Đề thi học sinh giỏi bàn về tính hiện đại trong văn học

Đề thi khối 12

 

SỞ GDĐT TIỀN GIANG

TRƯỜNG THPT CÁI BÈ

 

 

ĐỀ THI THỬ CHỌN HỌC SINH GIỎI

QUỐC GIA LẦN 4 – MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2014 – 2015

Thời gian làm bài: 180 phút.

——————————————————————————————–

CÂU 1: (8,0 điểm)

Benjamin Kranklin, chính trị gia lỗi lạc người Mỹ thế kỉ XVIII, nói: “Đừng phung phí thời gian vì chất liệu của cuộc sống được làm bằng thời gian”.

Ranph Waldo Emerson, nhà triết học người Mĩ thế kỉ XIX lại khẳng định: “Đời người được đo bằng tư tưởng và hành động chứ không phải bằng thời gian”.

Từ hai nhận định trên, hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa, giá trị của đời người và của thời gian.

CÂU 2: (12,0 điểm)

Khi bàn về tính hiện đại trong văn học, nhà văn Nga Grigory Baklanop đã nói rằng:

“Nhà văn có tính thời đại nhất không phải là người đã phản ánh được những dấu hiệu bề ngoài, hay những gì hợp thời trang, mà là người có tâm hồn vọng lại được những chấn động ở bề sâu (…). Trở thành người có tính thời đại nhất, nhà văn đó đồng thời cũng là người đạt đến giá trị lâu dài nhất mai sau”

(Nhiều tác giả, “Nhà văn bàn về nghề văn”, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Nam – Đà Nẵng, năm 1983, trang 49 – 50).

Qua việc phân tích một số tác phẩm cụ thể, hãy cho biết suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

———————————————HẾT—————————————
CÂU 1: Nghị luận xã hội (8,0 điểm)

Đọc và suy ngẫm về câu chuyện BÀI HỌC CHO TÌNH BẠN

YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG:

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, xác định được các luận điểm đúng đắn, luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) xác thực và biết lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp.

Bố cục bài văn hợp lí, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp.

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được những nội dung chủ yếu dưới đây:

 

Câu 2: (12.0 điểm)

Bàn luận về câu nói: “Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả”

YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG:

1.1. Vận dụng tốt kiến thức Lí luận văn học để giải quyết vấn đề.

1.2. Lập luận nêu bật vấn đề. Phân tích tác phẩm tinh tế, sâu sắc.

1.3. Diễn đạt chính xác, giàu hình ảnh, gợi cảm.

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được những nội dung chủ yếu dưới đây:

Nội dung Tỉ lệ điểm
A. Giải thích, phân tích vấn đề: (8,0)
1. Ý kiến trên khẳng định tầm quan trọng của phong cách riêng của tác giả trong sáng tác văn chương. 2,0
2. Phân tích, lí giải ý kiến:

2.1.  Văn chương là lĩnh vực của cái độc đáo.

Mỗi tác phẩm văn chương phải có nét riêng, nét mới ở ý tưởng nghệ thuật cũng như ở hình thức biểu hiện. Mỗi nhà văn phải có một thế giới nghệ thuật riêng, một “chân trời” riêng, một “biên cương” riêng.

Nhà văn có phong cách thì mới được người đọc chấp nhận và yêu mến. Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn.

2.2.  Mới mẻ, độc đáo là điều kiện tồn tại của tác phẩm văn chương.

Tác phẩm chương không có gì mới sẽ không được người đọc tiếp nhận. Nhà văn có phong cách nghệ thuật mờ nhạt sẽ bị người đọc quên lãng ; lặp lại mình hoặc lặp lại người khác đều là điều tối kị trong hoạt động sáng tác của nhà văn…

2.3.  Biểu hiện của cái riêng trong văn chương:

2.3.1. Giọng điệu riêng biệt của tác phẩm.

2.3.2. Cách nhìn, cách cảm của nhà văn có tính chất khám phá.

2.3.3. Yếu tố mới trong nội dung tác phẩm.

2.3.4. Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật mang dấu ấn riêng

 

2,0

 

 

 

 

 

2,0

 

 

 

 

2,0

B. Chứng minh bằng thực tế cảm nhận tác phẩm: (8,0)
Làm sáng tỏ mục 2.3.1.  2,0
Làm sáng tỏ mục 2.3.2. 2,0
Làm sáng tỏ mục 2.3.3. 2,0
Làm sáng tỏ mục 2.3.4. 2,0

 

————————————HẾT————————————

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *