nhiều suy nghĩ khác nhau, nhưng trong cách diễn đạt phải thấy được một nhân cách cao thượng và biết tự trọng trong câu nói của nhân vật.

Câu 4(1,0 điểm) Bài học mà anh / chị nhận được từ vụ chìm tàu Titanic bằng cách viết đoạn văn (khoảng 7 đến 10 dòng)  .

Trả lời: Thí sinh viết được đoạn văn trình bày bài học theo cách tiếp nhận riêng của cá nhân. (Khuyến khích những đoạn sáng tạo có suy nghĩ tích cực).

PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Từ những nội dung được đề cập trong phần đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tình yêu thương.

Hướng dẫn chấm

  1. Đảm bảo hình thức đoạn văn. (0.25 điểm)
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: sức mạnh của tình yêu thương . (0.25 điểm)
  3. Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề: (1.0 điểm)

Thí sinh hiểu được thế nào là tình yêu thương, để từ đó nhận thấy được sức mạnh, vai trò của tình yêu thương: nó giúp con người vượt lên tất cả những ích kỷ, ham muốn tầm thường; sức cảm hóa, lan tỏa mãnh liệt trong cuộc sống; tạo động cơ động lực để phấn đấu và có tinh thần trách nhiệm … Từ đó, hướng con người có thái độ sống tích cực.

  1. Sáng tạo: Thí sinh có những cái nhìn mới mẻ, có bài học sâu sắc … (0.25 điểm)
  2. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ, đặt câu. (0.25 điểm).

Câu 2: (5.0 điểm). Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịtcủa  Lưu Quang Vũ có đoạn sau :

“Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!
`Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này cái thân tôi cũng phải sống nhờ vào anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
Đế Thích: ( không hiểu) Nhưng mà ông muốn gì?
Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có thể làm cho hồn người đó trở về. Thì đây, (chỉ vào người mình) thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với  thân xác này.
Đế Thích: Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường của anh hàng thịt ?
Hồn Trương Ba: Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hòa thuận được với thân anh ta, chúng sinh ra là để sống với nhau. Vả lại, còn…còn chị vợ anh ta nữa…chị ta thật đáng thương!”
           ( TríchHồn Trương Ba, da hàng thịt” – Lưu Quang Vũ, Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2, trang 149, nhà xuất bản Giáo dục)
So sánh quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích trên. Từ đó, anh/chị hãy bình luận ngắn gọn về tác hại của lối sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. HẾT.

 

Hướng dẫn chấm:

  1. Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học. (0.25 điểm).
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0.5 điểm): “So sánh quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích trên. Từ đó, anh/chị hãy bình luận ngắn gọn về tác hại của lối sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
  3. Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề:

* Giới thiệu vài nét về tác giả Lưu Quang Vũ, tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và nhân vật Trương Ba (0,5 điểm).

* So sánh quan điểm của hai nhân vật qua đoạn trích.

– Quan điểm của Trương Ba:(1,0 điểm)

+ Không chấp nhận lối sống : bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Đó là lối sống giả dối, gây đau khổ cho người thân, gây phiền toái cho chính mình. Điều đó chứng tỏ Trương Ba đã dũng cảm đối diện với hoàn cảnh nghiệt ngã, dám từ bỏ cuộc sống không phải là mình, chiến thắng sự hèn nhát tầm thường, yếu đuối của bản thân, không chịu lùi bước trước xác hàng thịt.
+ Khát vọng được sống là mình: trọn vẹn cả linh hồn và thể xác. Đó mới thực sự là sống có ý nghĩa, sống hạnh phúc và đem lại hạnh phúc cho mọi người.
+  Phê phán Đế Thích nghĩ đơn giản, sống quan liêu hời hợt: Chỉ cần cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết.Đối với Trương Ba, sống không được là mình mà phải nhờ vả, mượn thân xác người khác chẳng qua là sự tồn tại, vô hồn, không ý nghĩa.
+  Dám từ bỏ những thứ không phải của mình để trả lại sự sống cho anh hàng thịt. Trương Ba không chỉ cao thượng mà rất nhân hậu vị tha.
=>Quan điểm của Trương Ba không chấp nhận cuộc sống giả tạo, gượng ép, chắp vá, vô nghĩa. khao khát sống là chính mình trọn vẹn thể xác và linh hồn. Đó là lối sống đẹp đẽ, đáng trân trọng của những người hiểu rõ mục đích ý nghĩa của cuộc sống.

–  Quan điểm của Đế Thích:(1,0 điểm)
+ Không ai được sống là mình, trên trời dưới đất đều sống kiểu bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo: Tôi, ông và cả Ngọc hoàng thượng đế tối cao cũng vậy. Đó là sự thật phải chấp nhận không nên thay đổi, phủ nhận.
+  Chỉ cần thể xác được sống lại cho linh hồn trú ngụ còn thể xác và linh hồn không thống nhất không quan trọng…Vậy quan điểm của Đế Thích không coi trọng sự sống thực sự mà chỉ coi trọng sự tồn tại. Đó là quan điểm của vị tiên trên trời quan liêu hời hợt, vô cảm.
+ Đế Thích cho rằng sống chắp vá, sống gượng ép: bên trong một đằng bên ngoài một nẻo không nguy hại gì cho ai. Vì vậy hãy cố gắng chập nhận và sống chung với hoàn cảnh đó: Không nên đổi tâm hồn đáng quý của bác cho tâm hồn tầm thường của anh hàng thịt.

  • Nhận xét hai quan điểm sống:(0,5)

+ Trương Ba đúng đắn, tích cực, coi trọng sự sống thực sự là mình còn Đế Thích sai lầm, quan liêu chỉ coi trọng sự tồn tại còn sống được là mình không cần quan tâm.
+ Quan điểm của Trương Ba thể hiện tư tưởng chủ đề của vở kịch và cũng là thông điệp của nhà văn đến mọi người: Hãy sống là mình, trọn vẹn thống nhất thể xác và linh hồn. Nếu không chỉ là sự tồn tại vô nghĩa, tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng, cái ác hoành hành.
+ Nhà văn phê phán lối sống giả tạo, lối sống hời hợt, chắp vá, gượng ép hoặc quá đề cao nhu cầu vật chất hơn tinh  thần, tinh thần hơn vật chất đang diễn ra phổ biến, trở thành trào lưu đáng báo động trong xã hội.
      * Bình luận tác hại của lối sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo:(0,5 điểm)
– Đối với bản thân người có lối sống đó: dần dần sẽ bị tha hóa, ích kỉ, thực dụng, giả dối, suy thoái nhân cách, đánh mất danh dự, lòng tự trọng.: tham nhũng, hối lộ, gây ra những tệ nạn xã hội. Bị mọi người coi thường xa lánh.
– Đối với cộng đồng: mất đoàn kết, hiểu lầm, mâu thuẫn, tranh giành, hãm hại nhau, kìm hãm sự phát triển.
– Bài học: sống yêu thương nhân hậu vị tha, mạnh dạn dũng cảm đấu tranh với biểu hiện tiêu cực, giả dối, bảo vệ người tốt lẽ phải.
*Đánh giá chung:(0.25 điểm).

  Nghệ thuật: ngôn ngữ kịch giản dị, có sức khái quát cao, thể hiện rõ xung đột kịch và tích cách nhân vật.
– Tính chất triết lí từ hai nhân vật có quan điểm sống trái ngược nhau làm nên thành công của vở.

  1. Sáng tạo: (0.25 điểm).
  2. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.25 điểm)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *