Đề khảo sát năng lực học sinh Ngữ Văn lớp 12 – lần 1 năm 2021

Đề thi THPT Quốc Gia
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH  LỚP 12– LẦN 1  

Môn thi: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 

  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:                                                                         

Những người sớm nổi bật hơn đám đông từ lâu đã lên kế hoạch cho bốn năm đại học, mỗi bước tiến đều tạo nên dấu ấn đẹp đẽ trên bản lý lịch của mình. Họ tận dụng kỳ nghỉ hè năm nhất và năm hai đại học để tiếp xúc, cọ sát với môi trường làm việc. Tôi yêu thích nghề này, vậy thử sức xem, dù sao cũng còn trẻ, mức lương thấp bởi năng lực của tôi còn kém, tranh thủ tích lũy kinh nghiệm sẽ tốt cho tương lai sau này. Họ đã thử, nếu sai coi như mở rộng tầm mắt, có được kinh nghiệm, cũng thêm thấu hiểu bản thân. Sau khi nhập học, họ sẽ điều chỉnh môn học, lựa chọn phương hướng cuộc đời…

Mọi người thường than vãn: “Công ty nào tuyển dụng cũng yêu cầu kinh nghiệm làm việc, sinh viên mới ra trường thì lấy đâu kinh nghiệm?”. Thế nhưng sinh viên trước khi đi tìm việc đều có bốn năm để chuẩn bị, nếu tốn bốn năm chỉ đổi lại một tờ lý lịch trắng, vậy còn trách ai được? Đi học, người khác học, bạn lại chơi điện tử. Nghỉ hè, người khác đi thực tập theo giờ hành chính, bạn về quê nằm điều hòa mát lạnh. Bốn năm, người khác tranh thủ thời gian rèn luyện bản thân, còn bạn tận dụng quãng thời gian đi học cuối cùng để hưởng thụ cuộc sống. Đến khi tốt nghiệp, thế giới này không đào thải bạn thì còn đào thải ai?

Cho nên, dù giỏi giang ở kỳ thi đại học vẫn chưa thể nói lên điều gì. Quan trọng không phải bạn học trường đại học nào mà là mỗi ngày ở trường bạn làm được những gì? Quá khứ dù huy hoàng tới đâu, tồi tệ đến mấy, chỉ cần con người còn sống, mọi thứ sẽ chẳng bao giờ bất biến. Con đường tương lai dựa vào đôi chân bạn bước từng bước về phía trước ở hiện tại.

(Trích từ cuốn sách: Ước mơ cần thực hiện mỗi ngày– Phan Lưu Ly dịch; NXB Thế Giới)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Em hiểu người sớm nổi bật hơn đám đông là người như thế nào?

Câu 3. Theo em, tại sao Quan trọng không phải bạn học trường đại học nào mà là mỗi ngày ở trường bạn làm được những gì ?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Con đường tương lai dựa vào đôi chân bạn bước từng bước về phía trước ở hiện tại.”? Vì sao?

  1. II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)             

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc tích luỹ kinh nghiệm trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)         

Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh viết:

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể


Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

 

(Trích Sóng– Xuân Quỳnh – Ngữ văn 12

                                                                                  Tập 1 – NXB Giáo dục Việt Nam 2019)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong đoạn thơ.

………………………………..Hết……………………………..

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM
ĐỌC HIỂU

 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận. 0,5
Câu 2. Người sớm nổi bật hơn đám đông là người có năng lực, kiến thức, tầm nhìn và kinh nghiệm nổi trội; luôn có kế hoạch và chủ động những bước đi cho tương lai của mình. 0,5
Câu 3 Quan trọng không phải bạn học trường đại học nào mà là mỗi ngày ở trường bạn làm được những gì ? bởi vì:

–        Trường đại học chỉ là môi trường để bạn học tập và rèn luyện chứ không quyết định năng lực và giá trị của bạn.

–        Những cái bạn làm được ở trường tức là sự cố gắng, nỗ lực học tập, trải nghiệm để tích luỹ những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm mới quyết định giá trị và giúp bạn thành công trong cuộc sống.

1,0
Câu 4. Học sinh bày tỏ quan điểm của mình đồng thời có lý giải phù hợp.

– Quan điểm: (0,25).

+ đồng tình

+ không đồng tình

+ chỉ đồng tình một khía cạnh của ý kiến

– Lý giải phù hợp với quan điểm (0,75).

1,0
LÀM VĂN Câu 1. Viết đoạn văn bàn về ý nghĩa của việc tích luỹ kinh nghiệm trong cuộc sống.  

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành hoặc tổng phân hợp

 

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Ý nghĩa của việc tích luỹ kinh nghiệm trong cuộc sống.

 

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về ý nghĩa của việc tích luỹ kinh nghiệm trong cuộc sống.

Có thể theo hướng:

– Tích luỹ kinh nghiệm: Là quá trình tìm tòi, học hỏi, trải nghiệm để đúc kết những bài học  kinh nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức, kĩ năng và vốn sống.

– Tích luỹ kinh nghiệm bồi đắp tâm hồn, trí tuệ và bản lĩnh cho con người

– Quá trình tích luỹ kinh nghiệm giúp ta có thêm những trải nghiệm để khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai.

– Khi tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tế, ta sẽ chín chắn, có nhiều cơ hội để khẳng định và phát triển bản thân; luôn chủ đông và dễ dàng vượt qua được những khó khăn, thử thách để vươn tới thành công.

– Nếu thiếu kinh nghiệm sống bạn sẽ mờ nhạt, mất tự tin dễ mắc sai lầm và khó có cơ hội thành công

(Có dẫn chứng phù hợp)

 

 

 

1,0

 

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả và ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

 

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ, dẫn chứng thuyết phục.

0,25

 

Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong đoạn thơ. 5,0
1. Yêu cầu chung

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

– Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về đoạn thơ; nhận xét vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong đoạn thơ.

c . Đảm bảo chuẩn chính tả và ngữ pháp tiếng Việt.

 

0,5

2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm Sóng và đoạn trích. (0,25đ )

* Cảm nhận về đoạn thơ

+ Nội dung: (3,0 điểm)

– Những trạng thái đối lập và hành trình tự nhiên của sóng biển gợi những cung bậc cảm xúc phong phú và khát vọng vươn tới tình yêu lớn lao, đích thực của người phụ nữ.  (khổ 1)

– Quy luật bất biến của sóng thể hiện quy luật tình cảm cùng khát vọng tình yêu muôn đời của con người. ( khổ 2)

– Tâm trạng suy tư, trăn trở của con người về cội nguồn của sóng và cội nguồn của tình yêu cho thấy sự bí ẩn của thiên nhiên và sự kì diệu, bí ẩn đầy bất ngờ  của tình yêu. ( khổ 3,4)

+ Nghệ thuật: (0,5 điểm)

– Thể thơ năm chữ, mang âm hưởng và nhịp điệu của những con sóng.

– Kết cấu song hành sóng và em tạo nên vẻ đẹp độc đáo gợi nhiều liên tưởng sâu xa.

– Ngôn ngữ vừa tự nhiên, giản dị vừa hàm súc cô đọng chưá đựng triết lí sâu sắc về tình yêu và cuộc đời.

– Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: nhân hoá, ẩn dụ, điệp đối, câu hỏi tu từ..

* Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong đoạn thơ (0,5 điểm)

Kết hợp giữa vẻ đẹp truyền thống và hiện đại:

– Vẻ đẹp truyền thống: Tâm hồn nhạy cảm, giàu rung đông; sự dịu dàng, đằm thắm luôn khao khát tình yêu.

– Vẻ đẹp hiện đại: luôn chủ động trong hành trình tìm kiếm tình yêu đích thực; luôn khao khát khám phá, lí giải đến tận cùng ngọn nguồn của tình yêu.

3. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. (0,25)

 

 

0,25

3,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

0,25

                                                       TỔNG ĐIỂM 10,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *