Đề thi học sinh giỏi văn: Chữ người tử tù và Đọc Tiểu Thanh kí

Đề thi khối 11

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

SỞ GD & ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG PT NGUYỄN MỘNG TUÂN

(Đề gồm có 01 trang)

 

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ tên thí sinh…………………….…………………… …….            SBD……………………………………………
  1. ĐỌC HIỂU(6.0 điểm)

         Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                              Bóng nắng, bóng râm

Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm.

Mẹ bảo:

– Nhà ngoại ở cuối con đê.

Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:

– Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.

Con cố.

Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng:

– Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!

Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội?

Trời vẫn nắng vẫn râm…

Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.

(Theo Cát Tường, 23/20/2016)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (1.0 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và  nêu ý nghĩa của 03 hình ảnh ẩn dụ trong văn bản ? (1.5 điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu cuối của văn bản: Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên. ? (1.5 điểm)

Câu 4. Thông điệp sâu sắc nhất văn bản đem đến cho anh/chị là gì? (2.0 điểm)

  1. LÀM VĂN

Câu 1 (4.0 điểm)

           Phải chăng đời, lúc nào cũng phải nhanh lên?

Câu 2  (10.0 điểm)

Sự đồng cảm, tri âm giữa Nguyễn Tuân với nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” (SGK Ngữ Văn 11, Tập 1, NXBGD, 2006). Từ đó liên hệ với sự đồng cảm, tri âm giữa Nguyễn Du với Tiểu Thanh trong tác phẩm  “Đọc Tiểu Thanh kí” (SGK Ngữ Văn 10, Tập 1, NXBGD, 2006).

………HẾT…….

 

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11

Câu Ý                                                  Yêu cầu cần đạt Điểm  
I    Đọc hiểu 6,0  
  1.  Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm. 1.0  
2.  HS chọn 3 trong các hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ sau:

– Con đê dài hun hút: hình ảnh ẩn dụ cho con đường đời, cuộc đời giống như một con đê dài hun hút, mỗi người cần đi trên con đê của riêng mình.

– Bóng nắng: tượng trưng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, thách thức và cả những thất bại con người có thể gặp trên đường đời.

– Bóng râm: tượng trưng cho những cơ hội, thuận lợi, thành công trong cuộc sống.

– Nhà ngoại ở cuối con đê:tượng trưng cho đích đến của mỗi con người.

– Mộ mẹ cỏ xanh: Là những trải nghiệm mất mát.

1.5  
3. – Trải qua thời gian, cho đến khi mẹ đã qua đời nhân vật người con mới thấu hiểu cái chân lí giản đơn phía sau những lời thúc giục của mẹ : sống trên đời khi nào cũng phải nhanh lên để đến đích.

– Phải qua trải nghiệm, thậm chí chịu đựng mất mát con người mới rút ra được những bài học sâu sắc về cách sống, mới thấu hiểu những điều tưởng như vô lí trong cuộc đời, suy nghĩ, cũng như tấm lòng cha mẹ…

0,5

 

 

1.0

 
4. Học sinh có thể chọn điều mình tâm đắc nhất và lí giải. Đây là một vài gợi ý:

– Cần phải biết nhanh chóng vượt qua những khó khăn, thử thách khắc nghiệt cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội thuận lợi trong cuộc sống để đạt đến đích.

– Cuộc đời con người có khi nắng, có khi râm không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của chúng ta, mỗi người cần phải đi qua những “bóng nắng, bóng râm” để đi trọn con đường đời của mình.

2,0

 

 

 
 
1   Làm văn 4,0  
    * Yêu cầu chung:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có bố cục ba phần. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu, không quá dài hoặc quá ngắn.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Suy nghĩ về cách sống của con người trong cuộc đời: nhanh, chậm thế nào.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm lôgic; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra được bài học cho bản thân.

d. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5  
  1  Giải thích 0,5  
    – Nhanh lên: Cách sống tích cực, khẩn trương, phát huy tận độ năng lượng của mỗi người để về đích, vươn đến thành công.

– Ý nghĩa thông điệp đời, lúc nào cũng phải nhanh lên : Trên con đường đời, dù lúc nào cũng phải nhanh chóng, nỗ lực hết mình nắm bắt, tận dụng cơ hội thuận lợi, nhanh chóng vượt qua những khó khăn, thử thách khắc nghiệt để đến được đích, đạt được mục tiêu.

-> Câu hỏi đặt ra vấn đề về cách sống của con người trong cuộc đời: Có phải lúc nào con người cũng phải hối hả, khẩn trương?

   
  2 Luận bàn 2,5  
    * Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên ?

– Vì cuộc đời ngoài kia trôi đi hối hả, không chờ đợi ai. Nhất là trong bối cảnh hội nhập  hiện nay, cơ hội luôn đi cùng những thách thức và có thể chỉ một lần, trong thời gian ngắn …

– Vì “Con người có thể sống vô danh nhưng không được sống vô nghĩa”. Mỗi người cần biết tận dụng thời gian, cơ hội, vượt qua khó khăn thử thách để đạt đến thành công, khẳng định mình và đóng góp cho xã hội.

*  Nhanh lên như thế nào?

– Xác định đích đến, không “vòng vèo, chùng chình” làm mất thời gian, trì hoãn thành công.

– Không thụ động trước những biến cố xảy ra, lúc khó khăn trở ngại phải nhanh để vượt qua, không chìm đắm trong thất bại.

– Lúc có cơ hội phải nhanh để nắm bắt, không để cơ hội tuột mất khỏi tầm tay, để thất bại và hối tiếc.

* Ý nghĩa vấn đề:  Sống nhanh con người sẽ phát huy tận độ năng lượng để tận hiến – trở thành người có ích, để “in dấu ấn trên mặt đất và trong trái tim người khác”, để trao gửi và đón nhận yêu thương, tận hưởng thiên đường ngay trên mặt đất.

* Phản đề Mở rộng,

– Nhanh không có nghĩa là sống gấp, đốt cháy giai đoạn; đi tắt; giẫm đạp lên người khác để đến trước bằng mọi cách, mọi giá…

– Có đôi khi nhanh một chút lại là “nhanh ẩu đoảng”, chậm một chút lại là “chậm mà chắc”. Và có lúc con người phải biết dừng, biết chậm để nhìn ngắm, suy ngẫm về cuộc sống xung quanh mình…

– Cần có cách nhìn biện chứng về cuộc đời. Có thể không phải lúc nào cũng phải nhanh lên, nhận thức tỉnh táo để biết nhanh, chậm đúng lúc, hài hòa, cân bằng…

(Có dẫn chứng cụ thể)

 

1,0

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 
  3 Bài học nhận thức và hành động 0,5  
    – Cuộc đời là một hành trình dài hướng đến bến đỗ bình an với những cơ hội và thách Thành công, hạnh phúc hay thất bại, khổ đau phụ thuộc vào thái độ sống của chúng ta.

– Trân trọng từng giây phút của cuộc đời, tăng cường độ sống cho một khoảng thời gian ngắn nhất, sống và làm việc một cách có ích, không nên sống hoài sống phí cho những mục đích, những dự định vô bổ. Sống có ý nghĩa với mình và những người xung quanh.

 

 

 

 
II.2   Làm văn 10.0  
    1. Về kĩ năng:

Có kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học, đảm bảo bố cục bài văn; xác định đúng vấn đề cần nghị luận và triển khai vần đề thành hệ thống các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận khác nhau; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.5  
  2. Về kiến thức: Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau đây: 9.5  
2.1 Giải tích luận đề

Tri âm là  mối giao hòa  giữa người với người. Đồng cảm là sức mạnh của tiếng nói tri âm, là khả năng thấu hiểu, chung cảm xúc, suy nghĩ để cùng nhau cảm nhận và chia sẻ.Tri âm, đồng điệu bắt đầu từ tấm lòng, những tình cảm nhân văn cao đẹp của con người, của trái tim nghệ sĩ. Đó là sự cảm thương cho những đau khổ, bất hạnh của con ngườii; sự tiếc nhớ, xót xa cái đẹp – những giá trị tinh thần bị dập vùi, trở thành quá vãng; sự khẳng định, ngợi ca, trân trọng tài năng bị hủy diệt, mất mát, cái dũng, cái thiện trong bất kì cảnh huống nào…

–  “… một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”, đó không chỉ là quy luật sáng tạo thơ ca mà còn đúng với cả văn xuôi. Nguyễn Tuân viết về Huấn Cao, dựng hình tượng một con người hội tụ những vẻ đẹp phi thường để thể hiện một tiếng nói tri âm, đồng cảm – thấu hiểu để trân trọng, ngợi ca. Cảm hứng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là ngưỡng mộ tài năng, khí phách thiên lương của nhân vật, là khẳng định sự bất tử của vẻ  đẹp của những con chữ, của nhân cách. Đó chính là khúc tưởng niệm đối với vẻ đẹp của một thời vang bóng, một biểu hiện của cảm hứng nhân văn, tinh thần yêu nước…

   
2.2. Giới thiệu khái quát:  tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù, nhân vật Huấn Cao:

– Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, người nghệ sỹ suốt đời đi tìm cái đẹp. Với kho kiến thức uyên bác và phong cách độc đáo, ông là nhà văn đã đưa thể loại tùy bút ở Việt Nam lên một đỉnh cao mới. Chữ người tử tù (1939 ) được xem là tác phẩm thành công nhất của tập Vang bóng một thời (1940)…

– Huấn Cao nhân vật chính trong Chữ người tử tù.  Thống nhất cả tài, dũng, tâm đây là hình tượng nhân vật đẹp nhất của đời văn Nguyễn Tuân ở chặng sáng tác trước Cách mạng. Đó là một nghệ sĩ tài hoa tuyệt đỉnh trong nghệ thuật thư pháp mà tiếng tăm đã lẫy lừng trong thiên hạ; một anh hùng khí phách hiên ngang dù chí lớn không thành, sa vào vòng lao lí mà cốt cách vẫn ngạo nghễ phi thường; một con người có thiên lương trong sáng biết quý trọng tấm lòng, nâng niu cái tài, cái đẹp …

1.0

 

0.5

 

 

0.5

 
  2.3. Sự tri âm, đồng cảm của Nguyễn Tuân với Huấn Cao

–  Xây dựng nhân vật Huấn Cao Nguyễn Tuân đã kí thác một tấm lòng tri âm, đồng cảm sâu sắc:

+ Huấn Cao là một nghệ sĩ thư pháp tài danh – cái tài có khả năng sáng tạo cái đẹp cho đời. Hơn thế, nhân vật còn là người ý thức sâu sắc về giá trị của cái tài, cái đẹp, về “điều kiện, tiêu chuẩn” để tiếp xúc, thưởng lãm, lưu giữ, trao truyền cái đẹp. Đó cũng chính là tấm lòng yêu say cái Đẹp, thiết tha bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hóa cổ truyền … của nhà văn họ Nguyễn.

+ Huấn Cao là người anh hùng đã cầm gươm chống lại triều đình mà ông căm ghét, chống lại cái trật tự xã hội đầy ngang trái, bất công… Đó là tiếng nói tri âm, đồng cảm của một Nguyễn Tuân đầy bất mãn, căm ghét cái thực tại xã hội thực dân phong kiến đương thời. Đó cũng là một tấc lòng âm thầm ngưỡng phục đối với những bậc anh hùng dũng liệt đã xả thân vì nghĩa lớn.

+ Với Nguyễn Tuân tài phải gắn với tâm, cái đẹp phải gắn với cái thiện thì mới có giá trị -> Huấn Cao hội tụ cả tài, dũng và tâm để đạt mức lí tưởng, tỏa sáng vẻ đẹp của nhân cách cao cả…

(Phân tích các chi tiết đặc sắc và cảnh cho chữ)

– Niềm đồng cảm, tri âm giữa nhà văn và nhân vật  được thể hiện qua nghệ thuật sáng tạo tình huống, dựng cảnh, tả người độc đáo, sống động, chân thực: Qua từng nét bút phác họa của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao hiện lên rõ nét, oai phong và đĩnh đạc đã khiến cho người đọc không khỏi khâm phục và thêm phần quý trọng. Nhân vật được đặt vào một tình huống  éo le – cuộc gặp gỡ của tử tù với cai ngục nhưng cũng là cuộc hội ngộ của những kẻ “liên tài tri kỉ”. Để miêu tả Huấn Cao cũng như làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài cái đẹp cái tâm và khí phách ngang tàng, Nguyễn Tuân đã sử dụng triệt để sức mạnh của thủ pháp tương phản, đối lập. Đó là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp cái cao cả với cái phàm tục dơ bẩn, giữa sự cho chữ và hoàn cảnh cho chữ… Ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân cũng rất giàu chất tạo hình. Ông sử dụng nhiều từ hán việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của những bậc trượng phu xưa để làm tăng thêm vẻ đẹp của một thời vang bóng ở hình tượng.

=> Xây dựng nhân vật Huấn Cao tài năng, nhân cách trong sáng và khí phách hơn người; sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ đã cho thấy tấc lòng tri âm, đồng cảm sâu sắc của nhà văn và ý nghĩa tư tưởng nhân sinh sâu sắc của hình tượng.

6.5

 

 

0.75

 

 

 

 

2.0

 

 

 

1.5

 

 

 

1.0

 

 

1.25

 

 
  2.4. Sự đồng cảm, tri âm của Nguyễn Du  với Tiểu Thanh

*  Giới thiệu khái quát: tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí, nhân vật Tiểu Thanh:

– Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là đại thi hào dân tộc, nhà nhân đạo lớn…  Độc Tiểu Thanh kí nằm trong tập Thanh Hiên thi tập, là bài thơ chữ Hán xuất sắc của Nguyễn Du. Thi phẩm là niềm thương tiếc, xót xa con người tài sắc, phận bạc, từ đó nhà thơ bộc lộ suy nghĩ về số phận con người tài hoa, tài tử, liên hệ bản thân với những nỗi niềm băn khoăn gửi tới hậu thế.

– Tiểu Thanh là người con gái nhan sắc, có tài văn chương sống ở thời kì nhà Minh, … cô đơn mà chết khi mới 18 tuổi, văn thơ của nàng cũng bị đốt dở…

*  Sự đồng cảm, tri âm của Nguyễn Du  với Tiểu Thanh

– Trong lẽ đời dâu bể, trong quy luật về sự biến thiên, đổi thay khốc liệt của cuộc đời, Nguyễn Du đã bày tỏ niềm xót xa, thương cảm đối với cả kiếp sống và cái chết  đau đớn của Tiểu Thanh. Nhà thơ đã tái hiện cuộc đời một Tiểu Thanh nhan sắc, có tài văn chương mà bì vùi dập, hành hạ cho đến chết. Thương xót cho Tiểu Thanh, cho son phấn, văn chương bị chôn, bị đốt nhà thơ cũng lên án xã hội vô nhân, tàn bạo đã hủy diệt những giá trị tinh thần cao đẹp. Từ  cuộc đời Tiểu Thanh hơn 300 năm trước, nhà thơ đã khái quát thành quy luật quy luật với muôn người tử cổ đến kim và hướng về hậu bày tỏ nỗ day dứt, băn khoăn về khao khát tri âm của chính mình…

=> Tìm được tiếng nói tri âm trong văn chương nghệ thuật quả rất khó. Với Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du đã có được tiếng nói đồng điệu, tri âm đó. Thương người, thương mình cũng chính là niềm thương xót cho những kiếp người tài hoa, mệnh bạc của Nguyễn Du – trái tim lớn, người nghệ sĩ lớn.

* So sánh

– Giống nhau: Cùng là những tiếng nói tri âm, đồng cảm giữa những tâm hồn tài hoa. Qua những tiếng nói tri âm, đồng cảm Nguyễn Tuân và Nguyễn Du đều thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật, hướng người đọc đến tình cảm ngưỡng phục, yêu thương, tin tưởng đối với nhân cách, tình người..

– Khác nhau:

+  Huấn Cao là một nhân vật hư cấu, nơi hội tụ, chưng đúc vẻ đẹp lí tưởng được nhà văn xây dựng bằng cả niềm đồng cảm, kính phục, trân trọng … Từ đó gửi gắm quan niệm thẩm mĩ độc đáo và lòng yêu nước thiết tha.

+ Tiểu Thanh là một con người giữa cuộc đời, đại diện tiêu biểu của những kiếp hồng nhan bạc mệnh, những người tạo ra giá trị tinh thần cao đẹp nhưng lại bị đối xử bất công, tàn bạo. Khắc họa hình tượng này nhà thơ Nguyễn Du vừa xót thương người vừa thương thân….

– Lí giải sự khác nhau: Sự khác biệt do hoàn cảnh, phương pháp sáng tác…

2.0

0.25

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.75

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *