SỞ GD & ĐT HÒA BÌNH
TRƯỜNG THPT TÂN LẠC
(Đề gồm 02 trang) |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2023- 2024
Môn: Ngữ văn – Khối 10
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) |
ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Gần hết mùa hè… tôi không rời bỏ Hà Nội một cách tự nhiên. Buổi sớm kia, khi trở dậy trong căn phòng nhà trọ, tôi thấy ánh nắng rực rỡ xuyên qua các kẽ lá đến nhảy múa trước mặt tường. Trời trong và gió mát quá, khiến tối chợt nhớ đến cảnh đồi, ruộng ở chỗ ông Ba ở mà đã lâu năm tôi chưa về thăm.Một vài bộ quần áo với mấy quyển sách đem theo, tôi hớn hở ra ga, sung sướng được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố, và nhất là được quên những bài học khô khan và vô ích ở nhà trường.
Tất cả tâm hồn tôi nảy nở dưới cơn gió từ quãng không đưa lại. Trên tàu, tôi mải mê ngắm dãy đồi núi xanh xanh ở tận chân trời; chỗ tôi sắp đến cũng có những đồi núi như thế. Ông Ba, bạn thân với cha tôi hồi trước, có một cái đồn điền rộng, trông toàn sắn và chè. Hồi nhỏ, tôi đã nhiều lần đến chơi nhà ông, nhưng từ khi ra học Hà Nội, tôi không có dịp về nữa.Xuống ga, một cái ga nhỏ gần tỉnh P., không có ai ra đón tôi cả. Tôi biết trước vì khi đi tôi cũng không gửi giấy báo cho ông Ba biết. Tôi muốn đến một cách bất thình lình.Chiếc cặp cắp ở nách, tôi thong thả theo bờ sông Cong, chảy khuất khúc len giữa các đồi. Một cái cầu gỗ mong manh bắc qua sông. Hai rặng thông từ trên đỉnh đồi chạy xuôi xuống tận gần bờ, giữa luồng gió thoảng, và cái tiếng rì rào như nhớ nhung của lá thông chải gió nhắc tôi nghĩ đến những cảnh rộng rãi, bao la.
Buổi chiều rất êm ả. Về phía Tây, mây trời rực rỡ những màu xán lạn, và nắng chiều loáng một khúc sông, trông như một dải vàng nổi lên giữa một đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vụt bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo cho đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lẫn hẳn với chân mây.
Tôi theo con đường nhỏ ở ven đồi, qua hai dãy phố, một cái chợ nhỏ, rồi rẽ về bên phải. Nhà ông Ba ở ngay chân đồi, trông xuống chợ, một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh. Tôi không lưỡng lự, bước đến đẩy cổng vào…
[…]Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn – chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ – để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc chè cằn cỗi. Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Ðêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối.
Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉ là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề…’’
(Trích Nắng trong vườn – Thạch Lam, NXB văn học, 2022)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?
Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong câu chuyện.
Câu 3. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau:
“…Về phía Tây, mây trời rực rỡ những màu xán lạn, và nắng chiều loáng một khúc sông, trông như một dải vàng nổi lên giữa một đồi ruộng đã bắt đầu tím lại…’’
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (viết 5-7 dòng).
VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 100 chữ) trình bày cảm nhận của anh / chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “tôi” được thể hiện trong văn bản.
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500- 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về sự trải nghiệm trong cuộc sống.
——————– Hết—————————
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II LỚP 10, MÔN NGỮ VĂN
Năm học 2023 – 2024
(Gồm 03 trang)
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | Ngôi kể thứ nhất
Hs trả lời như đáp án: 0,75 điểm Đáp án khác: 0 điểm |
0,75 | |
2 | Nhân vật trữ tình: Tôi- thanh niên trẻ tuổi từ thành phố về trải nghiệm ở vùng quê.
HS trả lời như đáp án hoặc nêu được ý “thanh niên trẻ tuổi từ thành phố về trải nghiệm ở vùng quê” 0,75 điểm; trả lời: “ Tôi” 0,5 điểm. |
0,75 | |
3 | Tác dụng của biện pháp sánh trong câu văn: . “Về phía Tây, mây trời rực rỡ những màu xán lạn, và nắng chiều loáng một khúc sông, trông như một dải vàng nổi lên giữa một đồi ruộng đã bắt đầu tím lại…’’
+ Nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của mây và nắng chiều ở vùng quê yên bình + Tăng sức hợi hình, gợi cảm của câu văn + Góp phần thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương của tác giả… HS trả lời như đáp án: 1,5 điểm Trả lời được 02 ý :1 điểm Trả lời được 1 ý: 0,75 điểm
|
1,5 | |
4 | Gợi ý thông điệp:
-Tình yêu thiên nhiên -Tình yêu quê hương – Bài học về sự trải ngiệm Hs có thể nêu những thông điệp khác nhưng diễn giải phải hợp lí
|
1,0 |
II | VIẾT: | 6,0 | |
1. | Viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “tôi” trong văn bản. | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 100 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo các cách khác nhau (diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích) |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật “tôi” trong đoạn trích. |
0,25 | ||
c. Nôi dung:
– Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật tôi: Yêu thiên nhiên, tinh tế, nhạy cảm trước những biến động tinh vi của thiên nhiên, cuộc sống; yêu thích trải nghiệm mới mẻ … |
1,0
|
||
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,25 | ||
|
2 | Hãy viết một bài văn (khoảng 500– 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sự trải nghiệm trong cuộc sống.
|
4,0 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, kết bài khái quát được vấn đề nghị luận ghị luận
|
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Suy nghĩ về sự trải nghiệm trong cuộc sống | 0,5
|
||
– Giải thích:Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm; tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống.
-Bàn luân: Trải nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người vì: Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Trải nghiệm giúp mỗi người khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai. Trải nghiệm giúp mỗi người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công. Thiếu trải nghiệm cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không cảm nhận được sự thú vị của cuộc sống. – Lấy dẫn chứng để chứng minh… – Mở rộng: Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích; Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kỹ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Đặc biệt hơn nữa, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn… Bài học: Những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích Hướng dẫn chấm: – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (2,5 điểm). – Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (1,0 điểm – 1,75 điểm). – Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 – 0,75 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
|
2,5
|
||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp.
Hướng dẫn chấm: – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt (0,25) – Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo; liên hệ chặt chẽ, thuyết phục.
Hướng dẫn chấm: – Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo; liên hệ chặt chẽ, thuyết phục(0,5) – Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; cách diễn đạt chưa sáng tạo; liên hệ chưa chặt chẽ, thuyết phục(0,25) – Diễn đạt chưa thuyết phục, thiếu sáng tạo không cho điểm |
0,5 | ||
Tổng | 10 |
…………….Hết………………
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)
MỤC TIÊU KIỂM TRA
– Đánh giá kiến thức học sinh đã học ở học kì II.
– Đánh giá các năng lực đọc hiểu văn bản văn học và viết bài văn nghị luận xã hội
HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. THỜI GIAN: 90 phút
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1.2. Khung ma trận đề 100% tự luận- Lớp 10
TT | Kĩ năng | Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ năng | Mức độ nhận thức | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng
% điểm |
||||
1 | Đọc | Thần thoại và sử thi | 2 | 1 | 1 | 0 | 40 | |
Truyện | ||||||||
Thơ trữ tình | ||||||||
Sân khấu dân gian (chèo/tuồng) | ||||||||
Văn nghị luận | ||||||||
Văn bản thông tin | ||||||||
2 | Viết
|
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội | 1* | 1* | 2* | 2* | 60 | |
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một đoạn trích/tác phẩm văn học | ||||||||
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm | ||||||||
Viết bài luận về bản thân | ||||||||
Viết bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng | ||||||||
Tỉ lệ% | 25% | 45% | 20% | 10% | 100 | |||
Tổng | 70% | 30% | ||||||
TT | Kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng | % Tổng điểm | |||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||||||
Tỉ lệ % | Thời gian (phút) | Tỉ lệ % | Thời gian (phút) | Tỉ lệ % | Thời gian (phút) | Tỉ lệ % | Thời gian (phút) | Số câu hỏi | Thời gian (phút) | ||||||
1 | Đọc hiểu
|
35 | 20 | 20 | 20 | 0,5 | 10 | 0 | 0 | 40 | 40 | ||||
Số câu | 2 | 1 | 1 | 10 | |||||||||||
2 | Viết | 10 | 10 | 12,5 | 15 | 10 | 10 | 7,5 | 10 | 02 | 50 | 60 | |||
Số câu | 2 | 2 | |||||||||||||
Tổng | 45 | 30 | 32,5 | 35 | 15 | 20 | 7,5 | 10 | 11 | 90 | 100 | ||||
Tỉ lệ % | 32,5 | 42,5 | 17,5 | 7,5 | 100 | ||||||||||
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10 CUỐI KÌ II
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức/Kĩ năng | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tỉ lệ % | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận Dụng | Vận dụng cao | |||||||
1
|
1. Đọc hiểu
|
1. Thần thoại.
|
Nhận biết:
– Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại. – Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại. – Nhận biết được đề tài; các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. – Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại. Thông hiểu: – Tóm tắt được cốt truyện. – Phân tích được những đặc điểm của nhân vật; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. – Chỉ ra được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại; lí giải được mối quan hệ giữa đề tài, chi tiết, câu chuyện và nhân vật trong tính chỉnh thể của truyện thần thoại. – Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; chỉ ra và phân tích được những căn cứ để xác định chủ đề của văn bản. – Lí giải được tình cảm, thái độ của người kể chuyện với nhân vật trong truyện thần thoại. – Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản. – Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật. Vận dụng: – Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. – Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. – Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thần thoại thuộc những nền văn học khác nhau. |
|
Theo ma trận ở trên |
40 |
||||
2. Sử thi. | Nhận biết:
– Nhận biết được đặc điểm của không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong sử thi. – Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, … trong sử thi. – Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi. – Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong sử thi. Thông hiểu: – Tóm tắt được cốt truyện của đoạn trích / tác phẩm. – Phân tích được những đặc điểm của nhân vật trong sử thi; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong đoạn trích / tác phẩm. – Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; chỉ ra và phân tích được những căn cứ để xác định chủ đề của văn bản. – Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản. – Lí giải được tác dụng của việc lựa chọn nhân vật người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); lựa chọn điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, … trong sử thi. – Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài; các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi; lí giải được mối quan hệ giữa đề tài, chi tiết, câu chuyện và nhân vật trong tính chỉnh thể của sử thi. – Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật, sự kiện trong sử thi. Vận dụng: – Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. – Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. – Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm sử thi thuộc những nền văn học khác nhau. |
|||||||||
3. Truyện.
|
Nhận biết:
– Nhận biết lời kể, ngôi kể, lời người kể chuyện và lời nhân vật. – Nhận biết đề tài, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu trong truyện. – Nhận biết được những đặc điểm của nhân vật, cốt truyện, câu chuyện trong tác phẩm truyện. – Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hóa được thể hiện trong văn bản truyện. Thông hiểu: – Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện. – Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện và lí giải được mối quan hệ giữa các yếu tố này trong tính chỉnh thể của tác phẩm. – Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của việc lựa chọn lời kể, ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm. – Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm. – Xác định được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm; chỉ ra được những căn cứ để xác định chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. – Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản. – Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật. Vận dụng: – Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. – Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. – Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện thuộc những nền văn học khác nhau. |
|||||||||
4. Thơ trữ tình.
|
Nhận biết:
– Nhận biết được các biểu hiện của thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ. – Nhận biết được bố cục, những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ. – Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ. – Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hóa được thể hiện trong bài thơ. – Nhận biết được những biểu hiện trực tiếp của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ. Thông hiểu: – Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. – Phân tích được ý nghĩa, giá trị của hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ – Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. – Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp của bài thơ. – Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ bài thơ. Vận dụng: – Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do bài thơ gợi ra. – Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. – Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn, cách cảm nhận riêng của tác giả về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. |
|||||||||
5. Kịch bản tuồng, chèo. | Nhận biết:
– Nhận biết được đề tài, tính vô danh, tích truyện trong tuồng, chèo. – Nhận biết được lời chỉ dẫn sân khấu, lời thoại và hành động của nhân vật tuồng, chèo. – Nhận biết được nhân vật, tuyến nhân vật và cốt truyện trong kịch bản tuồng, chèo. Thông hiểu: – Phân tích được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, tính vô danh, tích truyện trong tuồng, chèo. – Phân tích, lí giải được tác dụng của cốt truyện, ngôn ngữ, hành động của nhân vật, diễn biến của câu chuyện trong kịch bản tuồng, chèo. – Phân tích được đặc điểm của nhân vật tuồng, chèo và vai trò của nhân vật với việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. – Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ vở tuồng / chèo. Vận dụng: – Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do vở tuồng / chèo gợi ra. – Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân về con người, cuộc sống. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của tác phẩm. – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. |
|||||||||
6. Văn nghị luận. | Nhận biết:
– Nhận biết được luận đề chính trong văn bản. – Nhận biết được luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. – Nhận biết được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả. – Nhận biết được các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. Thông hiểu: – Xác định được được nội dung bao quát, tư tưởng chủ đạo của văn bản. – Xác định và lí giải được mục đích, quan điểm của người viết. – Phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Vận dụng: – Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. – Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hóa để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. – Đánh giá được ý nghĩa, tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân. |
|||||||||
7. Văn bản thông tin. | Nhận biết:
– Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp; văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. – Nhận biết được sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản thông tin. – Nhận biết được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin. Thông hiểu: – Phân tích được ý nghĩa của đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả. – Giải thích được mục đích, tác dụng của việc lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong vào văn bản – Phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản. – Giải thích được mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản. Vận dụng: Rút ra ý nghĩa hay tác động của thông tin trong văn bản đối với bản thân. Vận dụng cao: – Đánh giá được mức độ chính xác, khách quan của thông tin trong văn bản dựa trên những căn cứ xác đáng. – Đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết thể hiện qua văn bản |
|||||||||
2 | Viết | 1. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. | Nhận biết:
– Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. – Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. – Giới thiệu được vấn đề xã hội và mô tả được những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. – Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: – Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. – Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. – Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: – Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. – Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. – Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. Vận dụng cao: – Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm; vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.. – Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết về vấn đề xã hội. |
1* | 1*
|
2* | 2câuTL | 60 | ||
2. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một đoạn trích/ tác phẩm văn học. | Nhận biết:
– Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của đoạn trích/tác phẩm. – Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: – Trình bày được những nội dung khái quát của đoạn trích/ tác phẩm văn học. – Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của đoạn trích/ tác phẩm. – Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: – Nêu được những bài học rút ra từ đoạn trích/ tác phẩm. – Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong đoạn trích/ tác phẩm). – Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. Vận dụng cao: – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức đoạn trích/ tác phẩm. – Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. – Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. |
|||||||||
3. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. | Nhận biết:
– Nêu được thói quen hay quan niệm mang tính tiêu cực, cần phải từ bỏ. – Xác định rõ được mục đích (khuyên người khác từ bỏ thói quen / quan niệm), đối tượng nghị luận (người / những người mang thói quen / quan niệm mang tính tiêu cực). – Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: – Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. – Trình bày được những khía cạnh mang tính tiêu cực, bất lợi của thói quen / quan niệm; những lợi ích của việc từ bỏ thói quen / quan niệm ấy. – Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: – Thể hiện được thái độ tôn trọng với đối tượng thuyết phục; chỉ ra được lợi ích của việc từ bỏ thói quen, quan niệm. – Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. Vận dụng cao: – Sử dụng kết hợp của phương thức miêu tả, biểu cảm, … để tăng sức thuyết phục cho lập luận. – Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. – Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. |
|||||||||
4. Viết bài luận về bản thân. | Nhận biết:
– Xác định được đúng yêu cầu về nội dung và hình thức của bài luận về bản thân. – Xác định được đúng đề tài, đối tượng của bài luận về bản thân. – Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận Thông hiểu: – Thể hiện được mục đích của bài luận; đảm bảo sự phù hợp giữa mục đích, đối tượng và cách thức trình bày bài luận. – Trình bày được những năng lực, sở trường, quan niệm của bản thân tùy theo mục đích viết luận. – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: Thể hiện thái độ khiêm tốn, cầu thị, tự tin của bản thân. Vận dụng cao: – Sử dụng hợp lí sự kết hợp của các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài luận. – Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. – Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. |
|||||||||
5. Viết bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng. | Nhận biết:
– Xác định được đúng yêu cầu về nội dung và hình thức của văn bản. – Xác định được đúng mục đích, đối tượng của văn bản. – Đảm bảo bố cục, cấu trúc của một văn bản thuyết minh. Thông hiểu: – Trình bày rõ quy trình, các bước thực hiện một công việc hoặc tham gia một hoạt động nơi công cộng. – Đảm bảo cấu trúc sáng rõ, ngôn ngữ tường minh, chính xác, cụ thể, khách quan. – Trình bày đúng hình thức, thể thức văn bản; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: – Sử dụng những chỉ dẫn, hướng dẫn cụ thể phù hợp với mục đích, đối tượng. Vận dụng cao: – Sử dụng kết hợp sáng tạo giữa kênh chữ và kênh hình. – Vận dụng hiểu biết những kiến thức Tiếng Việt lớp 10 để diễn đạt nội dung bài viết; đảm bảo sinh động, hấp dẫn. |
|||||||||
Tỉ lệ % | 30% | 40% | 20% | 10% | 100% | |||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | ||||||||