Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh Ngữ văn lớp 12

Đề thi khối 12
  ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH

LỚP 12 THPT

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 180 phút

Đề thi gồm  02 câu, 01 trang

 Câu 1 (3,0 điểm)

Trong bức thư “Gởi đồng bào lao động toàn quốc” 01-3-1948, Hồ Chí Minh có nói: “Xã hội có cơm ăn áo mặc nhà ở là nhờ người lao động. Xây nên giàu có, tự do, dân chủ cũng là nhờ người lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động (lao động trí óc). Vậy lao động là sức chính của tiến bộ loài người; cũng là sức mạnh của giải phóng dân tộc”.

Trình bày quan điểm của anh (chị) về vai trò của lao động ?

Câu 2 (7,0 điểm)

Văn học Việt Nam chặng đường từ 1945 – 1954 với “Chủ đề bao trùm là ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, biểu dương những tấm gương vì nước quên mình”…cả dân tộc đang trỗi dậy trước “cuộc tái sinh nhiệm màu”.

                          (Trích: SGk Ngữ Văn lớp 12- tập 1 – Ban cơ bản – NXBGD 2009 )

Suy nghĩ của Anh (chị) về cảm hứng yêu nước trong thơ ca của văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1954.

 ——Hết——-

  HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH

LỚP 12 – THPT

MÔN: NGỮ VĂN

Hướng dẫn chấm gồm 04 trang

 

YÊU CẦU CHUNG:

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.

YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 (3 điểm)

Về kĩ năng

Thí sinh hiểu được yêu cầu của đề, biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; xác định được ý chính, ý phụ, (luận điểm, luận cứ, luận chứng).

Trình bày ý rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận …dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc

. Về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những nội dung cơ bản sau

1 Giới thiệu câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh về ý nghĩa, vai trò của lao động trong đời sống. 0,25
2 Giải thích câu nói : 0,5
  – “Lao động” là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ta của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu cuộc sống con người và xã hội.

Lao động có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người và sự phát triển của xã hội.

Các hình thức lao động:

–          Lao động chân tay và lao động bằng máy móc (lao động trực tiếp bằng sức sức lực thể chất)

–         Lao động bằng trí óc là lao động bằng tư duy.

Những hình thức lao động này không tách rời nhau mà luôn gắn bó hỗ trợ cho nhau nhằm đạy hiệu quả cao nhất.

0,25

 

 

 

0,25

3 Bàn luận, mở rộng: 1,5
  – Câu nói ca ngợi khẳng định giá trị, tầm quan trọng của lao động: Lao động tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu, ước mơ của con người, là cơ sở để con người tồn tại phát triển, đi từ tiến bộ này đến tiến bộ khác, là sức mạnh giải phóng dân tộc. Câu nói của Bác còn động viên con người lao động phấn đấu để có được cuộc sống tốt đẹp, vui tươi, hạnh phúc.

 

Lao động là thước đo phẩm chất của con người, là sức chính của tiến bộ loài người.  Lao động là sức mạnh giải phóng dân tộc.

+ Lao động tạo ra giá trị vật chất, tinh thần để nuôi sống con người. Con người cần phải cơm để ăn, nhà để ở và những nhu cầu thiết yếu khác. Không có lao động loài người sẽ diệt vong.

(Nguyễn Trãi có nói “ No ăn, no mặc bởi hay làm”)

+ Lao động giúp con người làm chủ bản thân, thực hiện trách nhiệm, bổn phận với gia đình, đóng góp xây dựng xã hội.

Được lao động và làm việc là nguồn hạnh phúc bởi nếu không lao động con người sẽ cảm thấy tù túng, buồn chán, nghèo đói và dễ sa vào những thói hư tật xấu. Con người sẽ cảm thấy hạnh phúc khi đón nhận những thành quả từ bàn tay, khối óc mình làm ra.

+ Lao động là môi trường để con người rèn luyện nhân cách, phẩm chất (cần cù, tiết kiệm, quý trọng lao động…)

Dẫn chứng:  Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đường lối cách mạng là đồng thời thi đua lao động sản xuất và thi đua giết giặc lập công, vừa có anh hùng lao động vừa có anh hùng quân đội. Cả hai loại anh hùng đều được đề cao.

  Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, là hạnh phúc của con người

– Lao động là vinh quang

Những điều tốt đẹp trong cuộc sống không tự dưng mà có, không ai đem cho mà do con người phải tự làm ra, tự lạo động để có.“ Có làm thì mới có ăn – không dưng ai dễ đem phần đến cho”.

– Lao động đem lại niềm vui, khơi dậy những sáng tạo, thúc đẩy cuộc sống, xã hội phát triển. Trong lao động những sản phẩm mới, niềm vui mới, những sáng tạo mới nảy sinh, tiếp tục thúc đẩy những ước mơ mới được hình thành.

– Mỗi người không ngừng phấn đấu, rèn luyện để trở thành người lao động chân chính, có ích, người lao động giỏi trong tương lai. Cần có thái độ lao động tự giác, có kĩ thuật, có kỉ luật và đạt năng suất cao. Công việc là chất bồi dưỡng cho sự sống

–  Phê phán những người lười lao động, ỷ lại, không sáng tạo,
Lười biếng là một trong những thói xấu của con người. lười biếng không những chẳng làm nên được việc gì mà còn là gốc rễ của những thói xấu, lười biếng làm mòn trí tuệ và thân thể

(Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng)   ,

0,5

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

4 Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động 0,75
  – Liên hệ đến thái độ, ý thức lao động, học tập, rèn luyện của thanh niên ngày nay:  Những tài năng trẻ, những doanh nhân thành đạt, những tấm gương học sinh nghèo vượt khó, hoa trạng nguyên…

– Khẳng định giá trị của lao động.

 

Câu 2 (7 điểm)

Về kĩ năng

Thí sinh hiểu được yêu cầu của đề, biết cách nghị luận về một vấn đề văn học sử. xác định được ý chính, ý phụ, trình bày ý rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu của đề.

. b. Về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những nội dung cơ bản sau

1 Giới thiệu khái quát về văn học giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX và nêu yêu cầu của đề bài 0.5
2 Giải thích vấn đề 1.5
  – Cảm hứng yêu nước và nhân đạo là hai mạch ngầm xuyên suốt, cuộn chảy qua các chặng đường lịch sử.

+ Trong văn học Trung đại cảm hứng yêu nước ca ngời vẻ đẹp của non sông gấm vóc và tinh thần quả cảm của các vua tôi, tướng lĩnh làm nên  “ Hào khí Đông A” một thời.(Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt; Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi; Thuật Hoài – Phạm Ngũ Lão )

+ Đặc biệt là trong kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) cảm hứng yêu nước được thể hiện sâu sắc và đằm thắm với những dấu ấn đậm nét không thể nào quên.

– Cảm hứng là nội dung tình cảm trong mỗi tác phẩm văn học. Cảm hứng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước, yêu cảnh sắc thiên nhiên, là ý chí chống xâm lăng vì khát vọng tự do hạnh phúc. Đó là niềm tự hào về truyền thống của dân tộc, là ý chí độc lập tự chủ tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.(0.25)

– Thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp giàu lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Đó là một bước đi dài tiếp nối cảm hứng yêu nước của văn học giai đoạn trước và mở đường cho văn học thời kì sau. (0.25)

0.5

 

 

0.5

 

 

 

0.5

3 Phân tích, chứng minh, bình luận vấn đề 5.0
  + Đi liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc, cảm hứng yêu nước trong văn học 1945 -1954 đã trở thành chủ nghĩa anh hùng thấm đẫm cảm hứng về một Việt Nam đầy máu lửa và chiến công. Tình yêu quê hương đất nước, lòng căn thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến là những cảm hứng chính.…

– Hình tượng Tổ quốc đã hồi sinh, những bài thơ ca ngơi tổ quốc, ca ngợi những người con anh hùng của dân tộc sau những đêm dài nô lệ đầy máu và nước mắt để có mùa xuân huy hoàng đang rộn rã.

Mỗi xóm làng như một “ luỹ thép” mỗi ngọn núi dòng sông đều chói lọi sự tích anh hùng, cả dân tộc đứng dậy, cả đất nước đánh giặc.

(Dẫn chứng: Thơ Tố Hữu, Đất nước – Nguyễn Đình Thi, Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

+ Cuộc sống kháng chiến, con người kháng chiến được ghi lại nhiều nhất trong thơ.

Đó là những anh vệ quốc quân, bà mẹ chiến sĩ, chị phụ nữ nông thôn hay những em bé liên lạc …được thể hiện chân thực, gợi cảm.

(Bà Má Hậu Giang, Mẹ Tơm, người con gái Việt Nam (Tố Hữu), Tây Tiến – Quang Dũng,  Đồng chí – Chính Hữu)

Họ là những con người đã quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Những con người giàu yêu nước và căn thù giặc. Họ luôn coi cái chết nhẹ tựa lông hồng        “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh…

Tây Tiến – Quang Dũng

…Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!…

“ Người con gái Việt Nam – Tố Hữu”

Kết tinh những hình ảnh đẹp, phẩm chất cao quý nhất là lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Ở đâu u ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền…

Việt Bắc – Tố Hữu

+ Cảm hứng yêu nước gắn liền với lòng căn thù giặc, xót xa khi quê hương bị tàn phá, đất nước như oằn mình trĩu nặng đau thương trước gót chân xâm lược của kẻ thù.

(Chứng minh qua thơ ca kháng chiến chống Pháp)

Nhưng cũng chính từ đau thương, căm hờn đó mà  “ôm đất nước những người áo vải- Đã đứng lên thành những anh hùng”…

-> Thơ ca chống Pháp đã dựng lên những tượng đài hùng vĩ về những người con yêu nước quang vinh. Cảm hứng yêu nước thổi vào thơ kháng chiến chống Pháp một luồng sinh khí mới hào hùng và hoành tráng.

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra đất nước …

(Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc. Cảm hứng yêu nước là kết tinh tất yếu của đời sống lịch sử, đời sống tinh thần dân tộc. Sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam được biểu hiện  rõ nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp bằng lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Cảm hứng yêu nước là nguồn sức mạnh tinh thần cổ vũ cho dân tộc Việt Nam vượt qua những đau thương mất mát để vươn tới thắng lợi vinh quang.

 

0.5

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

0.25

 

0.5

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

0.25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

——-Hết——-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *