SỞ GD & ĐT HƯNG YÊN
TRƯỜNG THCS & THPT HOÀNG HOA THÁM (Đề thi gồm có 02 trang) |
ĐỀ THI CUỐI KÌ II
Môn thi: Ngữ văn 10 Năm học: 2023 – 2024 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Thưa mẹ!
Con về với mẹ đây
Những ngọn gió thổi qua vườn cuối hạ
Lá xôn xao những cánh thư thầm
Chiến tranh đã tắt cuối con đường
Cau vẫn rụng vào những chiều thương nhớ
Bầy sẻ nâu đã bao mùa sinh nở
Con đã về, mẹ có thấy con không
[…]
Chiến tranh qua rồi và mãi mãi con tin
Con ngủ quên dưới cánh rừng lá bạc
Khi gió thổi là con tỉnh giấc
Theo đường gió con về thăm mẹ sau lưng (1)*
[…]
Con đã về rón rén bước chân
Như thuở nhỏ để òa trong nức nở
Con đã về mẹ bớt ho mẹ nhé
Bông hoa đèn lại nở sáng trong đêm
[…]
Chiến tranh qua rồi và mãi mãi con tin
Con không chết, con chỉ không lớn nữa
Và con sống suốt đời mười tám tuổi
Như buổi chiều chào mẹ con đi
Con đã vào đến bếp nhà ta
Ngồi bên mẹ xòe tay hơ trước lửa
Niêu tép mẹ kho suốt đời không thể nguội
Cơm đang cười mẹ có thấy con không.
Đũa vẫn so thừa cả những bữa cơm đông
Cánh cửa cũ chần chừ đêm gió lạ
Mẹ ơi mẹ, mẹ đừng ngồi khuya quá
Mẹ đừng ngồi vấn tóc mãi trong đêm
(Trích “Thư gửi mẹ”, Những người lính của làng,
Nguyễn Quang Thiều, NXB Quân đội nhân dân, 1996)
Chú thích:
(*)Từ những năm 1990, thơ Việt Nam đương đại bắt đầu có sự chuyển đổi lớn về mặt thi pháp. Trong luồng gió đó, Nguyễn Quang Thiều là nhà thơ đầu tiên, bằng những nỗ lực vượt bậc và tài năng xuất sắc của mình, đã xác lập một giọng điệu mới trong thơ Việt.
– Thư gửi mẹ – lời của một người lính đã hy sinh trích trong Trường ca “Những người lính của làng” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được viết tại thành phố Hồ Chí Minh, sau khi chiến tranh vừa kết thúc.
*(1) Hình ảnh thơ bắt nguồn từ quan niệm vạn vật hữu linh của người xưa.
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 8 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh khắc họa chân dung người mẹ trong các dòng thơ sau:
Đũa vẫn so thừa cả những bữa cơm đông
Cánh cửa cũ chần chừ đêm gió lạ
Mẹ ơi mẹ, mẹ đừng ngồi khuya quá
Mẹ đừng ngồi vấn tóc mãi trong đêm
Câu 3. Xác định từ láy trong khổ thơ thứ 4.
Câu 4. Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Câu 5. Phân tích hiệu quả của phép điệp ngữ “Con đã về” trong đoạn trích.
Câu 6. Nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn trích.
Câu 7. Nhận xét về tình cảm của người con dành cho mẹ trong đoạn trích.
Câu 8. Qua đoạn trích, hãy nêu suy nghĩ về sự hi sinh của những con người “không chết”, “sống suốt đời mười tám tuổi” được nói đến trong đoạn trích trên.
- PHẦN VIẾT (4,0 điểm)
Anh/Chị viết một bài luận khoảng 500- 600 chữ phân tích, đánh giá về mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn trích ở phần Đọc- hiểu.
SỞ GD &ĐT HƯNG YÊN
TRƯỜNG THCS & THPT HOÀNG HOA THÁM (Đáp án gồm có …. trang) |
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CUỐI KÌ II Môn thi: Ngữ văn 10 Năm học: 2023 – 2024 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | |
|
1 | – Thể thơ: Tự do
Hướng dẫn chấm: – HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm – HS trả lời sai: 0 điểm |
0.5 |
2 | – Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh khắc họa hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ:
+ mẹ ngồi khuya quá +mẹ ngồi vấn tóc mãi trong đêm +đũa vẫn so thừa Hướng dẫn chấm: – HS trả lời được 2 hình ảnh như đáp án: 0,5 điểm – HS trả lời 01 hình ảnh như đáp án: 0,25 điểm – HS sai: 0 điểm – Nếu HS lựa chọn các hình ảnh khác đúng vẫn cho điểm tối đa |
0.5 | |
3 | Xác định từ láy trong khổ thơ thứ (4)
+ rón rén + nức nở Hướng dẫn chấm: – HS trả lời được 2 từ láy như đáp án: 0,5 điểm – HS trả lời 01 từ láy như đáp án: 0,25 điểm – HS trả lời sai: 0 điểm |
0,5 | |
4 | Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
– Là người con đã mất, người lính đã hi sinh – Hoặc linh hồn người lính – Hoặc tác giả nhập vào người con đã mất, người lính đã hi sinh Hướng dẫn chấm: – HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm – HS trả lời sai: 0 điểm |
0,5 | |
5 | – Phép điệp ngữ “Con đã về”
– Hiệu quả: + Tạo nhịp điệu cho câu thơ, làm câu thơ hay hơn, sinh động hơn + Nhấn mạnh tình cảm tha thiết, yêu thương, khắc khoải người con dành cho mẹ + Bộc lộ sự đau xót, chua xót trong lòng con vì chỉ còn một bóng hình mẹ đơn côi. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm – Học sinh chỉ chỉ ra được biểu hiện mà chưa phân tích được tác dụng được: 0,25 điểm – Học sinh trả lời thiếu 2 ý : 0,75 điểm – HS trả lời ½ ý 2: 0,5 điểm – Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được |
1,0 | |
6 | Nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn trích.
– Nỗi mất mát, hi sinh của người lính trong chiến tranh và tình mẫu tử thiêng liêng. – Niềm an ủi, vỗ về, động viên người mẹ già mòn mỏi, đợi chờ. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm – Học sinh trả lời được 1/2 đáp án : 0,5 điểm – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm – Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được thì vẫn cho điểm tối đa.
|
1,0 | |
7 | Nhận xét về tình cảm của người con dành cho mẹ trong đoạn trích.
– Tình cảm người con dành cho người mẹ của mình là xót thương vô hạn. Người con đã hi sinh, đã không thể báo hiếu, không thể chăm sóc cho mẹ. Vì lẽ đó lòng người con đau đớn, chua xót và rất đỗi thương người mẹ của mình. – Thái độ của con dành cho mẹ thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt dù con đã hi sinh người con sẽ mãi ở bên, sẽ mãi nhớ về mẹ trong suốt cuộc đời mình. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm – Học sinh trả lời được 1/2 đáp án : 0,5 điểm – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm – Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được thì vẫn cho điểm tối đa.
|
1,0 | |
8 | Qua đoạn trích, hãy nêu suy nghĩ về sự hi sinh của những con người “không chết”, “sống suốt đời mười tám tuổi” được nói đến trong đoạn thơ trên.
HS đưa ra nhận thức dựa vào hiểu biết về văn bản thơ, cảm xúc nảy sinh khi đọc, giải mã nghĩa của bài thơ. Gợi ý: -Ý 1: Về nội dung: đoạn trích thể hiện suy nghĩ, cảm xúc chân thành về những người lính đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. – Ý 2: Đánh thức tình cảm: + Khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, tôn vinh người lính. + Cần quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với gia đình thương binh, liệt sĩ. + Đánh thức trách nhiệm của tuổi trẻ: học tập, rèn luyện, trau dồi kĩ năng để cống hiến cho Tổ Quốc. Đó cũng là biết ơn cha anh. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời được 2.2 ý như đáp án: 1,0 điểm – Học sinh trả lời được 1/2 yêu cầu trong đáp án: 0,5 điểm – Lưu ý: HS lí giải được vấn đề nhưng chọn cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. |
1,0
0,5
0,5 |
|
II | VIẾT | 4.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề |
0.5 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
Viết một bài luận khoảng 600 chữ phân tích, đánh giá về mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn văn bản “Thư gửi mẹ” Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. |
0.5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: |
1.75 | ||
– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, xuất xứ, chủ đề của tác phẩm Thư gửi mẹ, giới thiệu luận đề bài viết: phân tích, đánh giá về mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn trích“Thư gửi mẹ”.
– Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con, người con ỏ đây hiện thân trong linh hồn người lính từ chiến trường về thăm mẹ. – Mạch cảm xúc hiện lên trong hai khổ thơ đầu: Hai khổ đầu là linh hồn người lính về thăm mẹ qua hình ảnh ngọn gió, cánh thư thầm khi chiến tranh đã kết thúc từ lâu. Người con cách xa mẹ đã lâu mang theo nỗi nhớ mẹ thể hiện trực tiếp qua những hình ảnh thơ khắc khoải, nhớ thương, rưng rưng tình mẫu tử nồng ấm : “Con về với mẹ đây”, người lính như đang đối thoại với mẹ, gọi mẹ thiết tha trìu mến, kính trọng. Nỗi nhớ mẹ lẫn vào nỗi nhớ quê qua hình ảnh: “Cau vẫn rụng vào những chiều thương nhớ/ Bầy sẻ nâu đã bao mùa sinh nở”. – Mạch cảm xúc trong bốn khổ sau: Linh hồn người lính trò chuyện với mẹ tâm sự với mẹ về sự hi sinh anh dũng của mình dưới “những cánh rừng lá bạc” gợi nhắc về chất độc màu da cam đã hủy diệt con người và những cánh rừng. Người con an ủi mẹ, bộc lộ xúc cảm lo lắng, xót thương vô hạn vì đã hi sinh, đã không thể báo hiếu, không thể chăm sóc cho mẹ. Người con còn mong ước mãi ở bên mẹ để sống lại và sống tiếp những tháng năm yên ấm, thanh bình. (Lưu ý: Phân tích làm sáng mạch cảm xúc của đoạn thơ HS chỉ cần lựa chọn những hình ảnh thơ, những từ ngữ bộc lộ cảm xúc trực tiếp hoặc gián tiếp) – Đánh giá mạch cảm xúc đó góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng nào của bài thơ. Đánh giá tài năng của tác giả trong việc quan sát và cảm nhận. + Chủ đề bài thơ: Bài thơ là nỗi xót tiếc, niềm nhớ thương da diết của con dành cho mẹ, là nỗi khao khát trở về để được bên mẹ, để sống lại và sống tiếp những tháng năm yên ấm, thanh bình của người lính trẻ. Bài thơ còn là bức tượng đài bi hùng bằng thơ tôn vinh những người lính trẻ đã hi sinh thanh xuân vì đất nước bất tử, sống mãi với tuổi trẻ trong tim người thân và dân tộc. Tố cáo chiến tranh tàn khốc để lại những vết thương không thể hàn gắn, đặc biệt là tội ác hủy diệt bằng chất độc màu da cam của Mĩ đến nay hậu quả vẫn khôn lường. + Đánh giá tài năng của tác giả trong việc quan sát và cảm nhận. Hướng dẫn chấm: – Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 1.75 điểm. – Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 0,75 điểm – 1,5 điểm. – Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,0 điểm. |
|||
– Đánh giá chung:
+ Nghệ thuật thể hiện: Thể thơ tự do, biện pháp tu từ, nhân hóa, điệp từ, ẩn dụ, nói giảm nói tránh, tưởng tượng liên tưởng độc đáo… + Nét độc đáo của bài thơ, liên hệ so sánh với bài thơ khác cùng đề tài: Bài thơ viết dưới hình thức một bức thư thể hiện sự chuyển đổi lớn về mặt thi pháp trong thơ Nguyễn Quang thiều so với thơ truyền thống. – Kết nối: kết nối bản thân rút ra bài học cuộc sống. Hướng dẫn chấm: – Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. – Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. |
0,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0.25 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, tươi mới. | 0.5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |