|
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK II, NH 2023 – 2024
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể phát đề)
|
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Kí ức tuổi thơ
Mãi là kí ức trong con
Sâu bao kỉ niệm vẫn còn ướt mi
Rời làng lúc trẻ ra đi
Giờ đây tóc bạc thầm thì tuổi thơ
Ngày xưa tắm nước ao hồ
Chăn trâu thổi sáo lúa ngô gọi chiều
À ơi tiếng mẹ thương yêu
Miệng nhai cơm búng dạy điều thân quen
Dù cho năm tháng biết quên
Còn tim ta vẫn chặt bền chẳng vơi
Mẹ ru ta nghĩa ở đời
Đừng vì hoa lệ mà rơi canh trường
Lối xưa ngóng đợi vấn vương
Chẳng bằng mẹ ngóng hoài thương ta về
Vườn cau in bóng hồn quê
Dạ in sâu đậm tràn trề lời ru
(Trích thơ Nam Bùi)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Văn bản thơ trên thuộc thể thơ gì? ( Qua hình thức số tiếng, số dòng)
Câu 2. Nhân vật trữ tình ẩn hay hiện? Dấu hiệu nhận biết.
Câu 3. Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong văn bản thơ trên là gì?
Câu 4. Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh thể hiện kỉ niệm tuổi thơ trong văn bản.
Câu 5. Nêu cảm hứng chủ đạo của văn bản?
Câu 6. Em hiểu thế nào về ý nghĩa của bốn câu thơ sau:
Dù cho năm tháng biết quên
Còn tim ta vẫn chặt bền chẳng vơi
Mẹ ru ta nghĩa ở đời
Đừng vì hoa lệ mà rơi canh trường
Câu 7. Rút ra ý nghĩa cho bản thân từ văn bản thơ trên ?
Câu 8. Văn bản trên gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của kí ức tuổi thơ đối với mỗi con người?
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
Em hãy viết một bài luận khoảng (500 chữ) trình bày về đam mê tích cực của bản thân và ý nghĩa đam mê ấy.
.………….HẾT……………
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | Đoạn trích được viết theo thể loại: Thơ sáu tám
HDC: – Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm – Học sinh không trả lời/ trả lời sai: 0,0 điểm |
0,5 | |
2 | Nhân vật trữ tình: Hiện, qua đại tư nhân xưng con, ta
HDC: – Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm – Học sinh chỉ trả lời được ½ đáp án :0,25 điểm – Học sinh không trả lời/ trả lời sai: 0,0 điểm |
0,5 | |
3 | Cảm xúc của nhân vật trữ tình :
Cảm xúc đong đầy kỉ niệm với tuổi thơ của mình. Nhà thơ nhắc nhớ lại những kỉ niệm đẹp đẽ, ngây thơ, bình dị của thuở nhỏ với niềm trân trọng, yêu thương. HDC: – Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương : 0,5 điểm – Học sinh chỉ trả lời được ½ đáp án :0,25 điểm – Học sinh không trả lời/ trả lời sai: 0,0 điểm |
0,5 | |
4 | Từ ngữ, hình ảnh thể hiện kỉ niệm tuổi thơ trong văn bản
– Tắm nước ao hồ; chăn trâu, thổi sáo, lúa ngô – À ơi tiếng mẹ thương yêu HDC: – Học sinh trả lời đầy đủ các ý như đáp án: 1,0 điểm – Học sinh trả lời được 1 đến 2 ý như đáp án: 0,5 điểm – Học sinh trả lời được 1 ý như đáp án: 0,25 điểm – Học sinh không trả lời/ trả lời sai: 0,0 điểm |
1,0 | |
5 | Cám hứng chủ đạo :
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nâng niu, trân trọng những kí ức tuổi thơ, kỉ niệm với với quê hương, với người mẹ yêu quý. Qua đó nhà thơ cũng bộc lộ tình yêu với gia đình, quê hương, nguồn cội. HDC: – Học sinh trả lời chính xác như đáp án hoặc 3/4 ý như đáp án: 0,5 điểm – Học sinh trả lời được 01 đến 02 ý: 0,25 điểm – Học sinh không trả lời/ trả lời sai: 0,0 điểm |
0,5 | |
6 | Ý nghĩa của bốn câu thơ:
– Luôn nhớ về quê hương, nguồn cội của mình dù có đi bao xa, bao lâu. – Mãi trân trọng, ghi nhớ lời dạy của mẹ thủa ấu thơ, sống đúng đạo lí ở đời HDC: – Học sinh trả lời đầy đủ, chính xác như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm – Học sinh trả lời chính xác được 1 trong 2 ý hoặc diễn đạt tương: 0,5 điểm – Học sinh trả lời 02 ý nhưng lan man, không rõ ràng: 0,5 điểm – Học sinh không trả lời/ trả lời sai: 0,0 điểm |
1,0 | |
7 |
Ý nghĩa rút ra từ văn bản:
– Trân trọng những kí ức tuổi thơ, yêu quê hương, nguồn cội. – Tâm hồn luôn hướng về gia đình, về mẹ yêu thương, ghi nhớ lời mẹ dạy, sống tốt ở đời. – HDC: – Học sinh trả lời đầy đủ, chính xác như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm – Học sinh trả lời chính xác được 1 trong 2 ý hoặc diễn đạt tương: 0,5 điểm – Học sinh trả lời 02 ý nhưng lan man, không rõ ràng: 0,5 điểm – Học sinh không trả lời/ trả lời sai: 0,0 điểm |
1.0 | |
8 | Suy nghĩ về vai trò của kí ức tuổi thơ đối với mỗi người:
– Kí ức tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp đẽ của mỗi người. – Kí ức tuổi thơ giúp con người có tâm hồn rộng mở, tin vào tương lai. – Kí ức tuổi thơ dù buồn hay vui cũng là động lực để con người từ đó vươn lên, sống tốt hơn mỗi ngày. => Chúng ta cần biết quý trọng kí ức tuổi thơ, sống trọn vẹn và có ý nghĩa trong hiện tại. HDC: – HS trả lời đủ 02 ý, thuyết phục, hợp lí: 1,0 điểm – HS trả lời 01 ý: 0,5 điểm – HS trả lời lan man, dài dòng: 0,25 điểm – HS trả lời sai/ không trả lời: không cho điểm |
1.0 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
Viết bài văn nghị luận trình bày về đam mê tích cực của bản thân và ý nghĩa đam mê ấy. | 3.0 | ||
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
– Luận về đam mê tích cực của bản thân và ý nghĩa đam mê ấy. |
0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới. *Mở bài: – Nêu rõ mục đích và quan điểm của bài luận. * Thân bài – Xác định được đam mê của bản thân. – Trình bày các ý nghĩa đam mê đem lại. – Làm sáng tỏ vấn đề bằng các lí lẽ và bằng chứng. * Kết bài Thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hi vọng ở các giải pháp của mình. HDC: – HS phân tích đủ ý, sâu sắc, lập luận chặt chẽ: 1,0 điểm – HS phân tích thiếu ý hoặc chưa sâu sắc: 0,5 điểm – 0,75 điểm – HS phân tích chung chung, chưa rõ ý: 0,25 điểm |
1,0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
HDC: Không cho điểm nếu bài làm mắc từ 5 lỗi chính tả, ngữ pháp trở nên |
1,0 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. HDC: – HS biết vận dụng các thao tác nghị luận trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh, mở rộng để làm nổi bật bài luận – – Đáp ứng được 02 yêu cầu đạt 0,25 điểm. |
0,25 | ||
Tổng điểm | 10,0 |