Đề thi học sinh giỏi 11: Bình luận 2 ý kiến về bài Chí Phèo Nam Cao

Đề thi khối 11

 

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ ĐỀ NGHỊ

LÊ THÁNH TÔNG

KỲ THI HỌC SINH GIỎI

DUYÊN HẢI – ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: Ngữ văn 11

( Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề )

Đề thi gồm 01 trang

 

Câu 1: (8.0 điểm)

Hãy tập trung vào những thử thách mà bạn có thể làm tốt ngay cả với những khiếm khuyết, và đừng tiếc nuối về những thứ bạn không thể làm được. Đừng khuyết tật trong tâm hồn, cũng như về mặt thể chất” (Stephen Hawking)

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

Câu 2: (12,0 điểm)

Để bảo vệ quan điểm của mình về đề xuất bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình sách giáo khoa, Nguyễn Sóng Hiền, nghiên cứu sinh ngành giáo dục, ĐH Newcastle (Australia), cho rằng “Một nhân vật khi bế tắc là uống rượu rồi chửi bậy, đốt quán, xin đểu, bí bách quá thì rút dao giết người rồi tự sát. Với hình tượng như vậy thì trẻ sẽ học được gì? Tôi không tin là học trò đủ nhận thức để nhìn thấy được tính nhân văn và sự tốt đẹp của Chí Phèo”. (Nguồnhttps://laodong.vn, ngày 8/12/2017)

Trong khi đó một ý kiến khác thì lại cho rằng “Chí là phường ô lại, chí rất thô thiển, vô học, lưu manh, nhưng trong mỗi con người đều có những phần còn lại là thiện lương trong sâu thẳm tâm hồn, cái mà nguời ta cần khơi dậy, cần được tìm thấy và cần được trở thành.” (Luân Lê – nguồn http://dantri.com.vn, ngày 07/12/2017)

Bằng những hiểu biết về văn họcvà tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hai ý kiến trên./.

— HẾT —

Giáo viên ra đề: LƯU THỊ TUYẾT

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

LÊ THÁNH TÔNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI HỌC SINH GIỎI

DUYÊN HẢI – ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: Ngữ văn 11

Hướng dẫn chấm gồm 06 trang

 

Câu Nội dung Điểm
Câu 1

 

Trình bày suy nghĩ về câu nói “Hãy tập trung vào những thử thách mà bạn có thể làm tốt ngay cả với những khiếm khuyết, và đừng tiếc nuối về những thứ bạn không thể làm được. Đừng khuyết tật trong tâm hồn, cũng như về mặt thể chất” (Stephen Hawking) 8.0
  I. Về kĩ năng

– Biết cách làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí.

– Vận dụng thành thạo và linh hoạt các thao tác  lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh,..

– Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt.

 
  II. Về kiến thức

Học sinh có thể đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau, song cần đạt những nội dung cơ bản sau:

 
1. Giải thích

“Hãy tập trung vào những thử thách mà bạn có thể làm tốt ngay cả với những khiếm khuyết và đừng tiếc nuối về những thứ bạn không thể làm được”(0.75 điểm)

+ Đề cao vai trò của nghị lực, bản lĩnh vượt qua khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

+ Hiểu rõ năng lực của bản thân, không nuối tiếc vì những mục tiêu không đạt được khi nó vượt quá giới hạn và khả năng mà bản thân có thể thực hiện.

– “Đừng khuyết tật trong tâm hồn, cũng như về mặt thể chất(1.0 điểm)

+ Khuyết tật là sự khiếm khuyết,thiếu hụt, không hoàn chỉnh,..

+ Khuyết tật tâm hồn là tâm hồn lệch lạc, hẹp hòi, yếu đuối, thiếu ý chí và nghị lực,..

+ Khuyết tật thể chất là sự suy yếu về năng lực cơ thể, trạng thái tâm lí và khả năng thích ứng với hoàn cảnh.

+ Đừng khuyết tật trong tâm hồn, cũng như về mặt thể chất  khuyên con người sống lạc quan, sống có ý nghĩa; vượt lên nỗi sợ hãi bằng nghị lực và ý chí. Đừng để cho tâm hồn trở nên nghèo nàn, nhỏ nhen, vô cảm. Đừng đánh mất hy vọng.

àNhận định bàn về nghị lực sống, đề cao vai trò của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân, làm cho cuộc sống tốt đẹp lên. Đồng thời khuyên con người hướng đến cuộc sống có ý nghĩa bằng việc nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng, lành mạnh, cao thượng và tinh thần lạc quan.(0.25 điểm)

2.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Bàn luận

“Hãy tập trung vào những thử thách mà bạn có thể làm tốt ngay cả với những khiếm khuyết và đừng tiếc nuối về những thứ bạn không thể làm được”.(2.0 điểm)

+ Trong cuộc đời không phải ai cũng toàn vẹn, đầy đủ, quan trọng là chúng ta phải biết đối mặt với khiếm khuyết của bản thân để không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, nghịch cảnh.

+ Nếu tự ti, chán nản, chùn bước trước nghịch cảnh thì sẽ không bao giờ biết được giới hạn và khả năng của bản thân.

+ Sự cố gắng hết sức trong công việc chính là thành quả tốt nhất. Quyết tâm cao độ để chiến thắng chính mình, ta sẽ không có gì để nuối tiếc vì những điều mà ta không thể làm được. Bởi vì những điều không làm được đó là những điều vượt ra ngoài khả năng cố gắng của ta.

+ Người khiếm khuyết (khuyết tật) vẫn có khả năng lao động, sáng tạo thậm chí có được những sự nghiệp đáng ngưỡng mộ: Franklin D. Roosevelt, dù bị bại liệt và phải sử dụng xe lăn, ông còn là một tổng thống Mỹ tài giỏi và được lòng dân; nhà điêu khắc mù Giovanni Gonelli, Nick Vujicic hay nhà nghiên cứu vật lí vũ trụ Stephen Hawking, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký,…

Đừng khuyết tật trong tâm hồn, cũng như về mặt thể chất” (2.0 điểm)

+ Tật nguyền đáng sợ nhất là đánh mất hy vọng, nghị lực sống và tinh thần lạc quan. “Mất hy vọng còn tồi tệ hơn nhiều so với chỉ mất chân tay” (Nick Vujicic).

+ Sự khuyết tật trong tâm hồn và thể chất sẽ khiến con người tự ti, sợ hãi, ích kỉ và tuyệt vọng. Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa.

+ Dũng cảm, kiên trì vượt qua những trở ngại và khiếm khuyết, tạo nguồn năng lượng tích cực cho bản thân bằng một tâm hồn khỏe mạnh, ý chí kiên cường, khát vọng chính đáng. Như vậy, những khuyết tật của cơ thể và nghịch cảnh trong trong sống sẽ trở thành động lực để phấn đấu. (Dẫn chứng bằng cuộc đời của thiên tài vật lý Stephen Hawking).

3. Bài học nhận thức

– Khiếm khuyết trên cơ thể là thứ không thay đổi, vậy thì hãy thay đổi cách suy nghĩ về nó, xem nó là động lực để thử thách bản thân.

– Đừng sợ hãi, tự ti, chán nản và tuyệt vọng khiếm khuyết của bản thân và khó khăn trong cuộc sống mà hãy nỗ lực không ngừng để tạo dựng cuộc sống hạnh phúc cho mình và những người xung quanh.

– Trân trọng bản thân, ý thức được sự may mắn khi bản thân lành lặn.

– Không nên có định kiến đối với những người khuyết tật.

4.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.0

Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách nhưng phải đầy đủ các ý trên mới đạt điểm tối đa.
Câu 2          Bằng những hiểu biết về văn học và tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hai ý kiến

Một nhân vật khi bế tắc là uống rượu rồi chửi bậy, đốt quán, xin đểu, bí bách quá thì rút dao giết người rồi tự sát. Với hình tượng như vậy thì trẻ sẽ học được gì? Tôi không tin là học trò đủ nhận thức để nhìn thấy được tính nhân văn và sự tốt đẹp của Chí Phèo”.

Và “Chí là phường vô lại, chí rất thô thiển, vô học, lưu manh, nhưng trong mỗi con người đều có những phần còn lại là thiện lương trong sâu thẳm tâm hồn, cái mà nguời ta cần khơi dậy, cần được tìm thấy và cần được trở thành.

12
  I. Yêu cầu về kỹ năng

– Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, có kiến thức lí luận văn học.

– Biết vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,… để thể hiện những hiểu biết và suy nghĩ về vấn đề cần nghị luận.

–  Bố cục chặt chẽ, hợp lí, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc.

 
  II. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí và cần nêu được các ý chính sau

 
1. Giải thích

Ý kiến 1: “Một nhân vật khi bế tắc là uống rượu rồi chửi bậy, đốt quán, xin đểu, bí bách quá thì rút dao giết người rồi tự sát. Với hình tượng như vậy thì trẻ sẽ học được gì? Tôi không tin là học trò đủ nhận thức để nhìn thấy được tính nhân văn và sự tốt đẹp của Chí Phèo” (Nguyễn Sóng Hiền).

+ Ý kiến tập trung đánh giá chức năng của tác phẩm văn học về mặt nhận thức và giáo dục.

+ Đưa ra quan điểm đánh giá của cá nhân về tác động tiêu cực đối với nhận thức của người đọc, đặc biệt là lứa tuổi học sinh phổ thông trung học về hình tượng nhân vật điển hình trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.

– Ý Kiến 2: “Chí là phường ô lại, chí rất thô thiển, vô học, lưu manh, nhưng trong mỗi con người đều có những phần còn lại là thiện lương trong sâu thẳm tâm hồn, cái mà nguời ta cần khơi dậy, cần được tìm thấy và cần được trở thành.” (Luân Lê).

+ Đề cao giá trị nhân văn của tác phẩm, đặc biệt là giá trị tốt đẹp của tâm hồn, nhân cách ẩn đằng sau số phận, cuộc đời của nhân vật Chí Phèo.

+ Chức năng nhận thức của tác phẩm Chí Phèo thể hiện qua nhân vật điển hình là Chí, đã làm rõ những vấn đề then chốt của thời đại, giúp người đọc nhận ra trạng thái nhân sinh của một tầng lớp người.

2.0
2. Phân tích, chứng minh

2.1. Chức năng văn học (1.0điểm)

–  Mục đích sáng tác của văn học, hướng đến vấn đề: viết để làm gì?

– Vai trò, tác dụng của văn học đối với đời sống xã hội; giá trị văn học đối với đời sống tinh thần con người , thể hiện ở các mặt: nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục và giao tiếp.

– Chức năng của tác phẩm văn học trong nhà trường có tác động rất lớn đến quá trình hình thành nhân sinh quan của lứa tuổi đang hình thành và hoàn chỉnh về mặt nhân cách.

2.2. Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao đã khẳng định được vị trí vững bền của nó trong lòng độc giả nhiều thế hệ và là một trong những tác phẩm thường xuyên góp mặt trong hệ thống các tác phẩm văn học được đưa vào chương trình sách giáo khoa (1.0điểm), vì:

– Phản ánh bi kịch của đại đa số nhân dân Việt Nam giai đoạn thực dân phong kiến, đặc biệt là tầng lớp nông dân bị bóc lột về khao khát được làm người.

– Giúp người đọc nhận ra bản chất tàn bạo của chế độ thực dân phong kiến, cảnh ngộ của người nông dân nghèo và con đường bần cùng hóa mang tính qui luật. Từ đó giúp con người tự nhận thức về bản thân, cuộc sống.

– Sáng tạo nghệ thuật độc đáo.

– Tạo niềm tin vào sức sống bền bỉ vào bản chất lương thiện ở bên trong con người, có ý thức mãnh liệt về giá trị và năng lực của bản thân để không ngừng hoàn thiện. Hình thành lối sống hướng thiện, biết cảm thông chia sẻ, biết trăn trở trước nghịch cảnh và phản ứng trước cái xấu.

2.3. Hai ý kiến đều đề cập đến chức năng của tác phẩm Chí Phèo nhưng thể hiện hai góc nhìn đối lập nhau đặc biệt tập trung ở chức năng giáo dục và nhận thức. (4.0 điểm)

Ý kiến 1: “Một nhân vật khi bế tắc là uống rượu rồi chửi bậy, đốt quán, xin đểu, bí bách quá thì rút dao giết người rồi tự sát. Với hình tượng như vậy thì trẻ sẽ học được gì? Tôi không tin là học trò đủ nhận thức để nhìn thấy được tính nhân văn và sự tốt đẹp của Chí Phèo”.

– Tác giả cho rằng cần bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình sách giáo khoa vì: Chí Phèo là hình tượng một kẻ lưu manh, thú tính. Hình tượng nhân vật Chí tác dụng xấu đến tâm lý và nhận thức của học sinh. Tác phẩm không giải quyết được những vấn đề cuộc sống đề ra vì nội dung cao siêu so với nhận thức của lứa tuổi học sinh.

– Ý kiến cho thấy cái nhìn mang tính chủ quan, áp đặt: Đánh giá tác phẩm chưa hợp lí và logic. Vì dùng phông văn hóa và chuẩn mực đạo đức pháp luật thời hiện đại để phán xét tác phẩm phản ánh bức tranh xã hội thực dân nửa phong kiến.

    + Một nhân vật khi bế tắc là uống rượu rồi chửi bậy, đốt quán, xin đểu là quá trình lưu manh hóa của người nông dân bần cùng do tầng lớp thống trị gây ra.

(Chứng minh: hoàn cảnh xuất thân, anh canh điền lương thiện tự trọng- chế ngự được bản năng tầm thường trước cám dỗ, bản chất vô nhân đạo của nhà tù thực dân biến chí trở thành quỹ dữ,..)

   + …bí bách quá thì rút dao giết người rồi tự sát là ý thức phản kháng trước cái ác và cái xấu.

(Chứng minh: diễn biến quá trình thức tỉnh bản tính người, khao khát lương thiện từ khi gặp Thị Nở đến khi vác dao đến nhà Bá kiến rồi giết hắn và tự sát với câu nói “Ai cho tao lương thiện?”).

– Sử dụng điểm nhìn xã hội học để đánh giá một tác phẩm văn học làm mất đi tính nhân văn.

Ý kiến 2 Chí là phường ô lại, chí rất thô thiển, vô học, lưu manh, nhưng trong mỗi con người đều có những phần còn lại là thiện lương trong sâu thẳm tâm hồn, cái mà người ta cần khơi dậy, cần được tìm thấy và cần được trở thành.” khẳng định tính nhân văn thể hiện trong niềm tin và sự hướng thiện của con người, xây dựng giá trị tâm hồn và nhân cách ẩn đằng sau tất cả những biểu biện tưởng chừng thô thiển, xấu xa.

– Đặt hành động nhân vật vào hoàn cảnh xã hội cụ thể để thấy không phải là thói hư tật xấu mà là bi kịch của người nông dân bị đẩy vào đường cùng và sự phản kháng lại cái ác, cái xấu. (chứng minh)

– Trả lời câu hỏi ai mới chính là tội đồ trong hành trình tha hóa của Chí. (chứng minh)

6.0

 

  3. Bàn luận

– Chức năng nhận thức và giáo dục không phải chỉ thể hiện trong văn chương bằng những hình tượng đẹp mà còn thể hiện thông qua cái xấu, cái bản ngã vừa thánh thiện vừa tăm tối của con người.

– Nói đến chức năng giáo dục của văn học là nói đến vai trò đồng hành, tâm tình, là tấm gương để người đọc tự soi mình, tự giáo dục, tự thuyết phục một cách tự giác.

– Dựa vào quy luật diễn biến tâm lí của nhân vật để thấy hành động của Chí không hoàn toàn là hành vi của kẻ côn đồ.

– Cần đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời, bối cảnh văn hóa và quan điểm, tư tưởng sáng tác chứ không mang tư tưởng thời đại để tìm hiểu.

– Giáo dục hướng đến đào tạo con người trưởng thành và miễn dịch với cái xấu, dù phải sống chung với nó.

* Kết luận: Không nên bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình sách giáo khoa Ngữ văn Trung học Thổ thông.

4.0
                    Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng, giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm. Cần khuyến khích những bài viết có tìm tòi, sáng tạo.  

— HẾT —

 

Giáo viên ra đáp án: LƯU THỊ TUYẾT

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *