Đề thi HSG văn 10 : Cuộc đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ không nên tìm ở đâu khác mà phải chính trong tác phẩm của họ

Đề thi khối 10

PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

                                         GỬI CON

                       …..

 Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.

Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

                       Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

                        …..
Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn
Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui
Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ
Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay
May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may
Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.
Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.

                        …..
Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa
Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người – sống để yêu thương.

( Theo Bùi Nguyễn Trường Kiên)

Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên (1.0 điểm).

Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về ý nghĩa các câu thơ sau:

    “Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. 

Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

 Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.”. (1.5 điểm)

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:

                    “Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.
” (1.5 điểm)

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (2.0 điểm)

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm):

Viết bài văn (khoảng 400 từ) bàn về ý nghĩa của câu nói: “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ” (Frank A. Clark)

Câu 2. (10 điểm):

Nhà thơ nổi tiếng người Đức H. Hai- nơ cho rằng: Cuộc đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ không nên tìm ở đâu khác mà phải chính trong tác phẩm của họ.

Từ việc cảm nhận một số bài thơ trong chương trình Ngữ văn 10 THPT, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

……………………..Hết……………………….

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

 

YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo          cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.

– Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.

YÊU CẦU CỤ THỂ

Về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

– Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Về kiến thức:

– Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Phần Câu Nội dung Điểm
Đọc – hiểu 1 Hai phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: nghị luận và biểu cảm.

( Nếu HS trả lời đúng một phương thức biểu đạt cho 0,5 điểm)

1.0
2 Ý nghĩa các câu thơ:

“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.

Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi”.

Qua câu thơ, người cha nhắc nhở con về việc giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Cần giúp đỡ mọi người, song phải biết giới hạn, và đôi khi, từ chối cũng là một cách giúp đỡ. Học cách giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực để sự giúp đỡ ấy phát huy giá trị tốt đẹp.

1.5
3 Tác giả cho rằng:

“Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa

Chẳng sao

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.”

Bởi vì: Cuộc sống của mỗi người luôn cần có ước mơ, khát vọng, nỗ lực vươn lên và phải biết khẳng định mình.Tuy nhiên, “tiến” và “ngước lên” không phải để ganh đua, bon chen, hãnh tiến, không vì vật chất, danh lợi bản thân mà bán rẻ lương tâm, phẩm giá. Điều cần thiết là “tiến” và “ngước lên” để biết “lùi”, biết “nhìn xuống”, biết nhìn nhận, suy ngẫm, đánh giá về chính mình để giữ gìn nhân cách. Đó là cuộc sống thanh thản, hạnh phúc.

1.5
4 Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía của bản thân về thông điệp ấy:

– Chúng ta cần biết giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực để sự giúp đỡ ấy phát huy giá trị tốt đẹp.

– Không nên tự cao, tự đại mà phải biết tự đánh giá và nhận ra tài năng, vị trí xã hội của mình.

– Bình tâm trước những vấn đề được- mất, thăng tiến bằng chính tài năng của mình và luôn giữ gìn đức độ, nhân cách.

– Cuộc sống luôn cần có tình yêu thương. Tình yêu thương đem đến hạnh phúc cho nhân loại.

2.0
Tạo lập văn bản 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề 0.25
Giải thích   
– “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao”: Khát vọng vươn tới những cái đích lớn của mỗi con người, làm thay đổi cuộc sống theo hướng đi lên, tốt đẹp hơn” 0.5
– “Nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”: song, không ý thức được những việc lớn bao giờ cũng bắt đầu từ những việc nhỏ, như dòng sông được tạo ra từ nhiều con suối, một sa mạc bắt đầu từ những hạt cát,…

=> Ý cả câu: Con người luôn có khát khao làm những điều lớn lao, kì vĩ mà lại quên rằng phải bắt đầu từ những điều rất nhỏ bé, bình thường.

 

0.5

Bình luận, chứng minh  
– Mơ ước làm điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng, cần thiết của mỗi người, cần được hoan nghênh, khuyến khích. Một em bé mơ ước mình trở thành phi công, một bác sĩ, một nhà khảo cổ học,… đó là điều đáng khích lệ.

– Nhưng phải luôn ý thức được rằng: Cuộc sống con người vốn là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nhân cách con người cũng được tạo nên bởi sự kết hợp mọi bình diện từ nhỏ tới lớn (hành vi, đạo đức, lối sống,…). Ý nghĩa của cuộc sống cũng được kiên tạo từ những điều đơn sơ, bình dị. Từ những điều bé nhỏ, tích lũy những cái bé nhỏ thành những điều lớn lao.

1.0

 

 

 

1.0

 Mở rộng, nâng cao vấn đề  
  – Phê phán những lối nghĩ, cách nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường. 0.5
Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động

– Về nhận thức ta thấy: Con người phải luôn có ý thức kiểm soát hành động và nhận thức rằng việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên quyết làm bằng được.

– Về hành động: Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những  việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao.

0.25
2 * Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề

 

* Giải thích

– Cuộc đời nhà thơ: hoàn cảnh sống, sự kiện, biến cố, đời sống tinh thần, tố chất tâm hồn riêng của nhà thơ.

– Giá trị của nhà thơ: những đóng góp sâu sắc và mới mẻ, những cống hiến có ý nghĩa khẳng định vị thế của nhà thơ. Giá trị của nhà thơ được thể hiện ở tầm vóc tư tưởng, ở chiều sâu tâm hồn và tài năng nghệ thuật.

=> Ý kiến đã khẳng định mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm, trong đó nêu lên ý nghĩa của tác phẩm trong việc thể hiện cuộc đời và khẳng định giá trị của nhà thơ:

+ Tác phẩm là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ. Qua tác phẩm, người đọc có thể nhận ra tư tưởng, tình cảm, tài năng của người sáng tác. Tác phẩm khẳng định vị trí, diện mạo riêng của người nghệ sĩ.

+ Đặc trưng của thơ là sự tự thể hiện, bộc lộ trực tiếp thế giới tinh thần, đời sống tâm hồn của nhà thơ. Thơ là bức chân dung tinh thần tự họa, là nơi để thi sĩ trút gửi những tâm sự sâu kín, giải tỏa những cảm xúc sâu sắc và mãnh liệt khi chạm vào cuộc sống. Vì vậy, chính trong tác phẩm, người đọc có thể nhận ra được bóng dáng cuộc đời, hiểu được cách nhìn, cách cảm, lắng nghe được điệu hồn riêng của nhà thơ.

+ Mỗi bài thơ là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật đầy khổ hạnh và nghiêm túc, tìm tòi và sáng tạo. Vì vậy, tác phẩm chính là căn cứ để đánh giá tài năng và tâm huyết của nhà thơ.

* Chứng minh

Thí sinh có thể chọn một số bài thơ (từ 02 bài trở lên – tốt nhất là bao gồm cả thơ Việt Nam và thơ nước ngoài) tiêu biểu, phù hợp để minh chứng cho yêu cầu của đề như: Cảnh Ngày hè của Nguyễn Trãi, Độc tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du, Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thu Hứng của Đỗ Phủ… để làm sáng tỏ vai trò của tác phẩm trong việc thể hiện cuộc đời và giá trị của nhà thơ. Sự phân tích và cảm nhận tác phẩm thơ cần làm rõ các định hướng cơ bản sau:

– Nhận ra bóng dáng cuộc đời, con người nhà thơ in dấu trong tác phẩm.

– Hiểu và đánh giá được giá trị của nhà thơ được thể trong tác phẩm qua các phương diện như:

+ Chiều sâu tâm hồn, tầm vóc tư tưởng.

+ Tài năng nghệ thuật.

* Đánh giá

– Ý kiến của nhà thơ người Đức H. Hai- nơ là một quan niệm xác đáng khi khẳng định tác phẩm chính là xuất phát điểm khoa học và khách quan để thấu hiểu cuộc đời và đánh giá giá trị của người nhà thơ. Điều này không chỉ đúng trong lĩnh vực thơ ca mà còn đúng với các sáng tác văn học nói chung.

– Nhà thơ nói riêng, người nghệ sĩ nói chung muốn có chỗ đứng, muốn thể hiện và khẳng định được mình phải sáng tác nên những tác phẩm có giá trị, in đậm dấu ấn cá nhân.

– Ý kiến cũng là một định hướng đầy ý nghĩa cho việc tiếp nhận thơ và đồng cảm, tri âm với nhà thơ.

0.5

 

 

3.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.0

  1. ————- HẾT ————-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *