Đề thi học sinh giỏi bài Đây thôn Vĩ Dạ và Từ ấy

Đề thi khối 11

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 11

NĂM HỌC : 2017 – 2018

                                                    Mức độ

         Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu         Vận dụng    Tổng
    Thấp     Cao
Nghị luận xã hội

-Nghị luận về một hiện tượng đời sống

-Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

       

 

 
 Số câu         1
Số điểm   2,0 2,0 4,0 8,0
Tỷ lệ   10% 10% 20% 40%
Nghị luận Văn  học

-Truyện ngắn lớp 11: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo.

– Thơ lớp 11: Tự tình II, Hầu trời, Vội vàng, Tràng Giang, Đây Thôn Vĩ Dạ, Từ ấy

         
 Số câu       1 1
Số điểm       12.0 12,0
Tỷ lệ       60% 60%
Tổng điểm   2,0 2,0 16,0 20,0

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 11

NĂM HỌC : 2017 – 2018

                                                    Mức độ

         Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu         Vận dụng    Tổng
    Thấp     Cao
Nghị luận xã hội

-Nghị luận về một hiện tượng đời sống

-Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

       

 

 
 Số câu         1
Số điểm   2,0 2,0 4,0 8,0
Tỷ lệ   10% 10% 20% 40%
Nghị luận Văn  học

-Truyện ngắn lớp 11: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo.

– Thơ lớp 11: Tự tình II, Hầu trời, Vội vàng, Tràng Giang, Đây Thôn Vĩ Dạ, Từ ấy

         
 Số câu       1 1
Số điểm       12.0 12,0
Tỷ lệ       60% 60%
Tổng điểm   2,0 2,0 16,0 20,0
SỞ GD & ĐÀO TẠO THANH HÓA

Trường THPT Cẩm Thủy 1

Đề chính thức
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

NĂM HỌC: 2017-2018

 

Thời gian làm bài: 180 phút 

(Không kể thời gian phát đề)

(Đề thi gồm có 01 trang, 02 câu)

 

 

Câu 1: (8 điểm) 

                                    Chẳng ai muốn làm hành khất

                                    Tội trời đầy ở nhân gian

                                    Con không được cười giễu họ

                                    Dù họ hôi hám úa tàn

 

                                    Nhà mình sát đường họ tới

                                    Có cho thì có là bao

                                    Con không bao giờ được hỏi

                                    Quê hương họ ở nơi nào

                                    ……………………………………

                                    Mình tạm gọi là no ấm

                                    Ai biết cơ trời vần xoay

                                    Lòng tốt gửi vào thiên hạ

                                    Biết đâu nuôi bố sau này

                                                (Dặn con – Trần Nhuận Minh)

Từ ý thơ của Trần Nhuận Minh,anh/chị hãy bàn luận về vấn đề: Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Câu 2: (12 điểm)

 “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác,vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”

(Trích “Tiếng nói văn nghệ”  của Nguyễn Đình Thi)

Từ việc làm rõ sự sống mà người nghệ sĩ Hàn Mặc TửTố Hữu đã truyền cho người đọc qua hai thi phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” và “Từ ấy” anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên

 

——– HẾT ——-

– Thí sinh không sử dụng tài liệu.

    – Giám thị không giải thích gì thêm.

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 1

 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Năm học 2017– 2018

 

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

(Đáp án gồm có 04 trang)

 

Câu Nội dung cần đạt Điểm
1 Từ ý thơ của Trần Nhuận Minh, hãy bàn luận về vấn đề: Lòng tốt gửi vào thiên hạ 8.0
  Yêu cầu chung  
  – Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài.

– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

 
  Yêu cầu cụ thể  
  * Giải thích vấn đề: 1.0
  – Hành khất: là người lang thang cơ nhỡ,sống nay đây mai đó dựa vào sự sẻ chia của mọi người.

– Trong bài thơ ngắn của mình,Trần Nhuận Minh đặc biệt căn dặn con về thái độ,cách hành xử của mình với những người được gọi là hành khất:

+Trở thành một người hành khất là điều họ không bao giờ mong muốn vì thế cần có thái độ tôn trọng “không được cười giễu họ” dù “họ hôi hám úa tàn”.

+Cuộc sống của người hành khất là nay đây mai đó ,không quê hương bản quán.Vì thế không bao giờ được đụng chạm đến nỗi đau của họ,cần phải biết đồng cảm,sẻ chia với những mất mát,thiệt thòi mà họ đang phải gánh chịu.

+Điều quan trọng nhất mà người cha dặn con: Lòng tốt gửi vào thiên hạ

0.25

 

0.75

  * Bàn luận: 6.0
  – Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:

+ Lòng tốt là sự bao dung chở che,sự sẻ chia với nỗi đau mất mát của người khác cũng là san sẻ những thiếu thốn về mặt vật chất với họ.Lòng tốt gửi vào thiên hạ đó là thái độ sống,cách sống mà chúng ta cần có trong cuộc đời,không chỉ đơn giản là dừng lại với những người hành khất.

+ Lòng tốt gửi vào thiên hạ cùng đồng nghĩa với việc sự sẻ chia đó không chỉ dừng ở những người cùng huyết thống,những người thân trong gia đình mà phải hướng tới tất cả mọi người ở tất cả mọi nơi.

+ Lòng tốt gửi vào thiên hạ cũng nhắc nhở chúng ta:nghèo khổ,bất hạnh không phải là tội lỗi,đó chỉ là sự rủi ro.Vì vậy,cần phải biết sẻ chia,giúp đỡ họ.Đó là lương tâm trách nhiệm với đồng loại cũng là với chính mình.

+Lòng tốt gửi vào thiên hạ cũng  thể hiện sự phong phú và cao quý của tâm hồn.

– Mở rộng vấn đề:

+ Đây là lời dặn hết sức sâu sắc,bởi lẽ cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn nếu mỗi con người biết: “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.Nó góp phần xây dựng một xã hội văn minh,nhân ái,làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn.

+ Cần mạnh mẽ phê phán một số người thiếu sự đồng cảm sẻ chia vô cảm trước sự bất hạnh éo le của người khác

 

 

1.0

 

 

1.0

 

1.0

1.0

 

1.0

 

1.0

 

  * Bài học nhận thức và hành động 1.0
  – Tự nhìn nhận,đánh giá lại bản thân qua hành vi,cách ứng xử với người bất hạnh xung quanh.

– Cần điều chỉnh cách sống,cách ứng xử để thể hiện là người có văn hóa

0.5

0.5

2 Từ việc làm rõ sự sống mà người nghệ sĩ Hàn Mặc Tử và Tố Hữu đã truyền cho người đọc qua hai thi phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” và “Từ ấy” để làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Đình Thi 12.0
  Yêu cầu chung  
  – Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.

– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.

 
  Yêu cầu cụ thể  
  * Giải thích ý kiến: 3.0
  – “Tác phẩm là kết tinh của tâm hồn người sáng tác”:

+ Kết tinh tâm hồn người sáng tác: Nghĩa là tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ là nơi kí thác, gửi gắm tình cảm, tâm tư, chiêm nghiệm của họ về con người và cuộc đời. Đó cũng là kết quả của quá trình lao động miệt mài nghiêm túc, kết tinh tài năng, sáng tạo và tâm huyết của người nghệ sĩ. Thiếu đi điều này thì ngọn bút của người nghệ sỹ không thể thăng hoa và anh ta vì thế sẽ bất lực trên mọi hành trình sáng tạo
+ Tác phẩm văn chương phải là tiếng nói đến từ những tầng cảm xúc chân thành,mãnh liệt. Bao nhiêu xúc động , bao nhiêu tình yêu cũng như nỗi đau đời hết sức nhạy cảm trong tâm hồn người nghệ sỹ mới chính là bấy nhiêu chất men thực sự của sáng tạo nghệ thuật.

+ Tuy nhiên,tình cảm,cảm xúc,những rung động chân thành của nhà văn chỉ có ý nghĩa khi nó bắt nguồn từ hơi thở ấm nóng của cuộc đời.Chỉ khi nào người nghệ sĩ bằng trái tim của mình đến với cuộc đời bằng tất cả sự trân trọng,nâng niu thì khi ấy cuộc sống mới ban tặng cho họ nguồn cảm hứng vô tận của sự sáng tạo.

1.5

 

 

 

 

 

 

  – “Tác phẩm là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”:

+ Đây chính là chức năng cầu nối đặc trưng giữa nhà văn và bạn đọc thông qua sợi dây tác phẩm. Nhà văn gửi nỗi lòng, truyền cảm hứng vào từng câu chữ. Khi tiếp nhận, người đọc tắm mình trong thế giới cảm xúc ấy, thả hồn cùng những vui buồn chờ đợi…để cùng rung cảm, nhận thức.

+ Sự nhạy cảm của tác giả sẽ là chìa khóa tạo nên sự thức tỉnh,sự đồng điệu ở tâm hồn người đọc.Điều này khẳng định những tác động tích cực của tác phẩm văn học vào cuộc sống. Một khi sợi dây truyền của nó chính là bằng những xúc động mãnh liệt của tâm hồn thì nó sẽ có tác động sâu sắc tới người đọc giúp họ điều chỉnh hành vi trong cuộc sống của mình để hướng tới cách sống cao đẹp hơn.

=>Như vậy,nhận định của Nguyễn Đình Thi cho thấy tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ.Bằng tài năng và tâm huyết của mình người nghệ sĩ đã mang tinh thần ấy đến với người đọc,tạo sự sống cho họ từ đó giúp cho người đọc được sống phong phú hơn, tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình

1.0

 

 

 

 

 

 

0.5

  * Làm rõ sự sống mà người nghệ sĩ Hàn Mặc Tử và Tố Hữu đã truyền cho người đọc qua hai thi phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” và “Từ ấy” để làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Đình Thi 8.0
  Bài thơ Đây thôn Vĩ dạ:

-Bài thơ rút từ tập Thơ điên (1938),được khởi hứng từ bức bưu ảnh mà Hoàng Thị kim Cúc-người thiếu nữ ở Vĩ Dạ,người tình trong mộng của nhà thơ gửi tặng.

-Sự sống mà người nghệ sĩ Hàn Mặc Tử đã truyền cho người đọc:

+Tình cảm yêu mến với thiên nhiên và con người xứ Huế

HS phân tích khổ thơ thứ nhất

->Thiên nhiên xứ Huế hiện lên trong ký ức nhà thơ thật đẹp,trong trẻo,tươi sáng , đầy gợi cảm và cũng tràn đầy sức sống.Ở đó có những con người kín đáo ,dịu dàng và đầy nhân hậu.Nó làm sáng lên ở tâm hồn nhà thơ niềm hi vọng về một tình yêu hạnh phúc.

+Khát khao hướng tới tình yêu,hướng tới cuộc sống

HS phân tích khổ thơ thứ hai và thứ ba

->Khổ thơ thứ hai xuất hiện các hình ảnh: Thuyền,bến,trăng là biểu tượng về người con trai,con gái và hạnh phúc lứa đôi.Thuyền chở trăng là thuyền chở tình yêu.Bến trăng là bến bờ hạnh phúc chứa đầy tâm trạng lại được đặt trong một câu hỏi tu từ “có chở trăng về kịp tối nay”chất chứa bao niềm khắc khoải,sự chờ đợi mỏi mòn tình yêu,hạnh phúc của thi nhân.

->Khổ thơ thứ ba nhà thơ lại hướng về con người để thể hiện những day dứt băn khoăn của mình về tình đời tình người để thấy được khát khao hướng tới cuộc sống của nhà thơ

-Sự sống ấy được kết tinh từ một tâm hồn giàu yêu thương và khát vọng

“Một người bị giữ riêng ở một nơi,xa tất cả bạn bè thân thích và bó tay nhìn cả thể phách lẫn linh hồn mình cùng tan rã” (Hoài Thanh) nhưng “đôi mắt người ấy vẫn trong trẻo khi ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên,trái tim người ấy vẫn giàu yêu thương và ước vọng” (Lê Quang Hưng)

-Nghệ thuât:

+Hình ảnh thơ độc đáo,đẹp,gợi cảm.Ngôn ngữ thơ trong sáng tinh tế,đa nghĩa.

+Các biện pháp nghệ thuật: câu hỏi tu từ,điệp từ,điệp ngữ,nhân hóa,so sánh được sử dụng thành công.

4.0

0.5

 

1.0

 

 

1.0

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

0.5

Bài thơ Từ ấy:

– Bài thơ Từ ấy được Tố Hữu viết vào năm 1938, đó là thời điểm Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Nó là một mốc son đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời, trong thơ Tố Hữu. Như chính nhà thơ đã từng viết “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám đôi mươi, đi theo lí tưởng cao đẹp dám sống, dám đấu tranh”.

-Sự sống mà người nghệ sĩ Tố Hữu đã truyền cho người đọc:

+Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lý tưởng cộng sản

HS phân tích khổ 1

-> Bằng bút pháp tự sự kết hợp với trữ tình,đoạn thơ đã thể hiện tình cảm chân thành,

trong trẻo và hết sức nồng nhiệt của một thanh niên lần đầu tiên tiếp nhận lý tưởng của Đảng,tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình.

+Khát vọng được gắn bó,hòa nhập và hi sinh cho lý tưởng

HS phân tích khổ hai và ba

->Nhờ lý tưởng cộng sản,nhà thơ tìm ra “lẽ sống mới” của mình là tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với những người cùng khổ. Đó là lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người.

->Từ nhận thức về “lẽ sống mới” nhà thơ đã có sự chuyển biến sâu sắc về mặt tình cảm. Nhà thơ đã vượt qua giai cấp của mình đế đến với giai cấp vô sản với tình cảm chân thành và điều này chứng tỏ sức mạnh cảm hóa mạnh mẽ lí tưởng cách mạng đối với những người trí thức tiểu tư sản

-Sự sống ấy được kết tinh từ một tâm hồn say mê lý tưởng và khát khao được cống hiến

“Dường như cả cuộc đời thơ Tố Hữu dành để ngợi ca đất nước, ngợi ca nhân dân, ngợi ca lí tưởng cách mạng thể hiện một cái tôi say mê với lý tưởng, một cái tôi công dân đầy trách nhiệm đối với nhân dân, đối với đất nước” (Nguyễn Đăng Mạnh)

-Nghệ thuật:

+ sử dụng linh hoạt các bút pháp tự sự, trữ tình và lãng mạn

+ Sử dụng linh hoạt và hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ

+ Sử dụng từ ngữ giàu tình cảm, giàu hình ảnh

4.0

0.5

 

 

1.0

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

0.5

  * Đánh giá, nhận xét: 1.0
  – Sức mạnh của tác phẩm văn học bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc người nghe. Tuy nhiên để sống được trong lòng độc giả nội dung ấy phải chuyển tải trong một nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, có tính thẩm mĩ.

– Nhà văn phải trau dồi vốn sống, phải nhạy cảm trước cuộc đời, phải có đời sống tinh thần phong phú, trải nghiệm sâu sắc. ,có như thế mới tạo ra những sản phẩm tinh thần có giá trị

 

1.0

 

1.0

  Lưu ý chung

1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.

5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

 

 

 

…………………………………..Hết…………………………………..

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *