Đề thi khảo sát đội tuyển HSG môn văn lớp 11

Đề thi khối 11

1

SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
ĐỀ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HSG LẦN 3
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Ngữ văn – Lớp 11
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Đọc – hiểu (6,0 điểm):
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần, nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhấtnhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.
(Trích “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”- Colleen Mc Cullough)
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (1,0 điểm).
Câu 2: Những hình ảnh “chiếc gai nhọn” và “bài ca duy nhất, có một không hai” trong đoạn trích ẩn dụ cho những điều gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta? (1,5 điểm).
Câu 3: Đoạn văn bản trên gửi đến người đọc thông điệp gì ? (1,5 điểm).
Câu 4: Anh( chị) hãy rút ra một bài học sâu sắc cho bản thân từ đoạn trích trên? (Không lặp lại thông điệp đã nêu ở câu 3) (2,0 điểm).
II. Tạo lập văn bản (14,0 điểm):
Câu 1 (4,0 điểm) Nghị luận xã hội:
Người Nga có câu nói:” Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống”
Anh( chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên.
Câu 2 (10,0 điểm) Nghị luận văn học:
Nhà thơ Chế Lan Viên viết:
“Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi,
Còn một nửa, cho mùa thu làm lấy.
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh, nhưng nó là mùa”.
(Sổ tay thơ)
Etmông Fabex nói: “
Chữ bầu lên nhà thơ”.
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ
Vội vàng của Xuân Diệu. Từ đó so sánh với bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi để thấy được vai trò
của hiện thực và tài năng sáng tạo ngôn ngữ riêng của người nghệ sĩ trong thơ.
—————————— HẾT ——————————–
Họ và tên thí sinh……………………………Số báo danh……………………….
Họ tên,chữ kí của giám thị coi thi…………………………………………………
(Giám thị không giải thích gì thêm. Thí sinh không được sử dụng tài liệu )
Đề chính thức
Gồm có 01 trang
2

SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
HDC THI KSCL ĐỘI TUYỂN HSG LẦN 3
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Ngữ văn – Lớp 11
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

Phần Ý Nội dung Điểm
I. Đọc
hiểu
( 6,0
điểm)
1 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 1,0
2 Chiếc gai nhọn: ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách mà mỗi
người phải vượt qua trong cuộc sống.
Bài ca duy nhất có một không hai: ẩn dụ cho những điều tốt đẹp,
có giá trị nhất trong cuộc sống mà con người có được nhờ vượt qua
khó khăn, thử thách.
0,75
0,75
3 Học sinh có thể trình bày một trong các thông điệp sau:
– Những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống (tri thức, tình bạn, tình yêu
hạnh phúc…) chỉ có thể có được khi ta trải qua những khó khăn,
gian khổ thậm chí phải trả giá bằng chính nỗi đau khổ ”vĩ đại”, bằng
cả sự sống và sinh mạng của mình.
– Mỗi người hãy biết vượt lên trên những gian khổ, bất hạnh bằng
nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt để dâng hiến cho cuộc đời
những điều đẹp đẽ, quý giá.
– Ý nghĩa của cuộc đời không phải là ta đã tồn tại bao lâu mà ta đã
sống như thế nào và làm được điều gì trong cuộc đời…..
1,5
4 Học sinh có thể rút ra bài học theo ý kiến riêng, có thể theo định
hướng sau:
– Bài học về nghị lực sống, dám vượt khó để dành những điều tốt
đẹp nhất.
– Bài học về lí tưởng sống đẹp, sẵn sàng trả giá để sống có ý nghĩa,
tránh xa cuộc sống tẻ nhạt, trống rỗng vô nghĩa.
– Bài học về sự biết ơn, trân trọng thành quả lao động và những điều
vô giá khác (độc lập tự do…) vì để có được những điều quý giá đó,
loài người phải trả giá bằng công sức, thậm chí cả sinh mệnh của
chính mình.
2,0
II.Tạo
lập
văn
bản
( 4,0
điểm)
Người Nga có câu nói: ” Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán
một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống”
Anh( chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 chữ) trình
bày suy nghĩ của mình về câu nói trên.
4,0
A/ Yêu cầu về kĩ năng:
– Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí.
– Bố cục bài làm hợp lí, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng,
chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp và lỗi
chính tả.
B/ Yêu cầu về kiến thức:
0,5

HDC
Gồm có 07 trang
3

Câu 1
(4,0
điểm)
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải
bám sát yêu cầu của đề bài, cần đảm bảo các ý sau:
3,5
1 2 3 Giải thích:
– ” Bánh mì”: Là biểu tượng cho những giá trị vật chất thiết yếu
trong cuộc sống của mỗi con người như: cái ăn, cái ở, cái mặc,
những tiện nghi phục vụ nhu cầu của cuộc sống…
– “Hoa hồng”: Là biểu tượng cho những giá trị, nhu cầu tinh thần của
con người trong cuộc sống.
-> Ý cả câu: Cuộc sống của con người cần có sự cân bằng, hài hòa
giữa những nhu cầu vật chất và tinh thần.
Tuy vậy, câu nói trên cần hiểu một cách linh hoạt bởi “
nếu có
hai cái
” mới quyết định “sẽ bán một cái“- nghĩa là nhu cầu vật chất
là nhu cầu trước tiên, quan trọng, tùy thuộc vào hoàn cảnh mà nhu
cầu tinh thần cũng nên được chú ý song hành với nhu cầu vật chất.
Bình luận:
Nhu cầu vật chất (ăn, ở, mặc, tiện nghi…) rất cần thiết trong cuộc
sống của con người. Con người không thể sống được nếu thiếu đi
những điều kiện vật chất tối thiểu. Nhưng quá coi trọng vật chất, con
người dễ bị rơi vào lối sống ích kỉ, vô cảm, bản năng, …
– Tâm hồn (hay tinh thần) là một phần quan trọng khiến con người
được là người với nghĩa đầy đủ nhất (chứ không phải là con vật,
cũng không phải là cỗ máy). Cần nuôi dưỡng tâm hồn để con người
được sống theo nghĩa đầy đủ nhất của cuộc sống( hưởng thụ vật chất
phải đi đôi với hưởng thụ tinh thần). Nếu không nuôi dưỡng tâm
hồn, chỉ quan tâm đến đời sống vật chất và những ham muốn tiền
tài, địa vị thì tâm hồn con người sẽ trở nên nghèo nàn, cằn cỗi, bất
hạnh, đau khổ…
– Để có đời sống tâm hồn phong phú thì con người phải có đời sống
vật chất tương đối đầy đủ. Con người không thể có đời sống tâm hồn
phong phú, giàu có nếu đời sống vật chất quá chật vật, nghèo nàn.
Ngoài ra, con người cần có ý thức nâng cao giá trị đời sống tinh thần
của mình.
– Phê phán một số biểu hiện của một bộ phận nhỏ trong xã hội hiện
nay có cái nhìn thực dụng khi đánh giá con người, hoặc quá đề cao
vật chất mà hạ thấp đời sống tinh thần hoặc quá đề cao đời sống tinh
thần mà chẳng chăm lo đến đời sống vật chất, không phấn đấu vì
hạnh phúc vẹn toàn.
Bài học nhận thức và hành động:
– Cần nhận thức đầy đủ về hai nhu cầu làm nên cuộc sống của mỗi
người: vật chất và tinh thần.
– Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, không ngừng bồi đắp, nuôi dưỡng
0,75
0,5
0,5
0,5
0,5
0,75

4

thế giới tâm hồn của mình, nhất là trong cuộc sống hiện nay.
– Lao động hết mình để đảm bảo nhu cầu vật chất và tinh thần cho
bản thân và gia đình.
Câu 2
(10
điểm)
Giải thích ý kiến của Chế Lan Viên và Etmông Fabex. Làm
sáng tỏ qua bài thơVội vàng của Xuân Diệu. Từ đó so sánh với
Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi để thấy được vai trò của của
hiện thực và tài năng sáng tạo ngôn ngữ riêng của người nghệ sĩ
trong thơ.
10,0
Yêu cầu kĩ năng:
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh;
đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm
văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương
của mình để làm bài. Kết hợp các thao tác giải thích, chứng
minh,bình luận, so sánh trong bài làm.
– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau,
nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.
0,5
Yêu cầu kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám
sát yêu cầu của đề bài, cần đảm bảo các ý sau:
9,5
a Giải thích ý kiến 2,0
* Cắt nghĩa ý kiến:
– Quan niệm của Chế Lan Viên:
+
Mùa thu, xào xạc lá: cách nói ẩn dụ về vẻ đẹp của thiên nhiên, của
cuộc đời, là yếu tố hiện thực trong thơ.
->
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá: những rung động của
tâm hồn nhà thơ, yếu tố tình cảm trong thơ bắt nguồn từ vẻ đẹp của
cuộc đời, bắt nguồn từ thế giới hiện thực.
=> Ý thơ khẳng định vai trò của hiện thực đối với thơ ca: Hiện thực
tự bản thân nó đã là “
một nửa” của thơ, chất thơ vốn có trong hiện
thực: không có mùa thu đẹp đẽ của cuộc đời, không thể có “mùa
thu” của thi ca. Thơ phải bắt nguồn từ cuộc đời, phải hướng tới cuộc
đời. Bên cạnh đó “
một nửa” của bài thơ còn lại vẫn phụ thuộc vào
người nghệ sĩ: bài thơ vẫn được làm bằng tâm hồn, cá tính sáng tạo
và tài năng của nhà thơ.
– Quan niệm của Etmông Fabex:
+
Chữ: là ngôn từ nghệ thuật trong thơ, thứ ngôn từ chính xác, tinh
luyện, hình tượng và biểu cảm.
=> Ngôn từ nghệ thuật là yếu tố quan trọng làm nên phong cách
riêng độc đáo của nhà thơ và chính nó khẳng định tài năng của nhà
thơ.
0,5
0,5

5

* Lí giải ý kiến:
– Thơ là một thể loại thuộc phương thức biểu hiện trữ tình. Là tiếng
nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc
đời. Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người
và cuộc sống khách quan… Nhưng tình cảm trong thơ không tự
nhiên mà có. Mọi tình cảm, cảm xúc trong thơ đều bắt nguồn từ
hiện thực: đó là thiên nhiên và đời sống của con người; đó có thể là
một hoàn cảnh, tình huống, sự việc, sự kiện…. Thơ không trực tiếp
kể về sự kiện nhưng bao giờ ít nhất cũng có một sự kiện làm nảy
sinh rung động thẩm mĩ mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ. Các nhà
thơ thường “tức cảnh sinh tình” , “ đối cảnh sinh tình” cảm cảnh,
cảm vật mà tình nảy nở.
– Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của tác phẩm văn học (Goorki). Ngôn
ngữ trong văn học giống như màu sắc trong hội họa, âm thanh trong
âm nhạc. Ngôn ngữ thơ không chỉ có chức năng thông báo mà ngôn
ngữ thơ phải chính xác, tinh luyện, hình tượng và biểu cảm. Và ngôn
ngữ thơ bao giờ cũng là hóa công của người nghệ sĩ. Mỗi chữ trong
thơ đều là sự vang vọng từ tâm hồn thi nhân nên sẽ mang dấu ấn
phong cách riêng biệt.
0,5
0,5
b Bình luận 1,0
– Hai quan niệm trên không hề mâu thuẫn: đều hướng tới lao động
nghệ thuật và khẳng định tài năng độc đáo của người nghệ sĩ.
+ Chế Lan Viên đề cao sự tác động của của hiện thực và mối quan
hệ giữa nhà thơ, thơ ca với cuộc đời. Vẻ đẹp của bài thơ bắt nguồn
từ cuộc sống và khả năng quan sát nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ.
+ Etmông Fabex đề cao lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ. Vẻ
đẹp và giá trị của bài thơ đến từ những ngôn từ tinh luyện của tác
giả. Và chính cách sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật tạo nên
phong cách độc đáo của nhà thơ.
=> Kết quả của hai quá trình này sẽ đem đến cho độc giả những vần
thơ, những tác phẩm nghệ thuật đích thực.
0,5
0,5
c Chứng minh qua bài thơ Vội Vàng
Lưu ý: Thí sinh không phải cảm nhận toàn bộ bài thơ mà chỉ tập
trung cảm nhận những yếu tố hiện thực để thấy được tâm hồn tinh tế
của thi nhân và nét đặc sắc trong cách sử dụng, tổ chức ngôn ngữ
của tác phẩm.
3,0
– Giới thiệu vắn tắt về Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng
– “Vội vàng” chính là hiện thực cuộc sống về một mùa xuân tươi
đẹp, một “thiên đường trên mặt đất” và những rung cảm tinh tế của
nhà thơ.
+ Một mùa xuân mà ở đó vạn vật (hoa thơm, cỏ ngọt, sắc màu, ánh
sáng, chim chóc …) đang ở độ tươi non nhất, đẹp đẽ nhất… và vạn
vật như có đôi, như đang hò hẹn cùng nhau.
0,25
1,5

6

+ Một mùa xuân khiến con người không thể cầm lòng: muốn tắt
nắng buộc gió để lưu giữ lại vẻ tinh khôi; muốn ôm, muốn riết,
muốn say, muốn thâu, muốn cắn
được nhìn qua cặp mắt “tươi non”,
“biếc rờn” trong một tâm trạng hào hứng, phấn chấn, sung sướng
đến tột cùng …; một bức tranh của mùa xuân héo úa, phai tàn trong
sự tưởng tượng của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước sự chuyển
mình của thời gian với tâm trạng buồn bã, cô đơn và tiếc nuối.
-> Tất cả đều thể hiện tình yêu cuồng nhiệt trước vẻ đẹp của thiên
nhiên và khát vọng cháy bỏng tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời.
– “Vội vàng” – sự sáng tạo trong ngôn ngữ thơ:
Bài thơ sử dụng hình ảnh, ngôn từ và các thủ pháp nghệ thuật mới
lạ độc đáo:
tắt nắng, buộc gió, màu đừng nhạt, hương đừng bay,
tuần tháng mật, ánh sáng chớp hàng mi, Thần vui, cặp môi gần;
biện pháp điệp từ, điệp ngữ
này đây, và này đây kết hợp với liệt kê
khiến cho vạn vật như tràn đầy, hiện hữu xung quanh:
của ong bướm
này đây tuần tháng mật, này đây hoa của đồng nội
,… ; Nghệ thuật
ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “
tháng giêng ngon”, “hỡi xuân hồng ta
muốn cắn vào ngươi”…
-> Cách sử dụng ngôn từ khiến cho giọng điệu của bài thơ linh hoạt:
lúc thì dạt dào, tươi tắn, trẻ trung với những từ ngữ, hình ảnh trùng
điệp thiết tha, liên tiếp trào lên như từng đợt sóng; lúc thì da diết,
buồn bã và nuối tiếc khôn nguôi.
=> Bài thơ thể hiện rõ phong cách riêng của một
nhà thơ mới nhất
trong các nhà thơ mới
với cái tôi nhạy cảm, tinh tế, sự khát khao
giao cảm với cuộc đời, với mùa xuân và tuổi trẻ.
1,25
d So sánh với bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi để thấy được
vai trò của hiện thực và tài năng sáng tạo ngôn ngữ riêng của
người nghệ sĩ trong thơ.
Lưu ý: Thí sinh không phải cảm nhận toàn bộ bài thơ mà chỉ tập
trung cảm nhận những yếu tố hiện thực để thấy được tâm hồn tinh tế
của thi nhân và nét đặc sắc trong cách sử dụng, tổ chức ngôn ngữ
của tác phẩm để so sánh với bài thơ Vộ vàng.
3,5
– Giới thiệu vắn tắt về Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè.
– “Cảnh ngày hè” – Bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ và những
rung cảm tinh tế của nhà thơ:
Đó là một thiên nhiên tươi tắn, tràn đầy sức sống: màu xanh của cây
hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, cuộc sống nhộn
nhịp của người dân làng chài…
-> Nhà thơ đã cảm nhận cái tinh tế, thú vị của ngày hè qua nhiều
giác quan: thị giác, khứu giác và thính giác.
=> Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát vọng thái bình
thịnh trị cho đất nước, nhân dân.
– “Cảnh ngày hè” – sự sáng tạo trong ngôn ngữ thơ:
+ Bài thơ sử dụng các từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi…-> Gợi lên
0,25
0,5
0,5

7

cảnh ngày hè xôn xao, náo nức, nhộn nhịp.
+ Những động từ:
rợp, đùn, tiễn khiến cho người đọc thấy được sức
sống trỗi dậy của cảnh vật mùa hè.
+ Sự sáng tạo khi sử dụng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn…
=> Xứng đáng với danh hiệu “
người đặt nền móng ngôn ngữ văn
học dân tộc”.
– Giống nhau
:
+ Cả 2 bài thơ là cảm nhận tinh tế của tác giả trước thiên nhiên tươi
đẹp qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên và cuộc sống.
+ Sự sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ thơ giàu sắc thái biểu cảm
nhưng trong sáng, dễ hiểu mang dấu ấn riêng để lột tả bức tranh
thiên nhiên đẹp và niềm khát khao trước cuộc đời.
– Khác nhau:
+ Bài thơ Vội vàng:
++ Tái hiện một mùa xuân tươi đẹp, mơn mởn căng tràn sức sống
qua một hồn thơ trẻ trung, sổi nổi, say mê, một cái tôi lo sợ sự hữu
hạn của tuổi trẻ, của đời người trước cái vô thủy vô chung của thời
gian và khát khao tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời.
++ Cách sử dụng ngôn ngữ rất Tây của một nhà thơ
mới nhất trong
các nhà thơ mới”.
+ Bài thơ Cảnh ngày hè:
++ Là bức tranh mùa hè sống động được cảm nhận bằng tâm thế
nhàn nhã, rỗi rãi của một vị hiền triết cao nhân luôn khát khao cảnh
thái bình thịnh trị, một con người “
có tấm lòng trung lẫn hiếu/ mài
chăng khuyết nhuộm chăng đen”
, một con người lo trước nỗi lo của
thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ.
+ + Ngôn ngữ thơ thuần Việt giản dị, tự nhiên, tinh tế.
Đánh giá, mở rộng:
– Qua 2 bài thơ Vội vàng Cảnh ngày hè ta thấy nhờ có “mùa thu”-
yếu tố hiện thực nên thơ ca mới gần với cuộc đời và mang giá trị
nhân văn sâu sắc. Cũng như “
chữ”- ngôn ngữ thơ đã làm cho thơ ca
khác với các thể loại văn học khác và góp phần quan trọng khẳng
định tài năng, phong cách độc đáo của mỗi nhà thơ.
– Lời chia sẻ của 2 nhà thơ Chế Lan Viên và Etmông Fabex là những
đánh giá xác đáng, xuất phát từ đặc trưng của thơ ca. Yếu tố của
hiện thực và sự sáng tạo trong ngôn ngữ thơ đem đến cho độc giả
những vần thơ, những tác phẩm nghệ thuật đích thực.
– Hai ý kiến định hướng, gợi mở những bài học hết sức có ý nghĩa
cho người sáng tác và người cảm nhận.
+ Đối với người sáng tác: Phải biết đề cao và nuôi dưỡng tình cảm,
cảm xúc trong sáng tạo nghệ thuật. Nhưng nhà thơ phải “phải mở
rộng hồn ra đón lấy những vang động của đời”, phải phản ánh hiện
thực một cách sáng tạo…
+ Đối với người cảm nhận: muốn thấy cái hay, cái đẹp của tác
0,5
0,75
1,0

8

phẩm nghệ thuật cũng như tài năng sáng tạo của nhà thơ phải tìm ra
mối quan hệ của nhà thơ, tác phẩm với cuộc đời và giải mã được
ngôn từ nghệ thuật thơ…
Lưu ý chung
1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu
mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu
cầu đã nêu mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm
xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có
những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *