Đề hội thảo môn Ngữ Văn – Khối 12 – Trường THPT Hòa Hưng

Đề thi khối 12

SỞ GD VÀ ĐT KIÊN GIANG            ĐỀ HỘI THẢO MÔN NGỮ VĂN- KHỐI 12

TRƯỜNG THPT HÒA HƯNG                NĂM HỌC 2017-2018

Phần I. Ma trận

      Mức độ

 

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng
I. Đọc hiểu     Nhận diện thể thơ, biện pháp tu từ, Phong cách ngôn ngữ, Phương thức biểu đạt…

 

Hiểu nội dung, ý nghĩa của từ, cụm từ, văn bản…   Từ văn bản liên hệ, rút ra bài học cho bản thân    
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

1,0

10%

1

1,0

10%

1

1,0

10%

  4

3

30%

II. Làm văn

 

1. Nghị luận xã hội

 

 

 

Xác định đúng yêu cầu đề bài

 

Hiểu đúng vấn đề bàn luận, Biết sử dụng các thao tác lập luận để viết đoạn nghị luận theo chủ đề đã cho

 

-Vận dụng hiểu biết về xã hội và kỹ năng tạo lập văn bản để viết đoạn NLXH về tư tưởng đạo lí

-Thể hiện quan điểm, rút ra bài học cho bản thân

   
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 

0,25

2,5%

 

0,25

2,5%

 

1,5

15%

  1

2

20%

2. Nghị luận văn học

 

Nhận biết những nét chính về tác giả, tác phẩm .Xác định những vấn đề cần bàn luận, phạm vi nghị luận, các thao tác lập luận…   Vận dụng kiến thức, khả năng cảm thụ văn học để phân tích, bình luận về 2 vấn đề trong cùng một tác phẩm hoặc hai vấn đề trong 2 tác phẩm khác nhau. Phát hiện và phân tích diễn nội dung trong 2 vấn đề, so sánh tìm ra được điểm giống và khác nhau giữa hai hai vấn đề đó. Bàn bạc mở rộng, nêu quan điểm của cá nhân, liên hệ rút ra bài học thực tiễn  
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 

0,5

5%

 

1,5

15%

 

2,0

20%

 

1,0

10%

1

5

50%

Tổng điểm 1,75 2,75 4,5 1,0 10
Tỉ lệ 17,5% 27,5% 45% 10% 100%

 

Phần II. ĐỀ

  1. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

         Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Cuộc sống là một bức tranh đa màu bởi nó được ghép nên từ suy nghĩ đa dạng của rất nhiều cá nhân. Chỉ khi nào ta tin tưởng vào suy nghĩ độc lập của bản thân thì khi đó một tư duy riêng biệt mới được hình thành trong ta. Đừng nghĩ rằng người khác không đồng tình với ta nghĩa là ta không đúng. Trên thực tế, đôi khi theo đuổi một cách nhìn riêng biệt sẽ giúp ta có được những cống hiến to lớn và ý nghĩa nhất cho bản thân và người khác. Vì thế, hãy trân trọng suy nghĩ của riêng mình.

Ngược lại, cũng không nên ép buộc người khác phải có cách nhìn nhận giống mình. Cố gắng thuyết phục các thành viên trong gia đình tin tưởng những điều mình từng trải qua là một việc làm vô nghĩa, bởi trước tiên, mỗi người đều có những trải nghiệm của riêng mình. Bên cạnh đó, mỗi người lại có tầm hiểu biết riêng và thái độ về sự hiện diện cũng như vai trò của bản thân trong cuộc sống cũng rất khác nhau. Cho rằng bằng cách nào đó, họ sẽ suy nghĩ giống ta là một điều ảo tưởng. Mỗi chúng ta trải qua tuổi thơ của mình theo những cách khác nhau và mỗi người đều có quyền giữ những cảm nhận đó cho riêng mình.

Hãy vui vẻ khi là chính mình và hãy để người khác cũng có được cảm giác ấy.

( Quên hôm qua sống cho ngày mai – Tian Dayton, Ph.D,

NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 102- 103)

 Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)

 Câu 2. Theo tác giả, vì sao không nên ép buộc người khác phải có cách nhìn nhận giống mình? (0,5 điểm)

 Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1,0 điểm)

 Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến: Hãy vui vẻ khi là chính mình và hãy để người khác cũng có được cảm giác ấy? Vì sao? (1,0 điểm)

 

  1. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của cách nhìn riêng trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hành động Mị cắt dây trói cứu A phủ trong đêm mùa đông trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của  Tô Hoài. Từ đó liên hệ đến sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân để thấy được sự phát triển ý thức trong con người Mị.

 

——————-HẾT——————-

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám viên coi thi không giải thích gì thêm.

 

 

 

Phần III. THANG ĐIỂM CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
I   Đọc hiểu 3.00
  1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận 0.5
2 Theo tác giả, không nên ép buộc người khác phải có cách nhìn nhận giống mình vì:

–        Mỗi người có những trải nghiệm của riêng mình.

–        Mỗi người có tầm hiểu biết riêng và thái độ về sự hiện diện cũng như vai trò của bản thân trong cuộc sống khác nhau.

–        Mỗi người trải qua tuổi thơ theo những cách khác nhau.

( Thí sinh  trình bày 2 trong 3 ý trên tính điểm tuyệt đối)

0.5
  3 Nội dung chính của đoạn trích: Trân trọng suy nghĩ của riêng mình và tôn trọng suy nghĩ của người khác 1.0
4 – Thí sinh nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình.

– Lí giải hợp lí, thuyết phục về quan điểm của mình.

1.0
II

 

  Làm văn 7.00
1 Nghị luận xã hội 2.00
  a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn 0.25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.  
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
Tầm quan trọng của cách nhìn riêng trong cuộc sống  
c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ:

1. 0
Thí sinh có thể lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều hướng. Có thể  theo hướng sau:

–        Giải thích cách nhìn riêng: Quan điểm, cách tiếp cận, cách đánh giá… riêng về những vấn đề trong cuộc sống.

–        Cách nhìn riêng giúp họ có thể phát huy cá tính sáng tạo, để lại dấu ấn của mình một cách sâu sắc

–        Giúp cho xã hội phát triển, bức tranh đời sống thêm phong phú, đa dạng.

Mỗi người cần độc lập trong suy nghĩ và có chính kiến.

 
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25
      Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.  
d. Sáng tạo 0.25
   Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận  
2 Nghị luận văn học 5.00
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.5
    Có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.  
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5
      Cảm nhận về hành động cắt dây trói của Mị trong đêm mùa đông và liên hệ đến sức sống tiềm tàng trong đêm tình mùa xuân của Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài.  
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đánh giá được vấn đề.  
* Hành động cắt dây trói cứu A Phủ:

– Giới thiệu sơ lược về Mị và hoàn cảnh dẫn đến hành động cắt dây trói.

– Lúc đầu, trước cảnh A Phủ bị trói đứng chờ chết, Mị hoàn toàn vô cảm “Mị vẫn thản nhiên ngồi thổi lửa hơ tay”, “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”.

– Sau đó, qua ánh lửa “Mị lé mắt trông sang thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Giọt nước mắt đau đớn, tuyệt vọng của A Phủ đã thức tỉnh tâm hồn Mị, làm Mị nhớ lại quá khứ đau đơn của mình, nhận ra mình và xót xa cho mình. Trong lòng Mị trào lên nỗi đồng cảm với thân phận của A Phủ, thân phận người đàn bà bị trói đứng ngày trước đồng thời nhận ra tất cả sự tàn ác của nhà thống lí. ->Từ lòng đồng cảm, tình thương người -> Mị thức tỉnh ý thức cứu người.

– Dù ý nghĩ cứu A Phủ đã xuất hiện nhưng vẫn bị kìm nén, ngăn cản bởi nỗi lo sợ cho bản thân “mị nhớ lại đời mình…A Phủ chẳng đã trốn được rồi…Mị liền phải trói thay vào đấy, mị phải chết trên cái cọ ấy…Mị cũng thấy sợ…”

– Sau đó, lòng thương người lớn hơn nỗi thương thân, ý nghĩ cứu A Phủ mạnh hơn nỗi sợ trước cái chếtà thôi thúc Mị biến ý nghĩ cưu A Phủ thành hành động.

– Hành động cứu A Phủ: “ Mị rón rén bước lại…Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây.”Tất cả hành động đó diễn ra trong nỗi sợ hãi của Mị: “rón rén”, “hốt hoảng”, “thì thào”, “nghẹn lại”.

– Khi A Phủ được cứu, chạy trốn, bản năng ham sống thôi thức Mị chạy theo A Phủ, cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài. ->Cứu A Phủ cũng là Mị tự cứu mình.

è Nhà văn thấy được sự thay đổi của con người theo hướng tươi sáng hơn, cũng như sự gắn bó tất yếu của họ-> giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, bút pháp tâm lí bậc thầy.

*  Liên hệ đến Sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân

–        Giới thiệu sơ lược về Mị và các nhân tố tác động làm cho sức sống tiềm tàng trỗi dậy.

–        Ý nghiã:

+ Sự trỗi dậy của lòng ham yêu khát sống và khát vọng tự do.

+ Những hành động khác thường:

+ Sức sống tâm hồn Mị bị chà đạp, vùi dập phủ phàng

+ Nhờ men rượu, Mị nủa say nửa tỉnh.

+ Sau đêm tình mùa xuân, Mị càng nhẫn nhục, vô cảm

è Tác giả cảm thông sâu sắc  trước số phận những con người bị chà đạp, bị vùi dập. đồng thời, trân trọng, nâng niu vẻ đẹp tâm hồn của Mị. vẻ đẹp của người con gái luôn khát khao tình yêu, hạnh phúc tự doà cảm hứng nhân văn độc đáo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

* Nghệ thuật: Lựa chon chi tiết đặc sắc, cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn, lời kể mộc mạc, nghệ thuật XD nhân vật điển hình…à Mị là nhân vật điển hình cho số phận của người phụ nữ miền núi Tây Bắc trước CM tháng Tám.

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

–        Nhận xét chung:

+ Sự tương đồng: *  Cả 2 đoạn đều nói lên sức sống trỗi dậy trong con người Mị.

·       Lòng ham yêu, khát sông được trỗi dậy mạnh mẽ.

+ Sự khác biệt cơ bản:

        * Hành động cắt dây trói có bước phát triển hơn trong đêm tình mùa xuân: Sự thương người, thương mình; Nhận ra bộ mặt kẻ thù; ý thức thoát khỏi nơi địa ngục trần gian.

* Sự phát triển trong ý thức của Mị là một sự vận động tất yếu ở nhân vật. Qua đó, ta cũng thấy được cái nhìn khác biệt  của các tác giả văn học giai đoạn sau Cách mạng tháng tám 1945 so với các tác giả giai đoạn trước.

0.5
d.   Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

 
e. Sáng tạo 0.5
      Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận  

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *