Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi môn văn lớp 11, đề 2

Đề thi khối 11
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH

TỈNH YÊN BÁI

 

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

 

   ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN

                   LỚP 11

(Đề này có 01 trang, gồm 02 câu)

 

Câu 1 (8.0 điểm)

“Bạn được sinh ra là một bản gốc. Đừng chết như một bản sao.” (John Mason).

Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

Câu 2 (12.0 điểm)

“Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa” (Xuân Diệu).

Bằng hiểu biết về phong trào Thơ mới trong giai đoạn 1930 – 1945, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

…………………HẾT…………………

 

                                                                               Người ra đề

 

Lê Thị Thu Huyền

HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11

Câu Nội dung Điểm
 

1

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội

– Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề.

– Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề.

– Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

 

0,5

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

– Con người phải sống là chính mình.

 

0,5

3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp – Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ.

– Sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận)

– Biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng, phải có dẫn chứng từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động

Có thể trình bày theo định hướng sau:

a. Giải thích ý kiến

Bản gốc: Là duy nhất, không giống với bất cứ một cái gì khác.

Bản sao: Có nhiều; bắt chước, giống như cái khác.

=> Khi mới được sinh ra, mỗi người là một cá thể duy nhất, không giống với bất cứ một ai khác (bản ngã). Sau quá trình trưởng thành đến lúc chết đi, con người vẫn phải giữ được cái tôi cá nhân của mình, là chính mình. Có thể hiểu theo nghĩa sâu xa hơn là khi ta bắt chước người khác, khi ta không còn là chính mình cũng là lúc ta đã chết cái tôi cá nhân của mình.

b. Chứng minh

– Mỗi cá nhân là một cá thể duy nhất, đặc biệt là có một thế giới tâm hồn riêng với những suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng… riêng.

– Trong quá trình trưởng thành, con người tiếp xúc với nhiều người, với nhiều nguồn kiến thức, văn hóa khác nhau nên tất yếu sẽ chịu sự ảnh hưởng, tác động của những yếu tố đó.

– Dù có chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài đến đâu, mỗi người vẫn phải là chính mình, phải khác biệt so với các cá nhân khác. Lúc chết đi, người còn sống vẫn nhớ về cá nhân đó với những nét riêng biệt, không lẫn vào bất cứ một ai khác.

– Nếu là bản sao của người khác thì cá nhân đó đã chết ngay từ khi còn sống, tức là họ bị hòa tan vào đám đông, không ai biết đến họ.

c. Bình luận

– Để được sống là chính mình không phải là điều đơn giản. Cá nhân cần kiên định lập trường và có bản lĩnh vững vàng trước mọi sự tác động của cuộc sống.

– Khẳng định mình bằng cách trau dồi kiến thức, kĩ năng, tích cực học hỏi để phân biệt đúng – sai, tốt – xấu, để hoàn thiện bản thân; tránh bảo thủ, trì trệ…

– Phê phán những sự kì dị, quái gở, xa lạ với văn hóa truyền thống của dân tộc, cốt làm cho mình trở nên nổi bật giữa đám đông; lối sống ích kỉ, hẹp hòi, chối bỏ trách nhiệm đối với cộng đồng…

– …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0

4. Sáng tạo

– Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, không trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

 

 

1,0

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu

– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

0,5

 

2

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học

– Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề ; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề ; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

 

 

0,5

2.  Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

– Mối quan hệ giữa thơ ca với đời sống và sự tinh tế, huyền diệu, khó nắm bắt của nghệ thuật thơ.

 

1,0

3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp – Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ.

– Sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, phân tích, bình luận, so sánh)

– Biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng

Có thể trình bày theo định hướng sau :

a. Giải thích

Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời: đề cập đến khía cạnh nội dung thơ ca. Xuân Diệu khẳng định mối quan hệ không thể tách rời giữa thơ và hiện thực – bao gồm cả hiện thực khách quan (thế giới thiên nhiên, tạo vật, con người…) và hiện thực chủ quan (hiện thực trong tinh thần, tâm hồn nhà thơ). Thơ ca có khả năng biểu hiện cuộc đời với muôn màu muôn vẻ. Thơ ca nói lên được những vấn đề lớn lao sâu sắc, thuộc về bản chất của hiện thực, của đời sống con người.

Thơ còn là thơ nữa nhấn mạnh đặc trưng nghệ thuật của thơ: tính chất tinh tế, huyền diệu, khó nắm bắt của thơ.

=> Xuân Diệu là một nhà thơ, vì vậy những nhận định về thơ của ông không chỉ là hệ quả của quá trình chiêm nghiệm, suy tưởng mà còn là sự trải nghiệm thực tế sáng tạo. Nhận định của Xuân Diệu chủ yếu đề cập đến mối quan hệ giữa thơ ca với hiện thực cuộc sống, đồng thời nhấn mạnh đặc trưng nghệ thuật riêng biệt của thơ ca – một loại hình nghệ thuật thăng hoa từ cuộc sống và tâm hồn con người.

b. Chứng minh qua phong trào Thơ mới

– Các nhà nghiên cứu đều nhận thấy mối quan hệ không thể tách rời giữa thơ và cuộc sống: “Tất cả những vấn đề trọng đại của loại người có thể đem ra bàn cãi bằng những câu thơ” (A. De Vigny), “Cả một thế giới trong một con người, đó là nhà thơ hiện đại” (Max Jacob)… Nội dung của Thơ mới cũng không nằm ngoài hiện thực của thời đại nó ra đời.

+ Hiện thực khách quan: Xã hội thuộc địa nửa phong kiến không cho cái Tôi cá nhân được tự do bộc lộ, cuộc sống “Cơm áo không đùa với khách thơ”… (Bi kịch của thời đại)

+ Hiện thực chủ quan trong thế giới tinh thần, tâm hồn nhà thơ được biểu hiện muôn màu muôn vẻ: Cùng khẳng định cái Tôi cô đơn giữa cuộc đời, mỗi nhà thơ mới biểu hiện một cách khác nhau. Nguyễn Bính lui về cuộc sống thuần hậu, đậm chất chân quê; Chế Lan Viên quay về khóc cho một đất nước Chiêm Thành đã mất; Hàn Mặc Tử trốn và cõi trăng, cõi mộng; Xuân Diệu lại say sưa với thiên đường nơi trần thế… Tất cả đều bộc lộ tấm lòng yêu quê hương đất nước thầm kín, thiết tha; khát vọng giải phóng cá nhân, khát vọng tự do… (Bi kịch trong tâm hồn thi sĩ)

– Cái đẹp trong ý tưởng, trong nội dung của thơ luôn gắn với sự hài hòa trong hình thức nghệ thuật. Vì thế những câu thơ, bài thơ thể hiện một cách trọn vẹn vẻ đẹp của đời sống, tâm hồn con người cũng là những bài thơ, câu thơ đạt đến giá trị nghệ thuật tinh tế, kì diệu. Thơ mới coi xúc cảm là yếu tố quan trọng nhất. Lấy việc đào sâu vào thế thế giới xúc cảm của cái Tôi cá nhân làm cứu cánh nên:

+ Ngôn ngữ Thơ mới cá thể hóa cao độ.

+ Vần luật phóng túng dựa trên xúc cảm.

+ Tứ thơ phải nương tựa vào xúc cảm để nắm bắt cả những cái mơ hồ mong manh nhất.

+ Thơ mới giàu hình ảnh, nhạc điệu, diễn tả phong phú các trạng thái cảm xúc và muôn mặt của bức tranh cuộc sống…

(Chứng minh qua thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính…, so sánh với thơ trung đại)

c. Bình luận

– Cái đẹp trong thơ ca bắt rễ từ cuộc đời, từ chiều sâu của tâm hồn con người. Chính vì thế thơ ca có sức cuốn hút mãnh liệt, có ý nghĩa sâu sắc, kể cả ở bình diện xã hội rộng lớn cũng như những khía cạnh sâu xa, riêng tư của đời sống mỗi con người.

– Cái đẹp trong Thơ mới nói riêng và thơ ca nói chung là sự tổng hòa của nhạc, của ý, của lời, là nghệ thuật tinh túy, huyền diệu được con người sáng tạo để tôn vinh những giá trị tinh thần cao quý thăng hoa từ cuộc sống muôn màu, muôn vẻ.

– Nhận định của Xuân Diệu cũng đặt ra yêu cầu đối với người nghệ sĩ và độc giả: phải trau dồi năng lực cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật để những áng thơ bất hủ trong đời sống tâm hồn của loài người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3,0

4. Sáng tạo

– Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc.

 

 

1,0

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu

– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

0,5

 

—————–Hết—————-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *