Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn văn lớp 11. đề 17

Đề thi khối 11
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII                              TRƯỜNG THPT CHUYÊN

LÊ QUÝ ĐÔN TỈNH LAI CHÂU

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

 

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

LỚP 11

(Đề này có 01 trang, gồm 02 câu)

————————————-

 

          Câu 1 (8,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Nếu anh bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác. Nhưng Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola, Bryan Dion lại khẳng định: Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ mải đắm chìm trong quá khứ hay ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.

Anh (chị) suy nghĩ như thế nào trước những lời khuyên ấy.

Câu 2 (12,0 điểm)

Bàn về tác phẩm văn chương, có ý kiến cho rằng: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chọn và phân tích một tác phẩm văn học đã học ở chương trình Ngữ văn THPT để làm rõ.

 

………….. Hết………….

Người ra đề

Đặng Thị Hoàng

 

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII                              TRƯỜNG THPT CHUYÊN

LÊ QUÝ ĐÔN TỈNH LAI CHÂU

HDC ĐỀ THI ĐỀ  XUẤT

 

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

LỚP 11

( HDC có 06 trang, gồm 02 câu)

————————————-

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

                                      MÔN: NGỮ VĂN, LỚP:11

          Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã định.

  1. YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.

  1. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu Nội dung Điểm
1

 

 

    Có ý kiến cho rằng: Nếu anh bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác. Nhưng Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola, Bryan Dion lại khẳng định: Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ mải đắm chìm trong quá khứ hay ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.

Anh (chị) suy nghĩ như thế nào trước những lời khuyên ấy

8,00
* Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

 
* Yêu cầu về kiến thức

Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:

 
1. Giải thích.

Quá khứ: là cái đã qua, là thời gian đã qua.

– Hiện tại: là cái đang xảy ra, là thời gian đang sống.

– Tương lai: là cái chưa tới, có thể xảy ra, là thời gian sắp tới, sẽ tới.

– Bắn: ẩn dụ, chỉ thái độ, cách đối xử của con người với quá khứ, tương lai.

– Cuộc sống trôi qua kẽ tay: để cuộc sống trôi qua phí hoài, vô ích, thái độ thờ ơ với cuộc sống.

– Ý kiến thứ nhất: Bằng cách nói hình ảnh: bắn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác, cách dùng hình ảnh mang ý nghĩa tăng tiến: súng lục- đại bác, người nói  muốn khẳng định: Cách đối xử của mỗi người với quá khứ như thế nào thì tương lai họ nhận được sẽ như thế, thậm chí còn tồi tệ hơn thế. Câu nói đề nghị một lối sống, một thái độ sống: trân trọng quá khứ, biết ơn quá khứ.

– Ý kiến thứ hai: Bằng cách nói nhấn mạnh, phủ định để khẳng định: chớ để…chỉ bằng cách… sống trọn vẹn từng ngày, người nói muốn đề nghị một lối sống: trân trọng từng khoảnh khắc của hiện tại, sống hết mình trong hiện tại.

– Hai ý kiến tưởng chừng đối lập nhưng kì thực là sự bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng hướng con người tới một lối sống, một thái độ sống tích cực, đúng đắn: sống là phải biết trân trọng quá khứ, biết ơn nguồn cội. Song đồng thời phải biết đón nhận hiện tại, sống hết mình cho hiện tại và biết vun đắp cho tương lai

2,00
2. Phân tích, bàn luận. 4,00
 

 

– Tại sao sống là phải biết trân trọng quá khứ? 2,00
+ Quá khứ là truyền thống, là lịch sử, là nguồn cội, tổ tiên, là văn hoá, văn minh xưa… Quá khứ là những gì đã xảy ra, trôi qua, không bao giờ lấy lại được. Do đó, con người phải biết trân trọng quá khứ, nguồn cội…, trân trọng chính mình. 0,50
+ Vì phải có quá khứ mới có hiện tại và tương lai, với quá khứ người ta xây dựng hiện tại và tương lai. 0,25
+ Quá khứ chính là tấm gương soi để con người tự nhận thức và rút ra những bài học kinh nghiệm quí báu cho mình. 0,25
+ Nếu con người quay lưng, “bắn vào quá khứ”, con người sẽ trở thành những kẻ vô ơn, bạc nghĩa. Họ sẽ bị tương lai đáp trả hậu quả tương xứng. 0.50
VD: Nếu cha mẹ không kính trọng ông bà, quay lưng lại truyền thống, nguồn cội… thì khó mà dạy nổi con cháu; sau này họ cũng dễ bị con cháu khinh thường. Đối với một quốc gia dân tộc, trong quá trình hội nhập văn hoá, nếu không biết giữ gìn bản sắc, sẽ dễ bị diệt vong… 0,50
– Tại sao phải biết trân trọng hiện tại, sống hết mình cho hiện tại? 1,50
+ Vì hiện tại là cái đang hiện hữu, con người xây đắp những thứ quan trọng nhất trong hiện tại: những giá trị vật chất, những giá trị tinh thần… 0,50
+ Hiện tại hôm nay cũng sẽ trở thành quá khứ ngày mai. Đời người là hữu hạn. Vì thế, nếu con người lãng quên hiện tại, tất yếu họ sẽ luôn phải nuối tiếc những gì đã trôi qua, không đạt được. 0,50
+ Quá khứ dù đẹp đẽ, thiêng liêng, cũng là cái đã qua. Tương lai dù hấp dẫn nhưng nếu ta không thực hiện hôm nay thì cũng chỉ là mơ ước. Bởi vậy, mỗi người cần biết sống thực sự, ngay trong hiện tại. 0,50
  3. Mở rộng. 2,50
– Trân trọng quá khứ là như thế nào? 0,50
– Trân trọng hiện tại, sống hết mình trong hiện tại là ra sao? 0,50
– Nêu một số lối sống, thái độ sống chưa hợp lí:

+ Hoặc quá đề cao quá khứ mà coi nhẹ hiện tại.

+ Hoặc chạy theo chủ nghĩa hiện sinh, thực dụng mà lãng quên quá khứ.

0,50
–  Bài học nhận thức, hành động của bản thân. 1,00
2 Bàn về tác phẩm văn chương, có ý kiến cho rằng: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chọn và phân tích một tác phẩm văn học đã học ở chương trình Ngữ văn THPT để làm rõ.

12,00
* Yêu cầu vê kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.

– Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

– Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu vê kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

 
1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận 0,50
2. Giải thích ý kiến 2,00
    – Chi tiết (ở đây là chi tiết nghệ thuật) -> những hiện thực đời sống được nhà văn tái hiện trong tác phẩm, là đơn vị cấu tạo nên tác phẩm, mang sức chứa lớn về nội dung và nghệ thuật. Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể mà chi tiết có khả năng giải thích, tái hiện, biểu hiện…khiến hình tượng nghệ thuật trở nên cụ thể, gợi cảm và sống động, khiến ý đồ tư tưởng của nhà văn hiện hình rõ rệt, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ tư tưởng của tác giả trong tác phẩm. 1,00

 

 

 

 

 

 

  – Những chi tiết được chọn lọc, gửi gắm mọi tư tưởng, tình cảm của nhà văn, là sự dồn nén những điều mà nhà văn muốn nói . 0,50
– Nhà văn lớn: nhà văn có nhiều đóng góp về giá trị nội dung, tư tưởng cũng như nghệ thuật qua những sáng tác của mình. 0,50

 

3. Bàn luận về ý kiến 2,00
    – Tầm vóc tư tưởng, tài năng nghệ thuật của nhà văn bộc lộ ngay trong chính cách nhà văn lựa chọn và sử dụng chi tiết trong tác phẩm.(dẫn chứng minh họa) 0,75

 

– Một chi tiết dù nhỏ cũng là kết quả lựa chọn, sắp xếp và mô tả của nhà văn, gắn với quá trình tư duy và sáng tạo nghệ thuật của nhà văn khi hình thành một tác phẩm. Nó xuất hiện ở vị trí nào trong mạch vận động của tác phẩm; nó được thể hiện ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào con mắt nhìn, khả năng thấu hiểu đời sống, thấu hiểu con người của nhà văn. 0,50
    – Một chi tiết dù nhỏ song đặt trong mạch vận động của tác phẩm vẫn có vai trò riêng của nó:

+ Với nhà văn: thể hiện ý đồ, tư tưởng một cách thuyết phục, tạo chiều sâu cho tác phẩm.

+ Với người đọc: quá trình đọc tác phẩm là sự giải mã các chi tiết trong tác phẩm (liên hệ với ý kiến của Nguyễn Minh Châu coi chi tiết là lát cắt trên thân cây để thấy cả đời thảo mộc). Một chi tiết dù nhỏ cũng có thể mang chứa thông điệp giúp người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, nắm bắt thông điệp của tác giả. Những chi tiết đặc sắc còn tạo hứng thú cho người đọc trong quá trình tiếp nhận tác phẩm

0,75
  4. Chọn và phân tích chi tiết trong tác phẩm 6,00
– Chọn được chi tiết tiêu biểu, chính xác, hợp lí 1,00
 – Lược thuật sự xuất hiện của chi tiết. 1,00
– Phân tích ý nghĩa của chi tiết để làm nổi bật vai trò của nó trong việc thể hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả và tạo nên tính nghệ thuật của tác phẩm. 4,00
5. Đánh giá, mở rộng 1,50
– Đó là nhận định đúng đắn bởi đã nêu lên những nét đặc trưng độc đáo của chi tiết – một yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm. 0,50

 

– Đây cũng là một gợi ý cho bạn đọc về cách đánh giá, nhận diện những chi tiết độc đáo, sáng tạo trong một tác phẩm đặc sắc; đặt ra thử thách đối với các tác giả khi cầm bút sáng tác 0,50

 

– Nhấn mạnh, đề cao sức mạnh của chi tiết khi xây dựng tác phẩm văn chương -> “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. 0,50

 

 

………………. Hết ………………..

 

1 thought on “Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn văn lớp 11. đề 17

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *