ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024
MÔN NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 90 phút;
ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
ĐỨA CON (THẠCH LAM)
(Tóm tắt truyện: Chị Sen là con của gia đình nông dân nghèo. Bố chị mắc nợ gia đình ông bà Cả. Chị Sen phải đi ở không công cho gia đình bà Cả)
Chị Sen cúi mình dưới gánh nước nặng trĩu, lách cửa bước vào những bước khó nhọc và chậm chạp. Cái đòn gánh cong xuống và rên rỉ trên vai, nước trong thùng sánh tóe ra mỗi bước đi. Chị cố hết sức lên khỏi mấy bậc thềm, đặt gánh nước trên đất, lấy vạt áo lau mồ hôi rỏ giọt trên trán.
– Trời chiều rồi mà chị còn gánh nước cơ à?
Chị Sen thong thả một lát rồi mới trả lời: “Con phải gánh nước nữa cho ông tắm chứ đã thôi đâu. Từ sáng đến giờ hơn mười gánh nước rồi”
Tôi ái ngại nhìn chị. Sông ở xa, từ nhà ra đến sông phải đi một quãng đường dài. Bà Cả hà tiện không chịu mua một chinh một gánh nước của người ngoài chợ chở vào bán, bà bắt chị Sen phải gánh suốt ngày. Tôi trông chị mà thương hại; người chị bé nhỏ da sạm nắng. Chân tay đã bị những công việc nặng nhọc làm thành xấu xí và cằn cỗi.
Tôi sắp nói với chị một câu an ủi, thì bỗng có tiếng the thé, – tiếng bà Cả – ở trên nhà đưa xuống:
– Không đi mà gánh nước cho ông tắm đi còn đứng đấy mà chầu chuyện. Gần tối rồi còn gì nữa.
Tôi ngoảnh lại thấy bà Cả đứng ở trên thềm, mặt cau có và giận dữ. Chị Sen sợ hãi, lẳng lặng tra đòn gánh vào quang, đi ra cửa. Tôi nghe thấy chị khẽ thở dài. Chị đi rồi, tôi cũng quay về, sau lưng mang nặng cái nhìn của bà Cả; chắc bà ta không bằng lòng tôi chút nào, nhưng vì tôi là con cháu nên bà không dám nói đấy thôi.
Chúng tôi, và tất cả mọi người trong họ không ai ưa gì bà Cả, mà còn ghét nữa. Không biết trong cái ghét ấy có lẫn chút ganh tị không, vì bà Cả giàu lắm, – nhưng hễ nói đến tên bà mọi người ai cũng bĩu môi khinh bỉ. Hai vợ chồng ông Cả trước kia cũng nghèo hèn. Sau nhờ cho vay lãi, lãi rất nặng mà trở nên giàu có. Nhưng bà kiệt ác lắm. Một tay bà Cả đã tịch ký không biết bao nhiêu ruộng nương của người ở trong vùng. Những người vay nợ, bà bắt phải biếu xén, nên trong nhà bà lúc nào cũng có gà vịt, gạo hay chân giò. Nhưng hai ông bà hà tiện không dám ăn gà vịt, đem bán ở chợ còn chân giò phơi khô để dành. Bữa cơm chỉ có một ít vừng rang thật mặn, một ít thịt kho rim và một đĩa rau. Hai ông bà thường kêu rằng khó ở, luôn luôn không ăn được. Chị Sen biết nhiều về những bữa cơm ấy vì chị phải ăn cơm với muối là thường. Nhiều khi sang chơi, tôi thấy chị ngồi trước mâm cơm chỉ có đĩa không, với bát nước mắm. Chị ăn uể oải và thong thả như người không ăn được, tuy chị đói. Chị bảo rằng, cơm với muối khó ăn lắm, nuốt vào nó nghẹn ở cổ ….
(Lược đoạn cuối: Sau này, bố mẹ chị Sen xin bà Cả cho chị về quê lấy chồng. Hai năm sau, bố mẹ, chị Sen và đứa con trai mười bốn tháng tuổi của chị lại lên chơi nhà bà Cả, bố mẹ chị mang theo buồng chuối và gà lên nhà bả Cả, cốt vì món nợ chưa trả hết. Bà Cả hỏi thăm chị Sen, mở tủ lấy đưa chị hai đồng bạc và bảo chị về may áo cho con. Bà nhất định không nhận đồ mà bố mẹ chị Sen mang đến.)
Chú thích: Thạch Lam (1910-1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh. Ông là một trong những thành viên của nhóm “Tự lực văn đoàn”. Ngòi bút của Thạch Lam có hướng tới cuộc sống của những người dân nghèo khổ. Truyện ngắn “Đứa con” được in trong “Tuyển tập truyện ngắn Thạch Lam” là một trong những tác phẩm đặc sắc nằm trong mạch truyện viết về những con người với thân phận nhỏ bé, phải chịu nhiều nỗi tủi cực trong xã hội cũ.
Câu 1: Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong văn bản trên.
Câu 2: Tìm và liệt kê các chi tiết thể hiện sự vất vả của chị Sen trong đoạn văn bản trên.
Câu 3: Đoạn văn sau đây gợi ra những điều gì ở ông bà Cả ?
“Nhưng bà kiệt ác lắm. Một tay bà Cả đã tịch ký không biết bao nhiêu ruộng nương của người ở trong vùng. Những người vay nợ, bà bắt phải biếu xén, nên trong nhà bà lúc nào cũng có gà vịt, gạo hay chân giò. Nhưng hai ông bà hà tiện không dám ăn gà vịt, đem bán ở chợ còn chân giò phơi khô để dành. Bữa cơm chỉ có một ít vừng rang thật mặn, một ít thịt kho rim và một đĩa rau. Hai ông bà thường kêu rằng khó ở, luôn luôn không ăn được.”
Câu 4: Nêu suy nghĩ của em về thái độ của nhân vật “tôi” với chị Sen được thể hiện trong văn bản. Em nhận xét gì về thái độ đó.
Câu 5: Từ văn bản ở phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn 7-10 dòng nêu suy nghĩ của em về giá trị của lòng đồng cảm trong cuộc sống.
PHẦN II: VIẾT (5,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ), nêu suy nghĩ của em về số phận của nhân vật Sen trong đoạn văn bản trên, từ đó làm rõ chủ đề và nghệ thuật của văn bản.
ĐÁP ÁN CHẤM VĂN 10
|
|||
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
|
1 | Câu 1: Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong văn bản trên. | 0,5 |
Ngôi kể thứ nhất/ Người kể chuyện hạn tri
– HS trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm – HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm |
|||
2 | Câu 2: Tìm và liệt kê các chi tiết thể hiện sự vất vả của chị Sen trong đoạn văn bản trên. | 1.0 | |
Chi tiết thể hiện sự vất vả của chị Sen
+ cúi mình gánh nước nặng trĩu + lách cửa bước vào những bước khó nhọc và chậm chạp. + Cái đòn gánh cong xuống và rên rỉ trên vai + Chị cố hết sức lên khỏi mấy bậc thềm, đặt gánh nước trên đất, lấy vạt áo lau mồ hôi rỏ giọt trên trán. + người chị bé nhỏ da sạm nắng. Chân tay đã bị những công việc nặng nhọc làm thành xấu xí và cằn cỗi. + chị ngồi trước mâm cơm chỉ có đĩa không, với bát nước mắm. Chị ăn uể oải và thong thả như người không ăn được, tuy chị đói
Học sinh có thể chọn những chi tiết khác thể hiện sự vất vả của chị Sen + HS trả lời 3 ý 1.0 điểm + HS trả lời được 2 ý : 0,75 điểm + HS trả lời được 1 ý : 0,5 điểm + HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm |
|||
3 | Câu 3: Đoạn văn sau đây gợi ra những điều gì ở ông bà Cả ?
|
||
Đoạn văn gợi lên hình ảnh ông bà Cả:
+ Là những người có của cải + Là những người keo kiệt, hà tiện + Là những người độc ác, tham lam, thiếu tình người. …. + HS trả lời 3 ý 1.0 điểm + HS trả lời được 2 ý : 0,75 điểm + HS trả lời được 1 ý : 0,5 điểm + HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm |
1,0 | ||
4 | – Thái độ của nhân vật “tôi” với chị Sen: đồng cảm, thương hại, xót xa cho số phận của chị Sen
– Nhận xét thái độ: Đó là tấm lòng nhân ái, là thái độ đáng trân trọng của tác giả. – HS trả lời được 2 ý về thái độ của nhân vật tôi: 0,5 điểm – HS nhận xét được thái độ của nhân vật “tôi”: 0,5 điểm |
1,0 | |
5 | Học sinh có thể trả lời theo định hướng sau:
+ Lòng đồng cảm giúp mỗi người thấu hiểu hoàn cảnh của đối phương, từ đó chia sẻ tình yêu thương một cách rộng lớn, không định kiến với đối phương. + Lòng đồng cảm giúp ta thấu hiểu những cảm xúc, những trải nghiệm của mọi người, từ đó học hỏi thêm những bài học cuộc sống. + Lòng đồng cảm giúp gắn kết người với người. Những người nhận được sự đồng cảm sẽ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và chia sẻ, lòng nhẹ nhàng, thanh thản hơn. ð Từ đó, mỗi người cần có lòng đồng cảm, trau dồi trái tim xúc cảm để chia sẻ với cộng đồng nhiều hơn. + HS trả lời 3 ý về ý nghĩa + nêu bài học: 1.5 điểm + HS trả lời 3 ý về ý nghĩa + không nêu bài học: 1.25 điểm + HS trả lời được 2 ý về ý nghĩa (phân tích chi tiết) : 1.0 điểm + HS trả lời được 1 ý về ý nghĩa (phân tích chi tiết) : 0,75 điểm + HS không trả lời qua loa, chung chung: 0,25 điểm |
1.5 | |
Phần làm văn | 5,0 | ||
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ), nêu suy nghĩ của em về số phận của nhân vật Sen trong đoạn văn bản trên, từ đó làm rõ chủ đề và nghệ thuật của văn bản. | 5,0 | ||
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở đoạn nêu được vấn đề, Thân đoạn triển khai được vấn đề, Kết đoạn khái quát được vấn đề. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề
Số phận của nhân vật Sen trong đoạn văn bản trên, từ đó làm rõ chủ đề và nghệ thuật của văn bản. Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. |
0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: |
|||
*Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
– Giới thiệu tác giả Thạch Lam – Giới thiệu tác phẩm truyện Đứa con |
0,25 | ||
*Phân tích số phận của nhân vật chị Sen
– Hoàn cảnh: Chị Sen là con của gia đình nông dân nghèo. Bố chị mắc nợ gia đình ông bà Cả. Chị Sen phải đi ở không công cho gia đình bà Cả; gia đình bà Cả keo kiệt, độc ác, khó tính – Hành động của chị Sen: gánh những gánh nước nặng; ăn uống không được đầy đủ, toàn ăn cơm với muối – Số phận: khốn khổ, vất vả, nhiều khó khăn. |
1,5 | ||
*Phân tích chủ đề và nghệ thuật của văn bản.
+ Chủ đề: Số phận khó khăn, vất vả của những con người trong xã hội cũ + Nghệ thuật · Xây dựng tình huống truyện đặc sắc, thể hiện số phận nhân vật · Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc. · Giọng điệu xót xa, thương cảm · Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua hành động. Nhân vật được khắc hoạ qua suy nghĩ của nhân vật “tôi” |
1,0 | ||
Thái độ của nhà văn
+ Xót xa, thương cảm cho số phận của nhân vật chị Sen. |
0,25 | ||
Bài học, thông điệp rút ra từ câu chuyện
+ Cần yêu thương, trân trọng những con người nhỏ bé, có số phận bất hạnh trong xã hội + Cần đối xử công bằng, rộng lượng với những con người có hoàn cảnh khó khăn …. |
0,5 | ||
d.Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, trong quá trình phân tích biết liên hệ với hình ảnh trong các các văn bản khác | 0,5 |