MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng
% điểm |
||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | |||||
1
|
Đọc hiểu
|
Truyện ngắn/ Thơ/ Văn nghị luận.
|
5 |
2 | 10% | 2 | 20% | 1 | 10% | 0 | 0 |
40% |
2 | Viết
|
Viết một đoạn văn nghị luận văn học đánh giá về một nét đặc sắc về chủ đề hoặc nghệ thuật của đoạn trích ở phần đọc-hiểu |
1 |
5% | 5% | 10% | 0 |
20% |
||||
Viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay quan niệm. |
1 |
5% | 10% | 20% | 5% | 40% | ||||||
Tỉ lệ % | 20% | 35% | 40% | 5% | 100% | |||||||
Tổng | 7 | 100% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II
Thời gian làm bài: 90 phút
TT | Chương/
Chủ đề |
Nội dung/
Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Truyện ngắn | Nhận biết:
– Nhận biết được phương thức biểu đạt. – Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. – Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. – Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. – Xác định được hệ thống nhân vật, kết cấu, các thủ pháp nghệ thuật… Thông hiểu: – Tóm tắt được cốt truyện. – Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. – Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. – Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể. – Phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác. – Giải thích được ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu câu và biện pháp tu từ; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: – Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. – Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. |
2
|
2 | 1
|
0
|
Thơ | Nhận biết:
– Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. – Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt. – Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. Thông hiểu: – Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. – Hiểu được nội dung chính của văn bản. – Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. – Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ… Vận dụng: – Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. – Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. |
||||||
Văn nghị luận | Nhận biết:
– Nhận biết được hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng trong văn bản nghị luận. – Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, sự kết hợp các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận, các biện pháp tu từ… – Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận một tác phẩm văn học. Thông hiểu: – Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản. – Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng. – Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích tạo lập văn bản. – Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; tác dụng của các biện pháp tu từ; công dụng của dấu câu; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: – Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. – Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản. |
||||||
2 | Viết | Viết đoạn văn nghị luận về tác phẩm truyện | Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự.
Nhận biết: – Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, thể loại,… của tác phẩm. – Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học. Thông hiểu: – Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm. – Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. – Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: – Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. – Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm. – Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. |
1* | 1* | 1* | |
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay quan niệm.
|
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay quan niệm.
Nhận biết: – Nhận biết được vấn đề đặt ra ở đề bài. – Nhận biết được kiểu bài, xác định được đối tượng nghị luận, phạm vi dẫn chứng, thao tác lập luận chính. Thông hiểu: – Hiểu đúng vấn đề cần bàn luận. – Biết lựa chọn và sắp xếp các luận điểm. Hình thành được hệ thống luận điểm, luận chứng. Vận dụng: Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác- lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư thói quen hay quan niệm… Vận dụng cao: Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận vấn đề. – Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục |
1 | 1 | 1 | 1 | ||
Tổng | 2 | 2 | 2 | 1 | |||
Tỉ lệ % | 20% | 35% | 40% | 5% | |||
Tỉ lệ chung | 40 | 60 |
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT GIA VIỄN A |
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản:
Thực ra tuổi thơ tôi không ăn đòn thường xuyên bằng thằng Tường, em tôi.
Tường là một thằng nhóc rất đẹp trai. Nó đẹp ngay từ khi còn bé. Tường mang khuôn mặt thanh mảnh của mẹ tôi và đôi mắt to với cặp lông mi dài của ba tôi. Tóc nó dày, mịn như tơ, da trắng hồng, miệng rộng với hàm răng trắng và đều tăm tắp như những viên đá cuội được mài dũa và sắp xếp cẩn thận. Mỗi khi Tường cười có cảm giác gương mặt nó đang tỏa sáng. Nụ cười đó, gương mặt đẹp như thiên thần đó luôn đem lại cho người đối diện một niềm vui khó giải thích.
Thế nhưng trong hai anh em tôi, nó là đứa ăn đòn của ba tôi nhiều nhất, không phải vì nó quỷ quái gì mà vì nó có một ông anh quỷ quái.
Một lần, tôi rủ nó trốn ngủ trưa chạy qua bãi đất trống cạnh nhà chơi trò ném đá.
Làng định xây trạm xá trên bãi đất này, đá ba lát mua về chất đống nhưng rồi thiếu tiền nên cứ để mãi.
Đá ba lát to bằng nắm tay, rắn như thép, các cạnh lại nhọn sắc, ném trúng là vỡ đầu, thằng Tường hãi lắm.
Nó tần ngần nhìn đống đá, rụt cổ:
– Em không chơi trò này đâu. Rủi trúng vào đầu thì chết!
– Chết sao được mà chết.
Tôi trấn an nó:
– Tao và mày đứng thật xa ném nhau, thấy hòn đá bay tới là mình nhảy tránh. Đứng xa thì rủi đá trúng vào người cũng chẳng hề hấn gì.
Tường có vẻ không bị tôi thuyết phục. Nó nhìn lên cành phượng đỏ rực bên kia đường:
– Hay mình hái nhụy hoa phượng chơi trò đá gà đi, anh.
Nhụy hoa phượng có cọng dài và mảnh, đầu hình hạt gạo, màu nâu. Trẻ con bọn tôi hay chơi trò đá gà bằng nhụy hoa phượng. Hai con gà là hai cái nhụy móc đầu vào nhau, giựt mạnh, đầu gà nào đứt trước là gà ấy thua. Mỗi độ hè về, tôi cũng hay chơi trò đá gà bằng nhụy hoa phượng, nhưng lúc này tôi đang thích trò ném đá.
Tôi bĩu môi:
– Đó là trò con gái. Tao và mày là con trai. Con trai phải chơi trò ném đá hoặc phóng dao.
Tôi nhìn thằng Tường qua khóe mắt, láu lỉnh:
– Hay mày muốn chơi trò phóng dao?
Nghe hai chữ phóng dao, thằng Tường sợ run:
– Thôi, anh và em chơi trò ném đá đi!
(…)
Một giọng nói sang sảng thình lình vang lên cắt ngang những ý nghĩ tốt đẹp trong đầu tôi:
– Hai đứa bay không ngủ trưa trốn ra đây làm gì đó?
Không cần ngước mắt lên, chỉ nghe giọng nói lạnh lẽo kia xát vào tai, tôi đã run như cầy sấy, biết địa ngục sắp sửa trút xuống đầu.
Để ba tôi bắt quả tang hai anh em lang thang ngoài trưa nắng, cũng gần như để thần chết tóm được gáy.
Thế là không nói không rằng, tôi buông ngay thằng Tường ra, co giò phi một mạch qua nhà bà tôi.
Tôi trốn ở nhà bà tôi đến tối mịt, khi biết chắc ba tôi đã đi ngủ, tôi mới dám mò về nhà.
Tôi thậm thụt vô nhà bằng ngả sau, len lén đi về phía giường ngủ trên những đầu ngón chân, sè sẹ phủi chân rồi vén mùng rón rén chui vô.
(Trích truyện dài “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, Nguyễn Nhật Ánh, NXB Trẻ, 2019)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Xác định ngôi kể của đoạn trích?
Câu 2: Tìm các chi tiết miêu tả nhân vật thằng Tường trong đoạn trích?
Câu 3: Khái quát nội dung của đoạn trích?
Câu 4: Việc thằng Tường dù sợ nhưng vẫn đồng ý chơi trò ném đá với anh cho thấy Tường là cậu bé như thế nào?
Câu 5: Câu chuyện gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về ý nghĩa của những kỉ niệm tuổi thơ?
- VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn bản phần đọc hiểu.
Câu 2 (4.0 điểm): Viết một bài luận (khoảng 600 chữ) thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trông chờ, ỷ lại vào người khác.
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT GIA VIỄN A |
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn lớp 10
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất.
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0 điểm |
0,5 |
|
2 | Chi tiết miêu tả thằng Tường: đẹp trai, khuôn mặt thanh mảnh, đôi mắt to, cặp lông mi dài, tóc dày, mịn như tơ, da trắng hồng, miệng rộng với hàm răng trắng và đều tăm tắp; mỗi khi Tường cười có cảm giác gương mặt nó đang tỏa sáng; gương mặt đẹp như thiên thần đó luôn đem lại cho người đối diện một niềm vui khó giải thích.
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. –Học sinh trả lời được ít nhất 3 chi tiết: 0,25 điểm – Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0 điểm |
0,5 |
|
3 | Khái quát nội dung đoạn trích:
Đoạn trích kể lại chuyện hai anh em Thịnh và Tường cùng những kỉ niệm tuổi thơ. Tường là cậu bé rất đẹp trai, hiền lành, luôn nhường nhịn, nghe lời anh. Khi anh rủ nhau chơi trò ném đá nguy hiểm, dù sợ hãi nhưng Tường vẫn đồng ý. Bị ba bắt được, người anh trốn mất để mặc Tường ở lại. Qua câu chuyện về cuộc sống thường ngày và tâm tư của cậu bé – nhân vật “tôi”, tác giả thể hiện ý nghĩa của những kỉ niệm tuổi thơ, gia đình. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt khá tốt: 0,75 điểm. – Học sinh trả lời chạm ý nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm – Học sinh trả lời chưa thuyết phục 0,25 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án, diễn đạt theo nhiều cách nhưng thuyết phục. |
1,0 |
|
4 | Việc thằng Tường dù sợ nhưng vẫn đồng ý chơi trò ném đá với anh cho thấy Tường là cậu bé: ngây thơ, hồn nhiên, nhân hậu, nghe lời và nhường nhịn anh trai.
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương như đáp án trở lên: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án, diễn đạt theo nhiều cách nhưng thuyết phục. |
1,0 |
|
5 | Ý nghĩa của những kỉ niệm tuổi thơ:
-Khiến con người cảm thấy hạnh phúc, trân trọng quá khứ, nỗ lực hơn ở hiện tại và tương lai. -Góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách, đem đến những bài học ý nghĩa trong cuộc đời… Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương 02 ý như đáp án trở lên: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án, diễn đạt theo nhiều cách nhưng thuyết phục. |
1,0
|
|
II
|
1 |
VIẾT:
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn bản phần đọc hiểu.
|
2,0 |
a.Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 150 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích truyện “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” ở phần đọc hiểu.
Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. |
0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
-Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: + Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế. +Miêu tả nhân vật ở điểm nhìn ngôi thứ nhất qua cảm nhận của nhân vật tôi – người anh khiến nhân vật hiện lên sinh động, chân thực. +Các chi tiết tiêu biểu làm nổi bật ngoại hình và tính cách nhân vật +Ngôn ngữ gần gũi, tự nhiên, trong sáng +Góp phần thể hiện chủ đề của đoạn trích: trân trọng, yêu mến tình cảm anh em, ý nghĩa những kỉ niệm tuổi thơ -Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của đoạn văn. Hướng dẫn chấm: – Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 0,5 điểm. – Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 0,25 điểm. |
0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
–Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích truyện “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” ở phần đọc hiểu. -Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. -Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng. Hướng dẫn chấm: -Học sinh trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý: 0,5 điểm -Học sinh trình bày chung chung, chạm ý: 0,25 điểm |
0,5 | ||
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,25 |
LÀM VĂN | 4,0 | ||
2 | Viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trông chờ, ỷ lại vào người khác. | ||
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Thuyết phục người khác từ bỏ thói trông chờ ỷ lại vào người khác. |
0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau: + Trông chờ, ỷ lại là sự thờ ơ với cuộc sống, công việc và học tập của bản thân, không có ý thức trách nhiệm, không cố gắng mà dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một cách thái quá. + Nguyên nhân dẫn đến thói quen trông chờ, ỷ lại là do sự lười biếng trong cả vận động và tư duy hoặc do được gia đình nuông chiều. + Tác hại: Người sống ỷ lại, quen dựa dẫm thường lười lao động, tư duy, thiếu năng lực đưa ra quyết định trong những hoàn cảnh cần thiết, không làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh, không có sáng tạo,… dễ gặp thất bại trong mọi việc, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. + Mỗi người cần nhận thức được tác hại của thói quen trông chờ, ỷ lại vào người khác; rèn luyện thói quen học tập và làm việc một cách chủ động, hợp lý, khoa học, từ đó mới làm chủ được cuộc sống, làm chủ được tương lai số phận của mình. + … Hướng dẫn chấm: – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng: 1,0 điểm – Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu: 0,75điểm – Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp: 0,5 điểm Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1,0 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
–Triển khai được ít nhất 02 luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. -Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. -Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng. Hướng dẫn chấm: -Học sinh triển khai được 02 luận điểm thuyết phục: 1,5 điểm -Học sinh trình bày được 01 luận điểm thuyết phục: 1,0 điểm -Học sinh trình bày chung chung, chạm ý: 0,5 điểm Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. – Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. – Đáp ứng dược 1 yêu cầu: 0,25 điểm. |
0,5 | ||
Tổng điểm: | 10 |