Đề thi học sinh giỏi văn lớp 11 : Giọt nước mắt của Viên quản ngục và Chí Phèo

Đề thi khối 11
SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LAM KINH

 

 

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 – NĂM HỌC 2017-2018                                      ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

  Ngày thi: 24  tháng 11  năm 2017

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

 

Câu 1: (8,0 điểm)

Có người nói: Con người hình thành từ những suy nghĩ của chính bản thân họ.

Lại có người cho rằng: Chỉ nỗ lực hành động, con người mới khẳng định được giá trị của bản thân.

Còn anh/chị suy nghĩ như thế nào về vấn đề trên?

 Câu 2: (12,0 điểm)

Từ những chi tiết: “Dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào” ở nhân vật Quản ngục trước lời khuyên của Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và Chí Phèo thấy mắt mình “hình như ươn ướt” trước sự chăm sóc của Thị Nở trong “Chí Phèo” của Nam Cao,  anh/chị suy nghĩ như thế nào về giá trị của chi tiết trong tác phẩm văn học.

.

Hết

 

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LAM KINH

 

 

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 – NĂM HỌC 2017-2018                                      ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

  Ngày thi: 24  tháng 11  năm 2017

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

 

ĐÁP ÁN

Câu Nội dung Điểm
1 Suy nghĩ về hai ý kiến “Con người hình thành từ những suy nghĩ của chính bản thân họ”; “Chỉ nỗ lực hành động, con người mới khẳng định được giá trị của bản thân”. 8.0
Yêu cầu chung
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài.

– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan niệm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Yêu cầu cụ thể
a.Giải thích ý kiến 1.5
– Ý kiến 1:

+ Suy nghĩ: cách hiểu, cách đánh giá thể hiện nhận thức, quan niệm của bản thân về những vấn đề trong cuộc sống. Đây là tiền đề quyết định nhân cách và lối sống của mỗi người.

-> Đề cao vai trò của suy nghĩ (tư duy) trong việc hình thành nhân cách, xác lập giá trị bản thân.

– Ý kiến 2:

+ Hành động: là những việc làm cụ thể có ý nghĩa, có ý thức, có mục đích. Nỗ lực hành động sẽ khẳng định được giá trị bản thân.

-> Nhấn mạnh vai trò của hành động trong thực tiễn đối với việc khẳng định giá trị bản thân.

=> Hai ý kiến không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau, giúp con người ý thức sâu sắc hai nhân tố quan trọng trong việc hình thành giá trị bản thân: tư duy và hành động.

0.5

 

 

0.5

 

 

 

0.5

b.Luận bàn  5.0
Bằng nhận thức và trải nghiệm, thí sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau về vai trò của suy nghĩ và hành động trong việc hình thành nhân cách, khẳng định giá trị bản thân. Tuy nhiên, cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau:

–  Khẳng định giá trị bản thân là khát vọng chân chính của con người.

– Giá trị con người hình thành trong suy nghĩ bởi tư duy giúp con người trưởng thành trong nhận thức, sáng suốt trong trí tuệ. Suy nghĩ là tiền đề quyết định hành động của con người. Suy nghĩ tích cực là tiền đề cho lối sống lạc quan, yêu đời, có ích. Ngược lại, nếu suy nghĩ tiêu cực, chán chường sẽ dẫn đến lối sống sai lầm, hủy hoại giá trị nhân cách.

– Hành động là cách con người tự khẳng định mình một cách thuyết phục nhất. Điều quan trọng là hành động ra sao để phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức mà mình đã suy nghĩ, lựa chọn. Hành động tích cực là hành động con người tham gia một cách tự nguyện, có mục đích tốt đẹp và các hoạt động có ích; đồng thời đấu tranh, loại bỏ những thói xấu, tệ nạn trong xã hội.

– Suy nghĩ và hành động là hai mặt của một vấn đề, có mối quan hệ biện chứng trong việc khẳng định giá trị con người.

 

 

 

 

1.0

 

 

1.5

 

 

 

 

1.5

 

 

 

1.0

c.Bài học nhận thức và hành động 1.5
Từ luận bàn trên, thí sinh cần rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân:

– Mỗi con người có cách riêng để tự khẳng định giá trị bản thân, song phải luôn ý thức điều đó được hình thành từ hai yếu tố: suy nghĩ và hành động.

–  Suy nghĩ và hành động là hai phạm vi khác nhau trong đời sống nhưng có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ, bổ sung để con người trở nên hoàn thiện. Cần tránh cách nhìn nhận cực đoan chỉ đề cao vai trò của suy nghĩ hoặc hành động.

– Hai ý kiến là lời nhắn nhủ có ý nghĩa sâu sắc với người trẻ khi đang bắt đầu ngưỡng cửa của cuộc đời với khát vọng muốn thể hiện, khẳng định mình.

0.5

 

0.5

 

 

 

0.5

2 a) Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; lập ý rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt sáng rõ, lưu loát, không mắc các lỗi về từ ngữ, chính tả, ngữ pháp.

b) Yêu cầu về kiến thức:
I. Giới thiệu chung

1. Giới thiệu hai tác giả, tác phẩm

2. Hai chi tiết đều nói về dòng nước mắt

– Dòng nước mắt của các nhân vật khi nhận được tình thương, sự quan tâm

– Dòng nước mắt cũng đánh dấu sự thay đổi, sự thức tỉnh trong tâm hồn.

1.0
II. Cảm nhận về hai chi tiết

1. Dòng nước mắt của nhân vật Quản ngục trước lời khuyên của Huấn Cao

a. Quản ngục vốn là người biết quí trọng cái đẹp, cái tài. Nhưng hiện tại, Quản ngục đang phải sống với một lũ quay quắt, giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. Vì sống trong hoàn cảnh như vậy nên Quản ngục ít nhiều có ảnh hưởng. Huấn Cao xuất hiện đã tác động rất lớn đến Quản ngục, đặc biệt là lời khuyên chân thành của Huấn Cao.

b. Lời khuyên của Huấn Cao dành cho Quản ngục là vào cái đêm cho chữ: (học sinh nhắc được nội dung lời khuyên)

c. Dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào

– Nước mắt của sự xúc động

+ Là giờ khắc thiêng liêng, vì ngày mai Huấn Cao đã ra pháp trường. Thời khắc ấy dễ gây xúc động cho người nghe.

+ Đây là lời khuyên rất mực chân thành, những lời cuối cùng mà Huấn Cao muốn gửi lại cuộc đời.

+ Lời khuyên chỉ dành riêng cho những người thân, chỉ dành cho những người tri kỉ.

– Nước mắt của sự tiếc nuối, nước mắt của sự tỉnh ngộ

+ Tiếc nuối, đau xót vì sự ra đi của Huấn Cao, sự ra đi của cái tài cái đẹp.

+ Ân hận xót xa vì nhận ra mình đã chọn nhầm nghề. Con người yêu cái đẹp lại chọn cái nơi xấu xa, cái nghề tầm thường.

+ Nhận ra là cái đẹp, cái thiên lương khó giữ được lành vững ở những nơi xấu xa, tàn ác.

+ Nhận ra trách nhiệm của mình trước lời ủy thác của Huấn Cao.

2. Nước mắt của Chí khi nhận được bát cháo hành của Thị Nở.

a. Chí Phèo là người nông dân hiền lành lương thiện nhưng bị đẩy đến con đường tha hóa.

b. Hình ảnh nước mắt của Chí Phèo

– Đây là một thời khắc đặc biệt. Vì đây là lần đầu tiên Chí Phèo tỉnh rượu kể từ khi bước vào cõi say triền miên.

– Nhận được bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên  thì hắn thấy mắt mình như ươn ướt.

+ Là giọt nước mắt của nỗi buồn, nỗi cô đơn. Tỉnh dậy, nghe những âm thanh của cuộc đời, Chí nhớ lại những mơ ước xa xôi, Chí nghĩ về mình : tuổi già, đói rét, ốm đau và cô độc.

+ Là giọt nước mắt của sự ngạc nhiên, vui sướng. Bởi vì đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà đem cho. Lần đầu tiên Chí nhận được tình người ấm áp. Chí sung sướng vì có người xem hắn như một con người.

+ Và còn một cái gì nữa như là sự ăn năn. Có phải vì ánh sáng của lương tri thức dậy đã khiến Chí hối hận về những tháng ngày qua.

c. Ý nghĩa

– Giọt nước mắt ấy đã khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân.

– Tiếng khóc của Chí là một bản án kết án xã hội bất lương đã cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của con người.

– Tấm lòng nhân đạo của Nam Cao. Ông không chỉ cảm thông với nỗi bất hạnh của người nông dân mà còn phát hiện bản chất lương thiện ẩn sâu ngay cả khi họ bị tha hóa.

3. Đánh giá chung về 2 chi tiết

– Mỗi nhà văn có cách thể hiện khác nhau, các nhân vật được đặt trong những cảnh ngộ khác nhau. Nhưng cả hai nhân vật Chí Phèo và Quản ngục đều có hoàn cảnh éo le. Họ đều xúc động và có sự thức tỉnh trước sự quan tâm của người khác.

– Cả hai nhà văn đều thể hiện sự trân trọng trước cái đẹp, trước tình thương của con người.

 

( 4.0)

 

0.5

 

 

 

 

1.0

 

2.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(4.0)

 

1.0

 

2.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

1.0

III.  Suy nghĩ về giá trị của chi tiêt trong tác phẩm văn học

Chi tiết là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng..

Với nhà văn: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn

Chi tiết giúp nhà văn xây dựng nhân vật, thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm “Qua một chi tiết người ta thấy được cả đại dương, một giọt sương thấy cả bầu trời” (Gorki) đồng thời chi tiết cũng khẳng định được tài năng nghệ thuật của nhà văn, chỉ những tác giả tài ba có phong cách nghệ thuật độc đáo mới có thể dồn chứa cảm xúc, tư tưởng tác phẩm trong chi tiết.

Với bạn đọc: quá trình đọc tác phẩm là sự giải mã các chi tiết trong tác phẩm chi tiết là lát cắt trên thân cây để thấy cả đời thảo mộc (Nguyễn Minh Châu). Một chi tiết dù nhỏ cũng có thể mang chứa thông điệp giúp người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, nắm bắt thông điệp của tác giả. Những chi tiết độc đáo, bất ngờ còn tạo hứng thú cho người đọc trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.

(2.0)
III.  Suy nghĩ về giá trị của chi tiêt trong tác phẩm văn học

Chi tiết là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng..

Với nhà văn: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn

Chi tiết giúp nhà văn xây dựng nhân vật, thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm “Qua một chi tiết người ta thấy được cả đại dương, một giọt sương thấy cả bầu trời” (Gorki) đồng thời chi tiết cũng khẳng định được tài năng nghệ thuật của nhà văn, chỉ những tác giả tài ba có phong cách nghệ thuật độc đáo mới có thể dồn chứa cảm xúc, tư tưởng tác phẩm trong chi tiết.

Với bạn đọc: quá trình đọc tác phẩm là sự giải mã các chi tiết trong tác phẩm chi tiết là lát cắt trên thân cây để thấy cả đời thảo mộc (Nguyễn Minh Châu). Một chi tiết dù nhỏ cũng có thể mang chứa thông điệp giúp người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, nắm bắt thông điệp của tác giả. Những chi tiết độc đáo, bất ngờ còn tạo hứng thú cho người đọc trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.

(2.0)

 

Lưu ý chung

  1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
  2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
  3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
  4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
  5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *