Đề văn lớp 10 Gửi em, cô thanh niên xung phong Phạm Tiến Duật

Đề thi khối 10
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ, HỌC KỲ II (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN   LỚP 10

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm

Đọc đoạn thơ sau:

Có lẽ nào anh lại mê em
Một cô gái không nhìn rõ mặt
Ðại đội thanh niên đi lấp hố bom
Áo em hình như trắng nhất

 

Người tinh nghịch là anh dễ thân
Bởi vì thế có em đứng gần
Em ở Thạch Kim
(1), sao lại lừa anh nói là Thạch Nhọn
Ðêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón

 

Em đóng cọc rào quanh hố bom
Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn
Tiếng Hà
Tĩnh nghe buồn cười đáo để
Anh lặng người như trôi trong tiếng ru.

[…]

“Cạnh giếng nước có bom từ trường
En (2)
không rửa, ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Ðêm nằm mơ nói mớ vang nhà…”
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy!

[…]

(Trích Gửi em, cô thanh niên xung phong”Phạm Tiến Duật, 1969)

 

Chú thích

– Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ. Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn.

– Phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch” nhưng cũng rất sâu sắc.

–  Bài thơ Gửi em, cô thanh niên xung phong được nhà thơ Phạm Tiến Duật viết tại Đức Thọ năm 1969, thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn.

(1) Thạch Kim: Một địa danh ở Hà Tĩnh.

(2) En: từ địa phương,  nghĩa là em

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chcủa đoạn thơ.

Câu 2. Chỉ ra nhân vật trữ tình trong đoạn thơ.

Câu 3. Tìm những từ ngữ miêu tả công việc của nhân vật “em” trong đoạn thơ.

Câu 4. Nêu nội dung của những dòng thơ sau:

Có lẽ nào anh lại mê em
Một cô gái không nhìn rõ mặt
Ðại đội thanh niên đi lấp hố bom
Áo em hình như trắng nhất

Câu 5. Phân tích hiệu quả của phép điệp trong câu thơ:

“Thương em, thương em, thương em biết mấy!”

Câu 6. Những hình ảnh “bom từ trường”, “bom nổ chậm” giúp anh/chị cảm nhận gì về cuộc sống chiến đấu của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ?

Câu 7. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với những cô thanh niên xung phong thể hiện trong đoạn thơ.

Câu 8. Qua đoạn thơ, anh/chị hãy nêu một thông điệp có ý nghĩa nhất với cuộc sống hôm nay.

PHẦN VIẾT (4,0 điểm)

Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 – 800 chữ) phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên.

  

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM CUỐI KỲ, HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn, lớp 10

(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

I/ Yêu cầu chung:

  1. Giám khảo nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng; trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
  2. Tổng điểm toàn bài là 10.0 điểm, cho lẻ đến 0.25 điểm.

II/ Yêu cầu cụ thể:

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6.0
1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.

0,5
2 – Nhân vật trữ tình: cô thanh niên xung phong

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.

0,5
3 Từ ngữ miêu tả công việc của em: Lấp hố bom; đóng cọc dài quanh hố bom, phá nhiều bom nổ chậm

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời trả lời được 1 hình ảnh: 0,25 điểm

– Học sinh chép lại câu thơ có chứa đựng hình ảnh: 0,25 điểm

0.5
4 Nội dung đoạn thơ:

– Khắc họa hình ảnh của em – cô thanh niên xung phong dù “không nhìn rõ mặt”, nhưng để lại ấn tượng sâu đậm đối với tác giả “áo em hình như trắng nhất”.

– Thể hiện cảm xúc của tác giả về em “mê em” – thái độ yêu mến, ngưỡng mộ, tự hào.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh chỉ ra được một ½ ý: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời có cách diễn đạt ý tương tự, hợp lý thì giám khảo vẫn cho điểm.

1.0

 

5  – Phép điệp: Điệp từ: “thương em” (3 lần)

– Hiệu quả:

+ Tạo nhịp điệu dồn dập, gấp gáp cho câu thơ

+ Nhấn mạnh tình cảm của tác giả đối với các nữ thanh niên xung phong với thái độ: Trân trọng, khâm phục, yêu mến, cảm thông…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

– HS  nêu được 2 ý về hiệu quả, không nêu biểu hiện của phép điệp: 0,75 điểm.

– HS nêu được 1 ý về hiệu quả, không nêu biểu hiện của phép điệp: 0,5 điểm.

– HS nêu biểu hiện của phép điệp, không nêu được hiệu quả của phép điệp: 0,25 điểm.

1.0
6 Những hình ảnh “bom từ trường”, “bom nổ chậm” giúp ta thấy cuộc sống chiến đấu của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ:

+  Nhiều khó khăn, gian khổ.

+  Luôn phải đối mặt với những mất mát, hi sinh.

Hướng dẫn chấm

– Học sinh chỉ ra được các nội dung như đáp án: 1.0 điểm.

– Học sinh chỉ nêu ra được một nội dung: 0. 5 điểm.

– Học sinh không nêu được nội dung nào: 0.0 điểm.

– Học sinh trả lời có cách diễn đạt ý tương tự, hợp lý thì giám khảo vẫn cho điểm.

1.0
7 – Thái độ, tình cảm của tác giả:

+ Yêu mến, trân trọng, tự hào của nhà thơ dành cho những cô gái thanh niên xung phong.

+ Tình cảm chân thành, sâu sắc, cao đẹp.

Hướng dẫn chấm

– Học sinh chỉ ra được các nội dung như đáp án: 1.0 điểm.

– Học sinh chỉ nêu ra được thái độ, tình cảm của tác giả: 0.75 điểm.

– Học sinh chỉ nhận xét tình cảm, thái dộ của tác gia: 0.25 điểm.

– Học sinh không nêu được nội dung nào: 0.0 điểm.

– Học sinh trả lời có cách diễn đạt ý tương tự, hợp lý thì giám khảo vẫn cho điểm.

1.0
8 – HS nêu một thông điệp có ý nghĩa nhất với cuộc sống hôm nay:

– Sống là cống hiến

– Đặt hạnh phúc cho đất nước lên trên hạnh phúc cho cá nhân

… có lí giải cho thông điệp mình chọn

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0.5 điểm

– HS trả lời chỉ nêu ra thông điệp, không lí giải: 0,25 điểm

– HS trả lời không trả lời: 0 điểm

Hướng dẫn chấm

0.5
II   PHẦN VIẾT  
1 Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 – 800 chữ) phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên. 4.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong đoạn thơ

0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

* Giới thiệu được tác giả Phạm Tiến Duật; giới thiệu bài thơ “Gửi em, cô thanh niên xung phong” và đoạn thơ.

* Triển khai vấn đề cần nghị luận:

– Giới thiệu chung về bài thơ “Gửi em, cô thanh niên xung phong”

– Giá trị nội dung

+ Khổ 1: Cảm xúc của tác giả đối với cô thanh niên xung phong “có lẽ nào anh lại mê em”. Ấn tượng đầu tiên, sâu đậm về em: cho dù không nhìn rõ mặt nhưng vẫn nhận ra “áo em hình như trắng nhất”

+ Khổ 2: Em hiện lên với vẻ đẹp hồn nhiên, tinh nghịch, hóm hỉnh “Em ở Thạch Kim, sao lại lừa anh nói là Thạch Nhọn”

+ Khổ 3,4: Công việc của em vất vả, nguy hiểm đóng cọc rào quanh hố bom; ngày phá nhiều bom nổ chậm” nhưng em vẫn luôn lạc quan, yêu đời, vượt lên trên khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để mở đường cho xe ra tiền tuyến.

è Qua hình ảnh cô thanh niên xung phong, tác giả bộc lộ thái độ, tình cảm yêu mến, trân trọng, ngưỡng mộ đối với nững cô thanh niên xung phong “mê em” – “thương em, thương em, thương em biết mấy”

– Giá trị nghệ thuật: Thể thơ tự do, ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, mang đậm tính khẩu ngữ, giọng thơ tinh nghịch, trẻ trung đậm chất lính; kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật: liệt kê, điệp từ,…

* Đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật:

Đoạn thơ hay, đặc sắc trong bài thơ -> được nhiều người yêu mến, góp phần làm nên tên tuổi của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Hướng dẫn chấm: Phân tích đầy đủ, sâu sắc (2,5 điểm); phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc (1,5 điểm – 2,25 điểm); phân tích chung chung, chưa rõ các ý (1,0 – 1,25 điểm); phân tích sơ lược, không rõ các ý (0,25 điểm – 0,75 điểm).

2,5
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Đảm bảo các ý như đáp án: 0,5 điểm

0,5
e. Sáng tạo:

Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh, mở rộng để làm nổi bật vấn đề; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

Đáp ứng được 02 yêu cầu đạt 0,5 điểm

0,5
Tổng điểm 10.0

=============Hết===========

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *