Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 10 : Chứng minh nhận định về Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề thi khối 10
SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊTRƯỜNG THPT CHUYÊN

LÊ QUÝ ĐÔN

 

                         ĐỀ ĐỀ XUẤT

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC

DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 2018

Môn: NGỮ VĂN 10

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 01 trang)

 

Câu 1. (8,0 điểm)

Hãy bày tỏ quan điểm của anh (chị) về ý kiến sau:

 Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng.

Câu 2. (12,0 điểm)

Bàn về Truyện Kiều, Mộng Liên Đường chủ nhân có nói:

“Tố Như dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải là con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì không tài nào có được bút lực ấy”

Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.

 

——————————–Hết——————————-

 

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 

Người ra đề: Nguyễn Thị Hà Thu

Đáp án

Câu 1: Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng. 8 điểm
a. Giải thích

– “Đối xử với bản thân bằng lí trí”: cái nhìn nghiêm khắc với bản thân, không được buông lỏng chính mình.

– “Đối xử với người khác bằng tấm lòng”: đối đãi với người khác bằng tình yêu thương, độ lượng, vị tha.

=> Câu nói bàn về cách ứng xử nên có của mỗi người với chính bản thân và với người khác.

2.0
b. Bàn luận

– Vì sao nên đối xử với bản thân bằng lí trí?

+ Con người không ai hoàn hảo, cần được bồi đắp và rèn luyện, nếu quá tự mãn hoặc tự ti với bản thân thì đều không tốt, cần nhìn sâu bên trong điểm mạnh và thiếu sót đó.

+ Trong mỗi con người đều có phần con và phần người, mỗi chúng ta cần phải cảnh giác với phần con, tỉnh táo để soi xét chính mình.

-Vì sao nên đối xử với người khác bằng tấm lòng?

+ Cảm thông, biết thấu hiểu và bao dung với người khác sẽ giúp ta xây dựng được những mối quan hệ bền chặt, làm cho người gần người hơn, xã hội ngày một tốt đẹp.

+ Biết sẻ chia, yêu thương người khác sẽ giúp bản thân luôn cảm thấy thanh thản, cảm nhận về cuộc đời ý nghĩa hơn.

 

2.5

 

 

 

 

 

 

2.5

c. Bàn luận, mở rộng

+ Không chỉ đối xử với bản thân bằng lí trí mà đôi khi cũng cần bao dung với chính mình, đừng quá hà khắc với bản thân.

+ Đối xử với người khác không chỉ bằng tấm lòng mà còn bằng lí trí tỉnh táo để tránh hiện tượng lòng tốt bị lợi dụng, hình thành nên lối sống ỷ lại ở người khác

1.0
Câu 2: “Tố Như dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải là con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì không tài nào có được bút lực ấy” 12 điểm
a.      Giải thích

–         “dụng tâm đã khổ”: “Truyện Kiều” là tâm huyết, là tiếng lòng của Nguyễn Du

–         “tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết”: với “Truyện Kiều” tài năng của Nguyễn Du trên các phương diện nghệ thuật: tự sự, tả cảnh, trữ tình (miêu tả nội tâm) đã đạt đến đỉnh cao.

–         “con mắt trông thấu sáu cõi”: tầm bao quát hiện thực rộng lớn

–         “tấm lòng nghĩ thấu nghìn đời”: tác phẩm đã đặt ra những tư tưởng, triết lí vượt thời gian, mang tầm nhân loại

=>Đề cao giá trị của “Truyện Kiều” cũng như tài năng và tấm lòng của Nguyễn Du.

2.0
b.     Bình luận, chứng minh

-“Truyện Kiều” thể hiện cái “dụng tâm đã khổ” của Nguyễn Du bởi tác phẩm là nỗi đau đớn lòng của tác giả trước những điều trông thấy, là sự xót xa cho những kiếp người.

-“tự sự đã khéo”: so sánh với “Kim Vân Kiều truyện” để thấy sự sáng tạo trong cách kể chuyện của Nguyễn Du ( lước bỏ bớt chi tiết li kì, dung tục; thay đổi trật tự sự kiện; kể theo điểm nhìn bên trong, theo dòng tâm lí nhân vật…)

-“tả cảnh đã hệt”: tác giả miêu tả thiên nhiên vừa là phông nền, bối cảnh không gian cho câu chuyện vừa mượn thiên nhiên để thể hiện tâm trạng.

-“đàm tình đã thiết”: nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc

-“con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời :

+ Bức tranh hiện thực xã hội bao quát và rõ nét được thể hiện trong tác phẩm (xã hội chạy theo đồng tiền, bộ mặt quan lại, bọn buôn thịt bán người…)

+ Những vấn đề triết lí mang tầm thời đại : thân phận bé mọn của người phụ nữ, tài mệnh tương đố,…

(Lưu ý : Hs vận dụng linh hoạt các đoạn trích đã học và đọc thêm để làm dẫn chứng minh họa)

8.0
c.      Mở rộng, nâng cao

-Lí giải cơ sở tạo nên thiên tài Nguyễn Du (yếu tố thời đại, cuộc đời và con người…)

– Khẳng định một tác phẩm có giá trị là sự kết hợp hòa quyện cả hai yếu tố tâmtài của người nghệ sĩ.

2.0
                                       Điểm toàn bài 20 điểm

 

Lưu ý khi chấm bài:

  • Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm.
  • Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,…
  • Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *